Hàng tốt - Giá tốt - Dịch vụ tốt
Điểm tựa thành công - giải phóng sức lao động cho nhà nông

Hotline 24/7
0945796556 - 0984930099

Sản phẩm nổi bật
-3% Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw
Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw

5,800,000đ6,000,000đ

-9% Máy xay sữa đậu nành 3A
Máy xay sữa đậu nành 3A370W

2,900,000đ3,200,000đ

-7% Máy xay bột khô gia đình
Máy xay bột khô gia đình 3A1Kg

3,800,000đ4,100,000đ

-10% Máy xay đậu nành tách bã
Thống kê truy cập
Online
51
Hôm nay
3,589
Trong tháng
50,009
Tổng cộng
9,354,813

Bệnh xoắn khuẩn ở trâu bò – Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị

05/12/2019 10:18

Bệnh xoắn khuẩn ở gia súc nói chung và ở trâu bò nói riêng được đánh giá là một trong những căn bệnh gây thiệt hai lớn trong chăn nuôi và nguy hiểm khi bệnh có thể lây lan sang người. Cùng khomay3a.com tìm hiểu nguyên nhân, triệu trứng của bệnh xoắn khuẩn ở trâu bò để đưa ra cách phòng và điều trị thích hợp. Mời bà con tham khảo.

Tổng hợp thông tin chi tiết về bệnh xoắn khuẩn ở trâu bò

xoắn khuẩn leptospira

Nguyên nhân dẫn đến bệnh xoắn khuẩn

  • Bệnh xoắn khuẩn ở trâu bò hay còn có tên khác là bệnh lepto gây ra bởi xoắn khuẩn Leptospira
  • Nguồn gây bệnh đến từ các loài động vật gặm nhấm như: chuột đồng, chuột nhà… tồn tại trong nhà hoặc ngoài môi trường. Chúng lây lan mầm bệnh ra các loài động vật khác, sang gia súc, vật nuôi trong nhà hoặc ra ngoài môi trường.
  • Xoắn khuẩn sẽ theo thức ăn, nước uống và lây lan chủ yếu vào vật nhiễm bệnh thông qua đường tiêu hóa khi gia súc ăn phải hoặc uống phải các nguồn thức ăn có chứa mầm bệnh.
  • Ngoài ra, vi khuẩn còn lây lan qua các tổn thương thương ngoài da khi tiếp xúc với các vật chứa mầm bệnh hay qua vết cắn từ các loài gặm nhấm truyền bệnh
  • Con người rất dễ bị nhiễm leptospira thông qua tiếp xúc với vật nuôi, các loài động vật gặm nhấm, các hoạt động sống có tiếp xúc với mầm bệnh…

bệnh xoắn khuẩn

Dấu hiệu nhận biết bệnh xoắn khuẩn

Thời gian ủ bệnh thông thường kéo dài từ 10 -20 ngày. Trâu bò mắc bệnh có biểu hiện ở 3 thể khác nhau:

Thể quá cấp

  • Bệnh phát ra rất đột ngột và bất ngờ khiến vật nuôi sốt cao, không nhai lại do giảm hoặc dừng nhu động dạ cỏ và ruột, gây ra trạng thái mệt mỏi, lờ đờ khiến vật nuôi chỉ thích nằm một chỗ và không muốn ăn uống gì.
  • Bệnh xoắn khuẩn khiến trâu bò bị táo bón khi đi ngoài.
  • Ở các vùng niêm mạc và da có màu vàng sẫm, nước tiểu cũng chuyển sang vàng.
  • Thể quá cấp thường xuất hiện ở gia súc đang mang thai khiến con vật chết sau 3 -7 ngày từ lúc khởi bệnh.

bệnh xoắn khuẩn vàng da

Thể cấp tính

  • Đây là trạng thái thường gặp nhất khi bê nghé mắc bệnh
  • Vật nuôi sốt cao từ 40 -41 độ làm cơ thể mệt mỏi, ăn ít hoặc bỏ ăn hoàn toàn, dừng biểu hiện nhau lại
  • Một số trường hợp bê nghé bị táo bón xong sẽ chuyển qua ỉa chảy
  • Da và niêm mạc có màu vàng sẫm, nước tiểu chuyển sang màu vàng hoặc nâu do có chứa huyết sắc tố, thậm chí lẫn cả máu khi đi tiểu tiện.
  • Kiểm tra mí mắt, môi, má sẽ thấy biểu hiện phù thũng hoặc xuất hiện các vùng hoại tử da
  • Do bỏ ăn và đi ngoài nhiều, khiến trâu bò gầy đi rất nhanh, lông dựng lên và thiếu máu nặng.
  • Bệnh xoắn khuẩn ở trâu bò kéo dài từ 5 -10 ngày nếu biểu hiện ở thể cấp tính và tỉ lệ tử vong cao, lên đến 50-70%

bệnh xoắn khuẩn ở trâu bò

Thể mãn tính:

