8,800,000đ
11,800,000đ
49,000,000đ
9,900,000đ
17,900,000đ
7,200,000đ
5,000,000đ
Kỹ thuật nuôi dê: Cách làm chuồng, chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh
Kỹ thuật nuôi dê - Chia sẻ hữu ích từ các chuyên gia hàng đầu
Bỏ lương tháng chục triệu về quê nuôi dê làm giàu, nhưng do chưa có kiến thức và kỹ thuật chăm sóc nên sau 4 tháng, đàn dê 400 con của anh Phạm Văn Hưng (Lâm Đồng) đã bị ốm chết hơn 100 con. Sau khi được hướng dẫn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, sau 3 năm “cùng ăn cùng ngủ”, đến nay gia đình anh đã thu lãi hơn 2 tỷ đồng/ tháng - một con số đáng mơ ước của nhiều người đang mong muốn vươn lên làm giàu. Bởi vậy, kỹ thuật chăn nuôi dê là vô cùng quan trọng.
1. Hướng dẫn chọn dê giống đạt tiêu chuẩn
Chọn giống là kỹ thuật đầu tiên và quan trọng nhất mà bà con phải nắm được để đưa ra hướng chăn nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế, môi trường đặc thù nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình chăn nuôi.
Hiện nay có 3 giống dê phổ biến được nhắc đến, bao gồm:
-
Dê Boer chuyên hướng thịt
Đây là giống dê phát triển mạnh ở Nam Phi. Tên gọi của chúng bắt nguồn từ Hà Lan, Boer có nghĩa là “người nông dân”. Giống dê này bắt đầu được nuôi ở Việt Nam từ năm 2002.
Đặc điểm: Màu lông khá đặc trưng: lưng màu trắng, cũng có màu hơi nâu, vàng nhạt. Cổ, lưng, hai bên hông và phần trên đuôi của chúng có màu đen. Một số con có lông trắng chạy sọc trên mặt. Cơ bắp đầy đặn, tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, tốt. Giống dê cái Boer cũng cho khá nhiều sữa, tuy nhiên chu kỳ sữa lại ngắn
Trọng lượng: Là giống dê hướng thịt nên giống này có trọng lượng cao. Dê đực trưởng thành có thể đạt từ 100 - 160kg/ con, con cái trưởng thành có thể đạt từ 90 - 100kg/con.
Dê cái Boer mắn đẻ, có thể phối giống lần đầu vào 5 - 7 tháng tuổi, chu kỳ động đực sẽ kéo dài từ 18 - 21 ngày. Trung bình một con cái có thể đẻ được từ 2 - 3 con/ lứa
-
Dê Bách Thảo chuyên dụng
Dê Bách Thảo là giống dê lai giữa dê cỏ địa phương và một số giống dê nhập. Vì vậy, chúng có khả năng thích nghi khá tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt đặc biệt là những vùng có khí hậu nắng nóng, nhiệt độ cao.
Đặc điểm: Đây là giống dê dễ nhận biết và có màu sắc tương đối đồng nhất là màu đen (chiếm 60% đàn) Trên mặt, dọc phần cổ, tai, chân, bụng có màu trắng. Mũi dô, đầu dài, tai cụp xuống, đa số là không có râu cằm.
Trọng lượng: Con được trưởng thành có thể đạt 75 - 80kg/ con, con cái trưởng thành đạt từ 40 - 45kg/ con.
Giống dê này có tỷ lệ thịt xẻ cao, đạt từ 40 - 45%, tỉ lệ thịt tinh đạt từ 30 - 35%.
-
Dê cỏ (dê địa phương)
Dê cỏ là giống dê địa phương được bà con chăn nuôi lâu đời và chủ yếu theo phương pháp quảng canh, chăn thả manh mún, nhỏ lẻ.
Dê không đồng nhất về màu lông. Một số màu chiếm ưu thế như màu đen, màu nâu, khoang đen trắng, màu trắng.
Dê địa phương có vóc dáng nhỏ, tốc độ tăng trưởng thấp, tỷ lệ thịt xẻ đạt từ 40 - 44%, tỉ lệ thịt tinh đạt từ 28 - 30%.
