
8,800,000đ

11,800,000đ

49,000,000đ

9,900,000đ

17,900,000đ

7,200,000đ

5,000,000đ
Quy trình, kỹ thuật chăn nuôi bò thịt hiệu quả thu lãi lớn
Bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho người chăn nuôi những kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt một cách hiệu quả, nắm bắt kịp thời xu hướng chăn nuôi và mang lại thu nhập cao cho người chăn nuôi.
Kỹ thuật chăn nuôi bò thịt - Hướng dẫn chi tiết từ các chuyên giâ hàng đầu
Mô hình chăn nuôi bò thịt ở nước ta ngày càng phát triển
Chăn nuôi bò giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp ở nước ta.
- Tăng sản phẩm thịt cho xã hội, đóng góp vào nền kinh tế trong chăn nuôi ở Việt Nam. Tăng thu nhập từ nguồn bán giống, bán thịt bò cho người tiêu dùng.
- Lĩnh vực trồng trọt có thể tận dụng nguồn phân bón từ phân bò một cách hiệu quả bởi phân bò chứa hàm lượng chất hữu cơ cao.
- Chăn nuôi bò thịt cũng tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có dễ canh tác như các loại cỏ làm thức ăn cho gia súc, tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp như bã bia, bã đậu nành, thân cây ngô, vỏ dứa, ngọn lá mía rơm rạ…
- Giúp tạo ra công ăn việc làm, góp phần giải quyết các sinh kế cho người nông dân.
Quy trình và kỹ thuật chăn nuôi bò thịt
1. Giống bò thịt
Giống là yếu tố quan trọng trong chăn nuôi bò thịt. Chọn giống cần chọn các con giống lai cho năng suất thịt cao, thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam, đồng thời có khả năng kháng bệnh tốt. Con giống cần phải được lựa chọn với các tính trạng đồng đều, khỏe mạnh, không bị dị tật và được tiêm phòng đầy đủ.
Bò vàng Việt Nam còn được gọi là bò ta. Bò Vàng là tên gọi chung một số nhóm bò vàng tại Lạng Sơn, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Thuận... Đặc điểm chung là tầm vóc khá nhỏ bé (với trọng lượng bò trưởng thành là 280kg bò đực và 180kg bò cái), màu vàng, vàng nhạt.
Bò vàng Việt Nam
Bò Vàng có nhiều ưu điểm như: thích nghi lâu đời với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, thích ứng được với nguồn thức ăn và phương thức chăn nuôi ở nước ta. Bò Vàng chống chịu bệnh tật tốt, chống chịu được ve, mòng và các bệnh ký sinh trùng đường máu do ve, mòng, muỗi gây ra, hiệu quả sinh sản tốt. Bò cái tơ thường được cho phối giống lần đầu lúc khoảng 20 tháng tuổi nếu được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bò cái có thể đẻ 12-13 tháng một lứa, bê con có khối lượng nhỏ nên bò mẹ dễ sanh, tỷ lệ nuôi sống bê cao, trên 95%.
Bò Vàng có nhược điểm cơ bản không thể đáp ứng được yêu cầu chăn nuôi thâm canh năng suất cao vì sinh trưởng chậm, tầm vóc và khối lượng nhỏ, sản lượng thịt thấp.
Bò lai Sind
Bò lai Sind: Là sự lai tạp giữa bò đực nhóm Zebu (Red Shindhy, Sahiwal, Brahman) với bò Vàng địa phương. Nhưng vì không kiểm soát được trong quá trình lai tạo nên nhóm bò lai Sind hiện nay có tính trạng không đồng nhất. Phổ biến nhất là bò lai Sind có màu đỏ cánh gián sẫm.
Bò lai Red Angus: là giống bò lai được tạo ra khi phối giữa giống bò đực thuần Red Angus với bò cái lai Sind. Bò lai Red Angus có đặc điểm màu lông sọc vằn như cọp. Giống này có đặc tính phàm ăn, tầm vóc lớn, bò đực có thể đạt trọng lượng lên tới 300kg lúc 12 tháng tuổi và 550kg lúc 24 tháng tuổi với tỷ lệ thịt cao (trên 40%). Giống bò này đòi hỏi nguồn thức ăn và dinh dưỡng lớn, do vậy khi chăn nuôi cần chú ý đầu tư về thức ăn cho bò.
Bò lai Red Angus
