
8,800,000đ

11,800,000đ

49,000,000đ

9,900,000đ

17,900,000đ

7,200,000đ

5,000,000đ
Tôi đã kiếm được hàng triệu đồng mỗi tháng với cách nuôi chim bồ câu Pháp cực chuẩn này
Trong các mô hình nuôi bồ câu lấy thịt, giống bồ câu Pháp được lựa chọn khá nhiều bởi chất lượng thịt cao và tỷ lệ sinh đẻ cũng như nuôi sống khá lớn.
Để đem lại hiệu quả chăn nuôi tốt nhất, một khâu quan trọng mà người chăn nuôi cần đặc biệt chú ý là chọn giống. Những con bồ câu giống được chọn phải hoàn toàn khỏe mạnh, có bề ngoài đẹp đẽ. Bạn có thể chọn bồ câu giống từ khi chúng 4 – 5 tháng tuổi.
Cách nuôi chim bồ câu Pháp
Những con trống thường có đầu to hơn con mái, hai xương chậu có khoảng cách hẹp và thường có phản xạ gù mái. Trong khi đó, con mái có đầu nhỏ hơn, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.
Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp khâu làm chuồng nuôi
Để đem lại hiệu quả tốt nhất trong mô hình nuôi bồ câu Pháp, chuồng trại cho chim là một yếu tố khá quan trọng và phải đạt đủ các yêu cầu về kỹ thuật.
Bạn cần tạo những chuồng nuôi có độ thoáng mát, sạch sẽ cao, có thể thấy ánh mặt trời nhưng lại tránh được mưa gió. Chuồng nuôi bồ câu Pháp phải được làm ở nơi yên tĩnh, đặc biệt là các chuồng chim đang ấp trứng và chim non. Có 3 loại chuồng nuôi bồ câu: chuồng nuôi cá thể; chuồng nuôi quần thể; chuồng nuôi chim thịt.
- Chuồng nuôi cá thể: Trong quá trình nuôi chim bồ câu loại chuồng này được sử dụng chủ yếu để nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi. Mỗi cặp chim đang trong kỳ sinh sản cần được nhốt riêng trong một chuồng riêng. Bạn có thể tạo chuồng từ nhiều loại vật liệu như tre, gỗ, lưới sắt... có kích thước rộng 50 cm, cao 40 cm và chiều sâu là 60 cm. Trong chuồng đặt máng đựng thức ăn, máng uống nước và ổ đẻ.
- Chuồng nuôi quần thể: Loại chuồng này được sử dụng chủ yếu để nuôi chim bồ câu từ 2 – 6 tháng tuổi. Trong chuồng cần đặt máng đựng thức ăn, uống nước được thiết kế riêng cho số lượng chim lớn. Kích thước của loại chuồng này có thể có chiều rộng là 3,5 m, cao 5,5 m và dài 6 m, đảm bảo sao cho mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Bạn có thể tạo ra nhiều chuồng nếu số lượng chim bồ câu quá lớn.
- Chuồng nuôi chim thịt: Kích thước của loại chuồng này tương tự như chuồng nuôi quần thể. Trong chuồng, bạn có thể nuôi chim bồ câu từ 28 – 30 ngày tuổi. Khi đó, bạn có thể nuôi với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).
Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp khâu làm ổ đẻ
Làm ổ đẻ cho chim bồ câu
Ổ đẻ không chỉ được sử dụng để chim mái đẻ mà còn là nơi để nuôi con non. Bởi vậy, mỗi chuồng bồ câu cần đến 2 ổ đẻ. Nguyên nhân là do trong giai đoạn nuôi con, chim mái sẽ còn đẻ trứng.
Ổ để đẻ và ấp trứng đặt ở tầng trên, ổ nuôi con đặt ở tầng dưới. Các ổ đẻ của chim bồ câu Pháp cần có đường kính khoảng 25 – 30 cm, thành ổ cao 7 – 8 cm. Trong ổ phải luôn sạch sẽ, khô ráo, có lót rơm cho êm, ấm và có thiết kế dễ dàng cho vệ sinh.
Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp khâu làm máng đựng thức ăn, nước uống
Làm các máng ăn, đựng nước uống hợp lý để chim khỏe mạnh
Trong các bước kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp làm sao cho năng suất cao, việc thiết kế máng cám cũng vô cùng quan trọng. Máng ăn cho một đôi chim bố mẹ cần đạt được các kích thước sau: Chiều dài: 15cm; Chiều rộng: 5cm; Chiều sâu: 7 - 10 cm.
Máng uống cho chim cần đảm bảo luôn sạch sẽ và tiện lợi. Bạn có thể chọn những vỏ chai, cốc nhựa có đường kính 5 – 6 cm, chiều cao từ 8 – 10 cm. Lưu ý không làm máng bằng kim loại sẽ gây tổn hại đến mỏ chim.
Nhu cầu dinh dưỡng và cách chuẩn bị thức ăn
Cho chim bồ câu Pháp ăn đúng cách để đem lại hiệu quả cao
Tùy nhu cầu của từng giai đoạn phát triển, chim cần được cung cấp các chế độ dinh dưỡng phù hợp. Về cơ bản, chim bồ câu Pháp nên ăn các loại thức ăn như gạo, ngô, đậu tương... Trong đó, tỉ lệ gạo cần chiếm khoảng 70-75%, còn lại là đậu hoặc ngô. Riêng đậu tương cần rang lên trước khi cho chim ăn. Các hạt cho chim cần đảm bảo không bị hỏng, mốc, sâu mọt.
Nếu bạn cho chim ăn ngô, bạn nên đập vỡ mảnh để chúng dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn. Nếu nuôi nhiều và cần lượng thức ăn lớn, bạn có thể sử dụng các máy nghiền ngô vỡ mảnh 3A2,2Kw hoặc các máy làm cám chim 3A1100W (có bán tại Công ty CPĐT Tuấn Tú) để tự chế biến thức ăn cho cả đàn ăn dần.
Video máy nghiền ngô vỡ mảnh 3A2,2Kw
Bạn nên cho chim ăn 2 lần mỗi ngày vào lúc sáng (tầm 6h – 7h) và lúc chiều (14h -15 h). Tốt nhất nên tập cho chim ăn vào giờ cố định. Tuỳ theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn= 1/10 trọng lượng cơ thể.
Một lưu ý khác về thức ăn trong cách nuôi chim bồ Pháp là bạn hãy phối trộn càng nhiều loại thành phần thức càng tốt. Tuy nhiên, phải đảm bảo các thành phần đó bổ sung và hỗ trợ cho nhau cũng như đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chim.
Phòng bệnh cho chim bồ câu Pháp như thế nào?
Nuôi chim bồ câu không khó, bởi chúng rất ít bị bệnh lại dễ tính, chỉ cần làm cho chim bồ câu chỗ ở thoáng mát, sạch sẽ và đầy đủ ánh sáng là được. Nhưng nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Do đó phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại cho Chim bồ câu sạch sẽ.
Nên vệ sinh định kỳ chuồng nhốt chim mỗi tháng 1 lần, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng cho chuồng đầy đủ. Máng uống nước của chim phải được rửa sạch hằng ngày để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng.
Vừa rồi là những chia sẻ về kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp cơ bản, hy vọng bài viết đã đem lại những kiến thức cần thiết để việc chăn nuôi của bạn càng hiệu quả, năng suất và lợi nhuận tốt hơn.
Công ty CPĐT Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline : 02422050505 – 0914567869 – 0945796556 - 0984930099
Email: khomay3a@gmail.com
Website: khomay3a.com
Fanpage: https://web.facebook.com/Congtycpdaututuantu
Tin mới nhà nông