  • Mọi lứa tuổi gia súc đều có thể xảy ra ở thể này.
  • Vật nuôi có biểu hiện gầy yếu dần đi theo thời gian. Lông rụng, thiếu máu, đôi khi xuất hiện phù thũng ở mặt và yếm ngực. Nước tiểu có màu vàng và bị tiêu chảy trong thời gian dài
  • Nếu gia súc đang có thai mà mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da thì rất dễ gây sảy thai.

Phòng bệnh xoắn khuẩn trâu bò

Cách phòng bệnh hiệu quả nhất chính là tiêm phòng vacxin. Tuy nhiên, bà con cần phải tiến hành lấy mẫu xét nghiệm huyết thanh để xác định chính xác chủng xoắn khuẩn gây bệnh, từ đó lựa chọn ra đúng loại vacxin tiêm phòng phù hợp nhất.

Hiện nay tại Việt Nam thường lưu hành 6 loại vac xin phòng bệnh lepto khác nhau cho 6 chủng xoắn khuẩn gây bệnh phổ biến nhất. Ngoài phòng bệnh bằng cách tiêm vacxin, bà con nên theo dõi tình trạng sức khỏe của trâu bò và chẩn đoán bệnh sớm để phát hiện gia súc mắc bệnh, đem cách ly ra khỏi đàn và có những biện pháp xử lý.

bệnh xoắn khuẩn ở bò

Bà con cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống và môi trường xung quanh hàng ngày. Thu dọn phân, nước tiểu và đồ ăn thừa, tránh làm lây lan mầm bệnh. Tăng cường và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để trâu bò có sức đề kháng tốt, chống chịu được bệnh. Sát khuẩn định kì nửa tháng 1 lần chuồng trại và môi trường xung quanh bằng các dung dịch có tính khử trùng mạnh như Vimekon.

Đặc biệt lưu ý thường xuyên đặt bẫy, thuốc diệt chuột vi sinh trong khu chăn nuôi để tiêu diệt các loại chuột, nguyên nhân chính lây lan mầm bệnh ra môi trường và vật nuôi.

Nếu trâu bò xuất hiện các biểu hiện mãn tính của bệnh lepto, cần lấy mẫu huyết thanh gửi đi kiểm tra để biết chính xác và xử lý triệt để.

Cách điều trị bệnh xoắn khuẩn trâu bò

Khi trâu bò mắc bệnh, bà con có thể sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh sau để điều trị:

  • Pen- Strep liều lượng 1g/20 kg thể trọng
  • Marbovitryl liều lượng 1ml/10kg thể trọng
  • Vime-Sone liều lượng 1ml/10 kg thể trọng

nhiễm leptospira

Ngoài ra, bà con có thể kết hợp các thuốc kháng viêm Ketovet hoặc Dexamethasone để điều trị. Bà con cần sử dụng các thuốc trợ sức như vitamin C, B Complex Fortified để trâu bò tăng sức đề kháng chống lại bệnh xoắn khuẩn.

Với các thông tin tổng hợp về căn bệnh xoắn khuẩn ở trâu bò, hy vọng giúp bà con nắm vững được các kiến thức liên quan và có những biện pháp phòng và chữa trị kịp thời khi bệnh dịch xảy ra, tránh để bệnh dịch lây lan và diễn biến mạnh, gây thiệt hại nghiêm trọng trong chăn nuôi. Chúc đàn gia súc nhà bà con khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn.

Công ty CPĐT Tuấn Tú

Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Hotline : 02422050505 – 0914567869 – 0945796556 - 0984930099 

Email: khomay3a@gmail.com

Website: khomay3a.com

Fanpage: https://web.facebook.com/Congtycpdaututuantu

Tin mới nhà nông

THƯ CHÚC TẾT
THƯ CHÚC TẾT
09/02/2024 09:23
0984930099