Bò H'Mông là giống bò được nuôi nhiều tại các tỉnh vùng núi phía bắc. Bò H'Mông có tầm vóc hơn, tỷ lệ thịt cao hơn so với giống bò vàng Việt Nam.
Bò H'Mông
Bò lai Droughmaster
2. Thiết lập trại bò thịt
Mục tiêu là để thuận lợi cho công tác nuôi dưỡng, quản lý đàn bò. Xây dựng chuồng nuôi bò thịt phụ thuộc vào quy mô chăn nuôi hộ gia đình hoặc trang trại, cách thức nuôi là thả rông hay nhốt,... nhưng quan trọng là chuồng phải được xây dựng ở những nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
Hướng chuồng xây theo hướng Nam hoặc Đông Nam để tránh được gió lạnh vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, với diện tích chuồng nuôi bò bình quân 3-5m2/con. Tuỳ theo quy mô mà chuồng có thể xây dựng 1 dãy hoặc 2 dãy. Nền chuồng phải làm chắc, không láng trơn để tránh bò bị trơn trượt trong hoạt động thường ngày. Nền có độ dốc 2-3% về phía rãnh thoát nước để tiện vệ sinh.
Yếu tố để xây dựng chuồng theo hướng Nam hoặc Đông Nam
Cần trang bị máng uống dọc theo hành lang, kích thước máng ăn 60cm x 120cm, cao phía sau 80cm, cao phía trước 50 cm. Kích thước máng uống nước dài x rộng x sâu là 60x60x40cm. Rãnh thoát nước thải thiết kế phía sau rộng 30cm, sâu 30cm, độ dốc 5-8%. Ngoài ra cần bố trí thêm hố ủ phân hoặc hầm biogas, hệ thống rèm che cách tầm bò với 1-1,5m. Thiết kế xung quanh chuồng có hệ thống cây xanh chống nóng cho bò trong mùa hè, ..vv.
3. Thức ăn và dinh dưỡng cho chăn nuôi bò thịt
Khẩu phần thức ăn tinh và thức ăn thô xanh cho chăn nuôi bò thịt từ 13 tháng tuổi trở đi.
- Thức ăn thô xanh: 30 kg/con/ngày (cỏ tươi hay khô, rơm được xử lý mềm hoá và tăng độ đạm)
- Thức ăn tinh: (đơn vị % khối lượng)
Nguyên liệu |
Công thức 1 |
Công thức 2 |
Công thức 3 |
Công thức 4 |
Bột sắn khô |
80 |
60 |
58,7 |
70 |
Bột ngô hoặc tấm |
0 |
25 |
9,1 |
9,9 |
Cám gạo |
|
|
16,2 |
|
Khô dầu lạc hoặc đậu tương |
12 |
7 |
4,7 |
6,7 |
Bột cá (hàm lượng muối nhỏ hơn 15%) |
|
|
1,8 |
3,1 |
Rỉ mật |
5 |
5 |
5,5 |
5,8 |
Ure |
1 |
1 |
2,4 |
2,7 |
Muối ăn |
1 |
1 |
0,8 |
0,9 |
Bột xương |
1 |
1 |
0,8 |
0,9 |
Chăn nuôi cơ giới hóa hiện nay đang là xu hướng của người chăn nuôi. Quá trình chế biến thức ăn cho bò trở nên hiệu quả hơn nhờ sự hỗ trợ đắc lực của máy móc. Hiện nay, Hãng 3A đang cung cấp ra thị trường các loại máy chế biến thức ăn cho bò hiệu quả. XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY
Mỗi ngày bò sẽ tiêu thụ khoảng 10-15% thức ăn so với trọng lượng cơ thể của chúng. Với số lượng lớn thức ăn thô xanh và thức ăn tinh hàng ngày để cung cấp cho bò, bà con cần để máy móc và thiết bị để chế biến thức ăn chăn nuôi, giúp không chỉ tiết kiệm thời gian, công lao động mà từ đó giúp bà con tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Thức ăn chăn nuôi bò tự chế biến sẽ giúp bà con tiết kiệm chi phí mua thức ăn ngoài, thức ăn được sơ chế giúp vật nuôi dễ tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng. Hơn nữa, bà con sẽ chủ động được khẩu phần ăn cho bò, đảm bảo đàn bò sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Hãng 3A xin giới thiệu một số dòng máy chế biến thức ăn cho không thể thiếu là máy băm cỏ 3A, máy băm nghiền đa năng 3A, máy nghiền cám 3A, máy trộn cám 3A,...
4. Phòng bệnh và chăm sóc bò thịt
Trong kỹ thuật chăn nuôi bò thịt hiệu quả, người chăn nuôi cần phải lưu ý đến tình trạng sức khỏe của bò để có thể kịp thời phòng và điều trị:
Thể trạng gầy ốm: Nhìn bằng mắt có thể thấy tình trạng dinh dưỡng của con vật như béo hay gầy hay bình thường. Những con bị bệnh thường có khuynh hướng giảm trọng lượng rất nhanh. Nếu cơ thể bị sốt sẽ bị hao mòn nhanh vì cơ thể đã sử dụng nhiều chất dinh dưỡng để tạo nhiệt. Tư thế đi đứng của bò, nếu khập khiễng có thể do các bệnh về móng.