Tuy nhiên vì sinh sống lâu đời nên giống này có thể thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, khả năng chống chịu bệnh tốt, thịt chắc khỏe. Vì vậy, các viện nghiên cứu đã sử dụng giống dê cỏ địa phương để nhân giống.
-
Dê Boer lai
Dê Boer thuần chủng có trọng lượng cơ thể cao, trong khi dê Bách Thảo lại thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam, tỷ lệ thịt xẻ nhiều. Vì vậy, 2 giống này được lai tạo mang lại năng suất cao trong chăn nuôi.
Yêu cầu chung khi chọn giống:
Ngoài việc lựa chọn loại giống, trước khi nuôi, bà con cũng cần quan sát kỹ các con giống trong đàn, yêu cầu chung:
- Chọn con giống nuôi có xuất xứ rõ ràng, có thể theo dõi được cặp bố mẹ thì càng tốt.
- Không chọn những con có đặc điểm: cổ ngắn, bụng nhỏ, lông tai trụi, đầu dài, tứ chi không thẳng, đứng không chắc chắn.
- Dê đực phải đạt tiêu chuẩn: thân hình cân đối, cơ quan sinh dục phát triển, chọn dê đực trong lứa sinh đôi.
- Chọn dê cái hướng thịt phải có thân hình chữ nhật.
- Dê cái hướng sữa phải có bộ phận sinh dục nở nang, hông rộng, hai núm vú dài từ 4 - 6cm.
Dê đạt tiêu chuẩn
Dê không đạt tiêu chuẩn
2. Cách làm chuồng nuôi dê
Dù là nuôi dê theo phương thức ăn thả tự nhiên hay nhốt chuồng khép kín thì bà con cũng phải tuân thủ các yêu cầu làm chuồng cơ bản nhất.
Yêu cầu chung về chuồng nuôi:
- Hướng: Nên lựa chọn hướng Đông Nam hoặc hướng Nam để chuồng thông thoáng, mát mẻ. Với phương pháp pháp chăn thả tự nhiên thì không bắt buộc.
- Vị trí: Chuồng dê phải có áo, không bị ẩm ướt, trũng nước. Lựa chọn vị trí làm chuồng sạch sẽ, yên tĩnh, cách xa khu dân cư, nguồn nước nhưng phải đảm bảo dễ dàng quản lý, chăm sóc và vệ sinh.
- Diện tích chuồng nuôi: Phụ thuộc vào số lượng đàn vật nuôi. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với kỹ thuật nuôi dê nhốt chuồng:
- Khoảng cách từ sàn nuôi đến mặt đất phải cao từ 50 - 80cm.
- Sàn nhốt dê chỉ được hở từ 1 - 1,5cm để chân dê không bị lọt xuống bên dưới nhưng vẫn dễ dàng dọn dẹp vệ sinh.
- Thành chuồng nuôi phải cao tối thiểu từ 1,5 - 1,8cm, đóng bằng gỗ hoặc tre, các nan cách nhau từ 6 - 10cm.
- Nền chuồng bên dưới sàn phải có độ nghiêng từ 2 - 3%, dốc dần về phía rãnh thoát nước.
Loại | Nhốt cá thể (con/m2) | Nhốt chung (con/m2) |
Dê cái sinh sản | 0,8 - 1.0 | 1,0 - 1,2 |
Dê đực giống | 1,0 - 1,2 | 1,4 - 1,6 |
- Bà con phải làm cửa chuồng dê để quản lý, bảo vệ và thuận tiện trong việc xuất bán đàn dê. Cửa chuồng yêu cầu rộng từ 60 - 80cm.
- Đối với mô hình nuôi dê nhốt chuồng khép kín, trong chuồng nuôi bà con phải treo máng thức ăn tinh, máng thức ăn thô xanh, máng uống.
- Đối với hình thức nuôi dê nhốt chuồng có sân chơi thì sân chơi phải rộng gấp 3 lần chuồng, đảm bảo mật độ 2 - 5m2/ con, xung quanh có lưới thép hoặc gỗ tre để làm hàng rào bảo vệ. Trong sân cũng có máng ăn, máng uống.
3. Kỹ thuật chăm sóc
❖ Mô hình nuôi dê chăn thả
Nuôi dê theo phương pháp chăn thả bà con lưu ý nên dùng dê đực Bách Thảo làm giống vì có tầm vóc to, khỏe mạnh.
