Hàng tốt - Giá tốt - Dịch vụ tốt
Điểm tựa thành công - giải phóng sức lao động cho nhà nông

Hotline 24/7
0945796556 - 0984930099

Sản phẩm nổi bật
-3% Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw
Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw

5,800,000đ6,000,000đ

-9% Máy xay sữa đậu nành 3A
Máy xay sữa đậu nành 3A370W

2,900,000đ3,200,000đ

-7% Máy xay bột khô gia đình
Máy xay bột khô gia đình 3A1Kg

3,800,000đ4,100,000đ

-10% Máy xay đậu nành tách bã
Thống kê truy cập
Online
51
Hôm nay
891
Trong tháng
10,394
Tổng cộng
9,153,203

Xin giấy kiểm dịch thực vật ở đâu? Thủ tục xin giấy kiểm dịch thực vật gồm những gì?

03/03/2022 12:00
Bạn đang có ý định xuất khẩu hay nhập khẩu một số mặt hàng thực vật nào đó nhưng chưa biết phải bắt đầu như thế nào? Bạn không hiểu giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật là gì hay xin giấy kiểm dịch thực vật ở đâu? Liệu rằng thủ tục xin giấy kiểm dịch thực vật có phức tạp như những gì bạn nghĩ? Đọc ngay bài viết chia sẻ sau đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn điều đó. 

1. Kiểm dịch thực vật là gì?

Có rất nhiều người thắc mắc kiểm dịch thực vật là gì? Trên thực tế trong tiếng Anh nó là Phytosanitary, có nghĩa công tác quản lý nhà nước nhằm mục đích ngăn chặn các loại sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ vùng trong nước sang nước ngoài. 

 Kiểm dịch thực vật là gì?

Toàn bộ các mặt hàng nhập khẩu có nguồn gốc thực vật hay có liên quan đều phải kiểm dịch để đảm bảo không xảy ra tình trạng mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu vào quốc gia Việt Nam. Với mặt hàng xuất khẩu cũng tương tự như vậy, đó là cách để chứng minh hàng hóa đảm bảo điều kiện xuất khẩu đến các quốc gia khác. 

Cả kiểm dịch thực vật và động vật đều thuộc kiểm tra chất lượng. Đây là yêu cầu bắt buộc mà nhà nước đưa ra đối với một số loại hàng hóa. Trong trường hợp lô hàng chưa được kiểm dịch thì sẽ bị hoãn lại trong quá trình làm thủ tục hải quan. 

2. Giấy kiểm dịch thực vật là gì?

Khi lô hàng được cơ quan kiểm dịch thực vật thông qua sẽ được cấp loại giấy gọi là giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Loại giấy này bao gồm những nội dung, thông tin như sau:

  • Tên và địa chỉ người nhập khẩu, người xuất khẩu. 
  • Số lượng và loại bao bì.
  • Nơi sản xuất mặt hàng.
  • Tên và khối lượng hàng hóa.
  • Tên khoa học của loại thực vật đó là gì,…

3. Những mặt hàng nào cần phải kiểm dịch thực vật

Không phải bất kỳ mặt hàng nào có nguồn gốc thực vật cũng phải kiểm dịch thực vật. Ở Việt Nam có quy định một số mặt hàng phải bắt buộc thực hiện quy định này khi làm thủ tục hải quan đó là:

3.1. Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

 Những mặt hàng nào cần phải kiểm dịch thực vật

- Thực vật: Bao gồm các loại cây và những bộ phận còn sống của cây. 

- Sản phẩm của cây

  • Là các loại rau, củ, quả, hạt, hoa, lá, thân, cành, rễ, gốc, vỏ cây,…
  • Là các loại tấm, cám, khô dầu, sợi tự nhiên có dạng khô, xơ thực vật. 
  • Tinh bột, bột có nguồn gốc từ thực vật. 
  • Cọng thuốc lá, thuốc lá sợi, thuốc lào sợi, men thức ăn chăn nuôi, phế liệu bông, rơm rạ, thực vật thủy sinh, bông thô,…
  • Gỗ tròn, gỗ đã xẻ thành ván, pallet gỗ, mùn cưa, mùn dừa.
  • Các nguyên liệu được sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm với nguồn gốc thực vật.
  • Các giá thể dùng để trồng cây có nguồn gốc thực vật. 

