8,800,000đ
11,800,000đ
49,000,000đ
9,900,000đ
17,900,000đ
7,200,000đ
5,000,000đ
Cách nuôi cá sấu - Trọn bộ kỹ thuật nuôi cá sấu thương phẩm mới nhất
Cá sấu là loài vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao. Thịt cá sấu khá đắt đỏ và trở thành đặc sản trong các nhà hàng, da cá sấu được sử dụng trong ngành công nghiệp thời trang và các sản phẩm làm từ chất liệu này được người tiêu dùng ưa chuộng. Do vậy, nuôi cá sấu là nghề kiếm “bạc tỷ”, giúp bà con nông dân đổi đời. Tuy nhiên, loài vật nuôi này đòi hỏi bà con nông dân đầu tư vốn, kinh phí nuôi và bỏ công chăm sóc cực kì tỉ mỉ mới thu được hiệu quả mong đợi. Cùng khomay3a.com tìm hiểu chi tiết về cách nuôi cá sấu qua bài viết dưới đây để giúp bà con bớt bỡ ngỡ và có nền tảng cơ bản trước khi chăn nuôi giống bò sát này.
Bật mí cách nuôi cá sấu chuẩn “sách giáo khoa”, thu lãi cao
Cách làm chuồng nuôi cá sấu
Tiến hành xây dựng chuồng quây ngoài trời để nuôi cá sâu thương phẩm bằng cách sử dụng rào chắn chắc chắn xung quanh khu đất có bể nước (bể đất hoặc bể xi măng). Trong chuông quây cần đảm bảo có nhiều bóng mát để cá sấu nghỉ ngơi và có khu vực riêng để cho cá sấu ăn. Lựa chọn những địa điểm đón được nhiều ánh nắng, kín gió và có bóng mát vào buổi trưa. Lưu ý không nên che kín để cá sấu có thể phơi nắng vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Vật liệu để quây quanh chuồng có thể sử dụng: gỗ, lưới kim loại, tôn hoặc xây bằng gách đều được. Đảm bảo chôn rào sâu xuống dưới đất 50cm vừa đảm bảo chắc chắn vừa tránh cá sấu dũi đất trốn ra ngoài, và rào cao từ 1,5m so với mặt đất trở lên.
Nếu ao cho cá sấu đầm là ao đất, phải bố trí thêm vật kè bờ hỗ trợ cá sấu bò lên bờ dễ dàng bằng gỗ, đá tảng hoặc tấm bê tông. Cần đảm bảo ao có hệ thống cấp thoát nước để tiện cho công tác vệ sinh và thay nước ao. Nếu xây bể xi măng cho cá sấu tắm thì không nên xây quá sâu, tối đa 75cm.
Chuồng nuôi cá sấu cần đảm bảo kích thước 30x30m và có 2 bể song song phía trong để khi cọ rửa, vệ sinh 1 bể cá sấu sẽ sang bể bên cạnh nằm, vừa đảm bảo an toàn cho bà con, vừa không làm gián đoạn tới sinh hoạt thường ngày của loài vật nuôi này.
Chuông nuôi cần láng sân xi măng để cá sấu nằm phơi nắng. Xung quanh chuồng hoặc khu vực cho ăn nên trồng cây xanh tán rộng để tạo nhiều bóng râm.
NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA NGAY!!!
Chọn giống và mật độ thả cá sấu
Chọn cá sấu giống
Bà con nên mua cá sấu giống tại các trại nuôi cá sấu giống có uy tín, được cấp phép để đảm bảo chất lượng con giống cũng như được hộ trợ và tư vấn kĩ thuật tốt nhất. Không nên mua giống cá sấu Campuchia hoặc Thái Lan không có xuất xứ rõ ràng, vừa không đảm bảo chất lượng con giống, tăng tỉ lệ chết vừa không được hỗ trợ trong quá trình chăn nuôi.
Kích cỡ cá sấu tốt nhất để chọn làm con giống là thân dài trên 90cm, khoảng trên 1 năm tuổi để đỡ mất công chăm sóc trong giai đoạn cá sấu còn nhỏ cũng như chúng đã có sự thích ứng với môi trường sống nuôi nhốt. Lựa chọn các con giống nhanh nhẹn, tính hung dữ để tăng khả năng tự vệ, thân dài, bụng thon.
Bài viết nên tham khảo: Tư vấn máy làm thức ăn cho cá theo chuỗi quy trình khép kín A-Z
Mật độ thả cá sấu
Nếu nuôi trong điều kiện bình thường chỉ nên giới hạn mật độ ở mức 0,6 -1 con/mét vuông. Nếu bà con đã có kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi cá sấu tốt và giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, cho ăn đúng và đủ lượng thì có thể nuôi tới 3 con/mét vuông.
Kỹ thuật nuôi cá sấu
Thức ăn cho cá sấu
- Cá sấu rất khó tiêu hóa và hấp thụ đạm thực vật nên chỉ cho chúng ăn các thức ăn có nguồn gốc từ động vật.
- Chúng là loài khá kén ăn nên không ăn những thức ăn hỗn hợp, thức ăn khô, thức ăn chế biến sẵn. Chỉ nên cho cá sấu ăn các loại thịt động vật còn tươi như: lòng bò, lòng gà, lòng lợn… hoặc cá đồng, cá biển, chuột…
- Thức ăn phải đảm bảo tươi ngon, không bị ôi thiu, chảy nước và giữ không cho ruồi nhặng bâu vào.