Mô hình này chủ yếu dựa vào lợi thế đất đồi núi rộng rãi, rất phù hợp với bà con ở các vùng miền núi.
Chú ý kỹ thuật phối giống khi nuôi dê chăn thả:
- Không được phối giống đồng huyết, cận huyết.
- Dê cái phối giống lần đầu từ trên 7 tháng tuổi, dê đực Bách Thảo từ trên 9 tháng tuổi.
- Biểu hiện động dục của dê cái: kém ăn, nhảy lên lưng con khác, niêm mạc âm hộ màu đỏ, hồng, âm hộ sưng. Biểu hiện động dụng của con cái kéo dài từ 2 - 3 ngày. Bà con cho phối giống vào ngày thứ 2.
- Nếu như sau 18 - 21 ngày mà dê cái không có biểu hiện thụ thai thì bà con cần.
- Trong thời gian dê cái mang thai tuyệt đối không nên chăn thả quá xa, không được dồn đuổi, đánh đập, đặc biệt là những ngày cuối của thai kỳ.
❖ Mô hình nuôi dê nhốt chuồng
Nuôi dê theo hình thức nhốt chuồng được áp dụng phổ biến cho các trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn, chuyên canh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất Nuôi dê nhốt chuồng yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cao, nếu không áp dụng đúng, đàn dê dễ bị bệnh, phát triển kém, năng suất thấp.
♦ Dê con dưới 12 tuổi:
Dê con sau sinh có sức đề kháng kém, chưa có khả năng sinh nhiệt, khả năng tự vệ thấp nên phải có hình thức ăn chóc đặc biệt.
sau sinh, bà con phải lấy khăn lau khô, cắt rốn, để lại từ 3 - 5cm sau đó cho dê con vào ổ lót rơm bên trong ô chuồng nuôi dành cho dê cái sinh sản.
Dê con cần được bú sữa mẹ, nếu không sau 4h chúng sẽ chết. Vì vậy sau sinh 20 - 30 phút thì cho dê con bú.
Nếu dê mẹ không chịu cho con bú thì phải vắt bỏ tia sữa đầu tiên, tiếp tục vắt sữa vào miệng dê con cho chúng làm quen sau đó cho chúng tự bú. Tiến hành thường xuyên cho đến khi dê mẹ chịu cho con tự bú.
♦ Dê con từ 12 đến dưới 45 tuổi:
Giai đoạn này phù hợp để vắt sữa dê mẹ. Sau 15 ngày thì tách dê con và vắt sữa của dê mẹ trung bình 2 lần/ ngày vào sáng và tối mát.
Bắt đầu cho dê con ăn cỏ non mềm, cám và phụ phẩm nông nghiệp. Khẩu phần thức ăn tinh của dê con 20 - 35gr/ con/ ngày.
Lượng sữa của dê con phải đảm bảo từ 450 - 600ml/ ngày.
♦ Dê con từ 45 tuổi trở lên:
Lúc này dê con đã phát triển và dần dần hoàn thiện nên bà con giảm lượng sữa mẹ từ 600ml xuống 450ml, giảm dần sữa và tăng thức ăn tinh lên 50 - 100gr/ con/ ngày, tăng cỏ non.
Đến khoảng 90 ngày có thể cai sữa. Đối với dê thịt thì có thể cai sữa muộn hơn.
Trước khi cai sữa, bà con phải chọn riêng dê con cái và dê con đực tốt nhất để làm giống. Cần lưu ý đến các tiêu chuẩn chọn giống ở trên.
♦ Chăm sóc dê hậu bị sau cai sữa:
- Giai đoạn nuôi hậu bị của dê cái từ 4 - 5 tháng
- Giai đoạn nuôi hậu bị của dê đực từ 8 - 9 tháng. Bà con chỉ cho dê phối giống khi đạt từ 11 - 12 tháng tuổi.
Tuy nuôi nhốt chuồng nhưng bà con nên cho dê hậu bị vận động từ 3 - 4 giờ đồng hồ.
♦ Chăm sóc dê cái sinh sản:
Thời gian mang thai của dê cái trung bình từ 147 - 157 ngày, lúc này, bà con không được nhốt chung với dê đực.