- Các loại nấm: Ngoài trừ các loại nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp, nấm men thì các loại nấm còn lại đều phải kiểm dịch thực vật. 

- Kén tằm, gốc rũ kén tằm và cánh kiến đều phải thực hiện kiểm dịch đúng quy định. 

- Côn trùng, nhện, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, cỏ dại,… thực hiện cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và nghiên cứu khoa học đều phải được kiểm dịch. 

3.2. Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu

- Cây và các bộ phận còn sống của cây. 

- Củ, quả tươi.

- Cỏ, hạt cỏ.

- Sinh vật được dùng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật. 

- Những vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khác có nguy cơ cao mang theo đối tượng dịch bệnh do Cục Bảo Vệ thực vật xác định và báo cáo với Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn quyết định. 

3.3. Các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được miễn phân tích nguy cơ dịch hại

- Các giống cây trồng được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học.

- Các sinh vật được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học. 

- Một số trường hợp đặc biệt do Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật báo cáo với Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quyết định. 

4. Xin giấy kiểm dịch thực vật ở đâu?

Hằng ngày chúng tôi cũng nhận được khá nhiều thắc mắc của bạn đọc về việc xin giấy kiểm dịch thực vật ở đâu. Xin trả lời rằng bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan kiểm dịch thực vật hay Cục Bảo vệ thực vật. 

 Xin giấy kiểm dịch thực vật ở đâu

Tại đây nếu hồ sơ của bạn đạt yêu cầu và vật thể được kiểm định đầy đủ thì bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Ngược lại nếu thủ tục chưa đạt thì cơ quan này sẽ yêu cầu bạn hoàn thành các thủ tục. Còn để biết các thủ tục như thế nào thì hãy theo dõi tiếp theo mục bên dưới. 

Một số trường hợp sau thủ tục đã đầy đủ, hợp lệ nhưng khi kiểm định chưa đạt thì cũng sẽ không được cấp giấy chứng nhận. Lúc này cơ quan cấp giấy kiểm dịch thực vật sẽ nói rõ để người nộp hồ sơ có thể nắm bắt vấn đề và khắc phục điều đó. 

5. Thủ tục xin giấy kiểm dịch thực vật

Với những người muốn nhập khẩu hay xuất khẩu các mặt hàng thực vật thì ngoài việc nắm rõ giấy kiểm dịch thực vật là gì bạn còn phải nắm được thủ tục xin giấy phép kiểm dịch thực vật như thế nào để thuận lợi trong việc thực hiện từng bước. Cụ thể như sau:

5.1. Đối với lô vật thể tái xuất khẩu

a. Thủ tục

Trong trường hợp này bạn cần phải chuẩn bị một số hồ sơ như sau:

- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu/tái xuất khẩu. Đây là mẫu giấy 9 được ban hành đi kèm với phụ lục 1 trong Thông tư số 14/2012/TT-BNNPTNT được ban hành ngày 27/3/2012, bản chính.

- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa. Yêu cầu phải có 2 bản bao gồm bản sao và bản chính được xuất trình để đối chiếu. 

- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tại nước xuất hàng bản sao. 

- Vận đơn bản sao và bản chính để đối chiếu đối với trường hợp vật thể tái xuất khẩu bằng đường biển. 

- Phiếu đóng gói gồm bản sao và bản chính để đối chiếu. 

- Bản chính giấy ủy quyền của chủ vật thể. Riêng với trường hợp vật thể tái xuất khẩu qua các cửa khẩu biên giới hay lối mở đường bộ thì không yêu cầu giấy ủy quyền của chủ vật thể.

- Bản sao và bản chính để đối chiếu hợp đồng mua bán, thư tín dụng nếu có.