- Cần cắt thức ăn thành các mảnh nhỏ để cá sấu dễ nuốt và dễ tiêu hóa.
- Cho ăn 2 ngày 1 lần hoặc 1 tuần 3 lần với khẩu phần băng 1/70 khối lượng cơ thể.
- Nên cho cá ăn vào lúc mát mẻ, vào khoảng chiều tối là hợp lý.
- Cá sấu ăn ít vào mùa đông, nên chỉ cho khẩu phần ăn bằng 60% lượng thức ăn của khẩu phần trong mùa hè.
Cách chăm sóc cá sấu
- Do cá sấu ăn vào mùa hè nhiều hơn mùa đông nên đẩy mạnh chăm sóc và cho cá sấu ăn nhiều trong mùa nóng để tăng trọng nhanh.
- Cần dọn dẹp sạch bể, phơi bể và hòa nước bể với thuốc tím rồi lùa cá đầm vào để tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế các bệnh ngoài da.
- Che chắn chuồng trại cẩn thận, tránh gió lùa và sưởi bằng bóng đèn vào mùa đông nếu nuôi cá sấu ở miền Bắc để kiểm soát nhiệt độ trên 24 độ C, cá sấu mới ăn uống đều.
- Hạn chế ghé thăm chuồng nuôi quá nhiều và không cần thiết, khiến cá hoảng sợ và ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng.
- Đảm bảo môi trường nuôi sạch sẽ, cọ rửa chuồng nuôi, bể nước, sân chơi, máng ăn máng uống thường xuyên và định kì.
Phòng bệnh cho cá sấu
Bệnh do thời tiết lạnh gây ra
Cá sấu sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 28 – 32 độ C. Dưới 25 độ C cá sấu ăn kém hẳn và dưới 20 độ C cá dừng ăn. Nếu nhiệt độ xuống thấp hơn 15 độ C sẽ gây ảnh hưởng nghiệm trọng tới hệ miễn dịch của cá sấu, tăng nguy cơ nhiễm một loạt các bệnh, thậm chí có thể gây chết nếu duy trì mức nhiệt thấp trong thời gian dài.
Sử dụng các biện pháp chống rét và kiểm soát nhiệt như: che chắn kín gió, dùng than, củi, đèn sưởi ấm, tạo hầm trú đông…
Bệnh do môi trường bẩn gây ra
Do vệ sinh chuồng trại, vệ sinh ao nuôi, vệ sinh máng ăn máng uống kém kết hợp với thức ăn bị ôi thiu…rất dễ khiến cá sấu mắc bệnh.
Cho cá ăn đúng và đủ dinh dưỡng. Đảm bảo thức ăn tươi, sạch và không ôi thiu. Dọn sạch thức ăn thừa sau mỗi lần cá ăn xong. Dọn dẹp sạch chuồng trại và thay nước ao thường xuyên.
Bệnh thiếu canxi
Thiếu canxi khiến xương sống phát triển không bình thương, răng bị rụng hoặc mọc không đều.
Chữa bệnh bằng cách cho ăn các loại thức ăn giàu canxi như: cá, chuột đồng hoặc bổ sung canxi trộn vào thức ăn.
Bệnh viêm phổi truyền nhiễm
Thường xảy ra khi nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng suy giảm là nguyên nhân cho vi khuẩn tấn công. Cá sấu có những biểu hiện như: vận động ít, khó thở, bong lớp da bên ngoài thành từng mảng. Phổi bị giữ nước khiến phế nang xuất hiện chấm trắng xen kẽ. Bệnh nặng có thể khiến cá sấu tử vong.
Phòng và điều trị bằng cách duy trì và kiểm soát mức nhiệt trên 25 độ C và cho cá ăn đủ chất và đủ lượng.
Bệnh viêm dạ dày, viêm ruột
Tương tự như bệnh viêm phổi, bệnh viêm dạ dày, viêm ruột ở cá sấu bắt nguồn từ nguyên nhân nhiệt độ môi trường xuống quá thấp, dưới 25 độ C. Do vậy, cách chữa trị hữu hiệu nhất là kiểm soát tốt nhiệt độ của môi trường sống.
Bệnh nhiễm trùng
Xảy ra khi các vết thương hở bị nhiễm khuẩn do vệ sinh kém và hệ miễn dịch suy yếu. Cách phòng tránh và chữa trị tốt nhất là giữ vệ sinh môi trường sống của vật nuôi và cho ăn đầy đủ để tăng cường hệ miễn dịch. Các vết thương hở cần rửa bằng thuốc tím, nước muối rồi tra thuốc đỏ hoặc bột clorocit.
Bệnh ký sinh trùng
Chủ yếu do giun ký sinh trong hệ tiêu hóa do thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Cách phòng bệnh tốt nhất là giữ vệ sinh môi trường, đảm bảo thức ăn tươi, sạch và kết hợp tẩy giun định kì.
Trên đây, khomay3a.com vừa chia sẻ tới bà con cách nuôi cá sấu. Chúc bà con nắm vững kiến thức để áp dụng đúng, đủ trong quá trình chăn nuôi thực tế để thu được hiệu quả cao nhất.
Công ty CPĐT Tuấn Tú
- Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline : 02422050505 – 0945796556 - 0984930099
- Email: khomay3a@gmail.com
- Website: https://khomay3a.com
- Fanpage: https://web.facebook.com/Congtycpdaututuantu