Da bộ lông và niêm mạc: da của con vật khỏe mạnh thì mềm mại, khi da khô cứng là con vật bị mất nước. Trường hợp này, ta thấy bê bị tiêu chảy nặng. Bộ lông con vật khỏe thì mượt và bóng. Trong trường hợp thiếu máu, nhiễm kí sinh trùng, thiếu vitamin lông trở nên thô, khô, không bóng.
Vào mùa đông, phòng tránh rét cho bò bằng cách sử dụng độn chuồng như rơm rạ. Che chắn chuồng bò bằng bạt hoặc tấm phên cao thân bò. Ngoài ra, trong những ngày đông giá rét, bà con nên tăng lượng thức ăn tinh cho bò từ 2kg/con, giúp chúng có năng lượng hoạt động. Khi nhiệt độ giảm xuống 10 độ, cần có biện pháp tác động nhiệt như đốt lửa sưởi ấm cho bò.
Trong ngày hè nóng bức kéo dài, bà con cần tắm cho bò hàng ngày từ 1-2 lần để giảm nhiệt cho bò. Tăng cường cho ăn các loại thức ăn thô xanh, rau củ quả, điều chỉnh lượng thức ăn tinh và cho ăn vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát. Không được chăn thả bò trong thời gian nắng gắt.
Lịch tiêm phòng:
- Tiêm phòng định kỳ hàng năm vào 2 đợt, vacxin tụ huyết trùng cho bò chăn nuôi trong vùng an toàn dịch của dự án.
- Vệ sinh phòng bệnh: Chuồng trại, máng ăn, máng uống môi trường xung quanh và cơ thể bò phải luôn sạch sẽ, cách ly nguồn bệnh, mầm bệnh.
- Tẩy giun đũa cho bê định kỳ vào tháng thứ nhất, tháng thứ 3 và tháng thứ 9 bằng Piperazin 2 - 3g/10 kg trọng lượng. Cho uống hoặc tiêm 5 mg Levamisol/10 kg trọng lượng. Tẩy sán lá gan bằng cách tiêm bắp: Dovenix 1ml/15 kg trọng lượng, hoặc cho uống Dertil B1 liều lượng viên/ 50kg trọng lượng theo hướng dẫn sử dụng.
Vệ sinh chuồng trại:
Hàng ngày phải làm vệ sinh, quét dọn chuồng nuôi. Tất cả phân và rác thải phải được thu gom và xử lý để diệt mầm bệnh.
Trong thời gian không có dịch, sát trùng chuồng nuôi định kỳ 2 tuần một lần và khi có dịch xảy ra, sát trùng mỗi tuần 1-2 lần. Có thể dùng các biện pháp sát trùng sau đây:
- Dùng Han Iodine 10%, pha với nước thành dung dịch 1%, phun chuồng không có trâu bò và pha nồng độ 0,5%, phun chuồng đang có trâu bò
- Dùng Hantox-200, pha thành dung dịch 5% phun chuồng nuôi.
- Dùng nước vôi 10% hoặc rắc vôi bột trên nền chuồng và xung quanh chuồng.
Để hạn chế sự ô nhiễm từ chất thải chăn nuôi, bà con có thể tham khảo sản phẩm máy ép phân tách nước 3A. Thiết bị có tính năng ép tách hỗn hợp chất thải chăn nuôi ra thành 2 phần, phần bã phân khô (độ ẩm khoảng 30%) và nước thải. Nước thải sau khi tách bà con có thể sử dụng làm nguyên liệu cho công trình khí biogas, còn phần bã phân khô bà con có thể ủ để làm phân hữu cơ bón cho cây trồng, hoặc bán cho các cơ sở sản xuất phân bón. Không chỉ xử lý được lượng lớn chất thải chăn nuôi thải ra mỗi ngày hạn chế ô nhiễm, máy ép phân tách nước 3A còn giúp bà con tận dụng nguồn chất thải này một cách hiệu quả, tạo thêm nguồn thu nhập mới.
Máy ép phân tách nước gia súc làm phân bón hữu cơ
Trên đây là toàn bộ quy trình kỹ thuật và tư vấn cho bà con về kỹ thuật chăn nuôi bò thịt hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập và đổi đời cho người chăn nuôi bò. Chúc bà con chăn nuôi hiệu quả và thành công.
Công ty CPĐT Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline : 02422050505 – 0914567869 – 0945796556 - 0984930099
Email: khomay3a@gmail.com
Website: khomay3a.com
Fanpage: https://web.facebook.com/Congtycpdaututuantu
Tin mới nhà nông