 Thủ tục xin giấy kiểm dịch thực vật

b. Quy trình thực hiện

- Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật

Chủ vật thể hay người được chủ vật thể ủy quyền đăng ký kiểm dịch thực vật trước ít nhất 24 giờ tại cơ quan kiểm dịch thực vật gần nhất mới được tái xuất khẩu vật thể. 

- Bước 2: Nộp hồ sơ

Tại cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ có bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Chủ vật thể hay người được chủ vật thể ủy quyền có thể đến đây để nộp hồ sơ. 

- Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Ở bước này, cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra xem hồ sơ có đầy đủ hay không, có hợp lệ hay không, nếu có thì mới tiếp nhận hồ sơ. Còn trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì sẽ yêu cầu người gửi bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. 

- Bước 4: Kiểm tra vật thể và cấp giấy chứng nhận

Cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ kiểm tra vật thể. Dựa vào kết quả kiểm tra mà đơn vị này sẽ cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì cơ quan này cũng sẽ nói rõ lý do để chủ vật thể biết và khắc phục. 

5.2. Đối với lô vật thể nhập khẩu

a. Thủ tục

- Gồm giấy đăng ký kiểm dịch theo mẫu 3 được ban hành kèm theo phụ lục 1 của thông tư số 14/2012/TT-BNNPTNT ngày 27/3/2012, bản chính).

- Bản khai kiểm dịch thực vật theo mẫu 4 được ban hành đi kèm phụ lục 1 của Thông tư số 14/2012/TT-BNNPTNT ngày 27/3/2012 ( bản chính).

- Giấy kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp hay giấy xác nhận có giá trị tương đương bản chính. 

- Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu nếu là vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm bản sao và bản chính để đối chiếu. 

- Vận đơn yêu cầu với vật thể nhập khẩu bằng đường biển bao gồm bản sao và bản chính được sử dụng để đối chiếu. 

- Phiếu đóng gói áp dụng với các vật thể nhập khẩu bằng đường biển nếu vật thể không đồng nhất. Yêu cầu cũng có 2 bản gồm bản sao và bản chính để đối chiếu. 

- Giấy ủy quyền của chủ vật thể được áp dụng trong trường hợp chủ vật thể ủy quyền cho người khác thực hiện đăng ký kiểm dịch thực vật bản chính và với vật thể nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới, lối mở đường bộ.

- Hợp đồng mua bán, thư tín dụng nếu có gồm bản sao và bản chính để đối chiếu. 

Thủ tục xin giấy kiểm dịch thực vật

b. Quy trình thực hiện

- Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật

Chủ vật thể hoặc người được chủ vật thể ủy quyền đăng ký kiểm dịch thực vật trước khi nhập khẩu trước 24 giờ với cơ quan kiểm dịch thực vật gần nhất.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Chủ vật thể hay người được chủ vật thể ủy quyền nộp hồ sơ trực tiếp bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của cơ quan kiểm dịch thực vật gần nhất.

Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ xem đã đầy đủ và hợp lệ hay chưa. Nếu đủ và hợp lệ thì sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật theo quy định. Còn nếu hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ thì yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện. 

Bước 4: Kiểm tra vật thể và cấp chứng nhận

Cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ tiến hành kiểm tra vật thể. Dựa vào kết quả kiểm tra để cấp giấy hoặc không cấp giấy chứng nhận. Trong trường hợp không cấp giấy cơ quan này cũng phải trình bày lý do để chủ vật thể nắm rõ. 

Với những chia sẻ trên đây hy vọng chúng tôi có thể giúp bạn hiểu rõ việc xin giấy kiểm dịch thực vật ở đâu và chi tiết thủ tục thực hiện như thế nào. Nếu còn điều gì thắc mắc đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi, các chuyên gia luôn sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi cho bạn đầy đủ nhất.

 

Tin mới nhà nông

THƯ CHÚC TẾT
THƯ CHÚC TẾT
09/02/2024 09:23
0984930099