Với dê cái mang thai lần đầu: Thời gian này, bà con nên thường xuyên xoa bóp bầu vú nhẹ nhàng để kích thích tuyến vú phát triển.
♦ Chăm sóc dê đực giống:
Dê đực giống cũng phải được nuôi tách biệt dê cái, thời gian đầu nhốt chung khoảng 8 - 10 con để tăng tính hung hăng, tranh giành thức ăn mà lớn. Đến thời điểm phát dục thì nhổ riêng.
Bà con nên thường xuyên chải khô cho dê đực, cho chúng vận động 2 lần/ 2 giờ/ ngày.
Nên thải dê đực đã quá 6 năm tuổi hoặc tỉ lệ sinh sản không đạt được quá 60% chất lượng giống.
♦ Khử sừng cho dê:
Mục đích khử sừng là để tránh việc chúng húc nhau hoặc sừng dài quặp vào cổ gây tổn thương. Nên khử sừng cho dê khi chúng đang bú sữa, dưới 3 tháng vì sẽ ít làm tổn thương chúng.
Cách khử sừng: bà con cắt trụi phần lông ở sừng, vệ sinh sạch sẽ, dùng sắt dài từ 5 - 7cm, đường kính 3-4cm có cán gỗ và dung nóng lên, sau đó đặt vào gốc sừng.
Cách cắt sừng: Vệ sinh vùng sừng, cắt ngắn lông, phong bế gốc sừng bằng Novocain liều 30 - 50ml, sát trùng cưa sắt và dùng cưa để cưa nhanh gốc sừng. Dùng dao sắt nung nóng để áp vào vùng sừng vừa cắt.
Sau khi cắt khử phải dùng bông gạc để chặn vết thương, tránh nhiễm trùng và giúp vết cắt nhanh liền.
♦ Thiến dê đực
Đối với môi hình nuôi dê thịt, bà con nên thiến giống dê đực để tăng hiệu quả, năng suất và sản lượng thịt. Thiến giống khi dê đực khoảng 3 tuần tuổi.
Trước tiên làm vệ sinh và sát trùng túi dịch hoàn, kéo dịch hoàn ra ngoài, buộc dây lại để nó không bị di chuyển vào trong.
Khử trùng dao sắt, dùng dao rạch 3 - 4cm vào chính giữa túi, đệ hộ dịch hoàn, kéo dịch hoàn ra ngoài.
Buộc thắt trên thừng dịch hoàn hai nút thắt có khoảng cách 1,5cm, sau đó dùng dao để cắt phần giữa. Làm tương tự với túi dịch hoàn còn lại.
Dùng bông lau sạch máu bên trong, rắc kháng sinh và khâu lại để tránh nhiễm trùng.
Bôi thuốc sát trùng vào vết mổ hàng ngày cho đến khi nó liền lại và khỏi hẳn.
4. Thức ăn cho dê
❖ Các loại thức ăn
Thức ăn là yếu tố quan trọng quyết định đến tốc độ sinh trưởng của đàn dê. Đặc biệt là mô hình nuôi dê nhốt chuồng. Nguồn thức ăn cho chúng bao gồm:
- Thức ăn thô xanh: Cùng cấp đến 70% năng lượng, gồm các loại cỏ mọc tự nhiên, cỏ trồng, thân cây ngô, lá mía, lá sắn, dây khoai lang, thân cây chuối, thân cây đậu, rơm rạ, các loại củ như khoai lang, củ cải, bí bầu.
- Thức ăn tinh: Các loại hạt ngũ cốc và bột nghiền của chúng
- Thức ăn bổ sung: Các loại khô dầu, bột xương, bột cá, bột sò, chế phẩm sinh học, ure, mật rỉ đường.
Các loại thức ăn xanh nên được cắt nhỏ để dê ăn hết cả phần lá và phần cuống cứng, tránh lãng phí. Tuy nhiên với mô hình chăn nuôi trang trại, bà con nên dùng máy băm cây ngô, cỏ voi 3A3kW để băm thành từng đoạn nhỏ vừa tiết kiệm thời gian, công sức lại tiết kiệm chi phí thuê nhân công.
Thức ăn thô xanh sau khi cắt bà con có thể cho dê ăn luôn hoặc chế biến bằng cách ủ chua với mật rỉ đường. Thức ăn ủ chua chứa nhiều dinh dưỡng, các loại vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của đường ruột, đàn dê sẽ hấp thụ tốt và nhanh lớn. Đồng thời phương pháp ủ chua cùng giúp bà con chủ động nguồn thức ăn trong mùa khan hiếm, khí hậu khắc nghiệt.
Giai đoạn chuyển từ sữa mẹ sang nuôi hậu bị với thức ăn thô xanh, dê thường dễ bị khủng hoảng hệ tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi, ỉa chảy nên nguồn thức ăn cần phải có chất lượng tốt, sạch sẽ, không chứa chất độc hại.
Ngoài ra để kết hợp băm nghiền nhiều loại thức ăn, rau củ, bột ngũ cốc, bà con có thể sử dụng các loại máy băm nghiền đa năng, máy băm rau cỏ, băm củ quả để tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng hiệu quả sử dụng sản phẩm. Đồng thời cung cấp cho dê nguồn thức ăn đa dạng hơn, giàu dinh dưỡng hơn.
❖ Khẩu phần thức ăn
Dê hậu bị giống (kg/con/ngày) | Dê cái chửa (kg/con/ngày) | Dê đực giống (kg/con/ngày) | Chăm sóc dê lấy thịt (kg/con/ngày) | ||
3 tháng đầu | 2 tháng cuối | ||||
Thức ăn thô xanh | 2 - 5 | 3 - 5 | 4 - 5 | 4 (cỏ) 1,5 (lá cây giàu đạm) | 4 - 5 |
Thức ăn tinh | 0,2 - 0,5 | 0,3 - 0,5 | 0,4 - 0,6 | 0,4 | 0,4 - 0,6 |
Riêng đối với dê lấy sữa, bà con lưu ý khẩu phần thức ăn như sau:
Lượng thức ăn (Kg) theo khối lượng cơ thể và năng suất sữa | ||||
Khối lượng 30kg/1kg sữa/ngày | Khối lượng 30kg/2kg sữa/ngày | Khối lượng 40kg/1kg sữa/ngày | Khối lượng 40kg/2kg sữa/ngày | |
Cỏ lá xanh | 3,0 | 3,5 | 3,5 | 4,0 |
Lá mít/keo đậu | 1,0 | 1,5 | 1,5 | 2,0 |
Thức ăn tinh | 0,3 - 0,4 | 0,4 - 0,6 | 0,4 - 0,6 | 0,6 - 0,8 |
❖ Lượng nước uống cho dê
- Dê dưới 2 tháng tuổi nên cung cấp cho chúng 0,5 lít nước sạch/ ngày.
- Dê trên 2 tháng tuổi nên cung cấp cho chúng 5 lít nước sạch/ ngày.
6. Phòng bệnh cho dê
Dê dễ mắc các bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, lở mồm long móng… đây đều là những bệnh có tỷ lệ chết cao. Nên dù là nuôi dê chăn thả hay nuôi dê nhốt chuồng thì bà con phải lưu ý các biện pháp phòng bệnh quan trọng sau:
- Dê mới mua về cần được cách ly từ 30 - 40 ngày trước khi nhốt chuồng.
- Giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát.
- Định kỳ khử trùng cho chuồng nuôi bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2%.
- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêu nước, phát bụi rậm xung quanh để hạn chế mầm bệnh
- Dê nuôi nhốt chuồng cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên, kịp thời phát hiện con dê ốm yếu, bệnh để cách ly.
- Phải tuân thủ nghiêm ngặt kịch tiêm phòng vacxin cho đàn dê theo chỉ dẫn của các cơ quan thú ý. Mỗi năm phải tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 6 tháng.
Trên đây là kỹ thuật nuôi dê toàn diện và chi tiết nhất. Bà con nên áp dụng để đạt hiệu quả, năng suất cao nhất. Chúc bà con thành công.
Công ty CPĐT Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline : 02422050505 – 0914567869 – 0945796556 - 0984930099
Email: khomay3a@gmail.com
Website: khomay3a.com
Fanpage: https://web.facebook.com/Congtycpdaututuantu