Hàng tốt - Giá tốt - Dịch vụ tốt
Điểm tựa thành công - giải phóng sức lao động cho nhà nông

Hotline 24/7
0945796556 - 0984930099

Sản phẩm nổi bật
-3% Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw
Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw

5,800,000đ6,000,000đ

-9% Máy xay sữa đậu nành 3A
Máy xay sữa đậu nành 3A370W

2,900,000đ3,200,000đ

-7% Máy xay bột khô gia đình
Máy xay bột khô gia đình 3A1Kg

3,800,000đ4,100,000đ

-10% Máy xay đậu nành tách bã
Thống kê truy cập
Online
127
Hôm nay
4,129
Trong tháng
50,549
Tổng cộng
9,355,353

Bệnh viêm phổi ở dê – Cách chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh hiệu quả

07/12/2019 16:10

 Viêm phổi thường gặp phải khi thời tiết thay đổi kết hợp với hệ miễn dịch kém. Dê cũng không ngoại lệ, bệnh viêm phổi ở dê thường gặp khi sức đề kháng của dê kém, không có khả năng chống trọi với vi khuẩn gây bệnh viêm phổi khi gặp những điều kiện thời tiết thất thường như mưa gió, giao mùa…Chi tiết nguyên nhân, biểu hiện, cách chẩn đoán cũng như điều trị và phòng bệnh hiệu quả bệnh ở dê sẽ được chia sẻ tới bà con trong bài viết dưới đây.

Chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh viêm phổi ở dê chuẩn nhất

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở dê

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở dê

  • Vi khuẩn viêm phổi và các tạp khuẩn có sẵn trong phổi sẽ tấn công gây ra bệnh ở dê
  • Bệnh khởi phát khi hệ miễn dịch suy yếu, không đủ sức chống chọi với sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh
  • Bệnh lây lan qua đường hô hấp, dịch mũi chứa vi khuẩn từ dê bị bệnh sẽ phát tán vào không khí hoặc môi trường chăn nuôi, dê khỏe mạnh hít thở hoặc ăn uống thức ăn có chứa mầm bệnh sẽ mắc phải
  • Tỉ lệ mắc bệnh lên đến 100% và tỉ lệ tử vong khá cao 50-100%
  • Bệnh viêm phổi ở dê thường mắc ở mọi lứa tuổi
  • Xảy ra vào thời kì giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi, độ ẩm cao, mất vệ sinh

Nguyên nhân bệnh viêm phổi ở dê

Triệu chứng bệnh viêm phổi ở dê

  • Thời gian ủ bệnh từ 3 -4 ngày
  • Khi mới bắt đầu mắc bệnh sẽ có những triệu chứng như: sốt cao 41-45,5 độ trong khoảng 3 ngày, mắt mũi chảy dịch liên tục
  • Dê ăn ít thậm chí bỏ ăn, uể oải, ít vận động, chỉ nằm một chỗ
  • Niêm mạc mắt có màu đỏ sẫm, thở ngày một khó khăn, ho nhiều, chuyển từ ho khanh sạng ho khạc ra dịch khi bệnh nặng
  • Nếu bệnh nặng và dê có những biểu hiện cấp tính có thể gây tử vong rất nhanh sau 4-6 ngày khởi bệnh
  • Nếu cơn cấp tính qua đi, bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính khiến dê ngày càng ốm yếu, gầy gò, ngày một khó thở, khả năng hồi phục kém và thường chết sau 30 -45 ngày do khó thở

Triệu chứng bệnh viêm phổi ở dê

Bệnh tích bệnh viêm phổi ở dê

  • Niêm mạc mũi, phế quản, tiểu phế quản xuất huyết, tụ máu, chứa nhiều dịch và bọt khí
  • Trong trường hợp mắc thêm bệnh thứ phát như tụ cầu khuẩn sẽ xuất hiện thêm dịch mủ trong các tiểu phế nang và tiểu thùy phổi
  • Ở giai đoạn mãn tính: dê mắc bệnh sẽ xuất hiện màng giả ở niêm mạc phế quản và một số tiểu thùy phổi bị viêm, xơ hóa màu nâu đỏ

Bệnh tích bệnh viêm phổi ở dê

Bệnh viêm phổi ở dê và biện pháp phòng trị

Chẩn đoán bệnh

  • Dựa trên các biểu hiện lâm sàng xuất hiện ở dê như: sốt cao, ngày càng khó thở, chảy dịch ở mũi … để xác định dê đã mắc bệnh
  • Lấy mẫu bệnh phẩm và thực hiện các xét nghiệm để đưa ra các kết quả chính xác bệnh

Điều trị bệnh viêm phổi ở dê

Phòng bệnh

  • Giữ vệ sinh môi trường sống và chuồng trại sạch sẽ là biện pháp phòng bệnh viêm phổi ở dê hiệu quả nhất
  • Chuồng trại phải cao ráo, cách xa những nơi có nước như: kênh, rạch, ao, hồ … cách xa nơi ở và đường xá
  • Tạo môi trường thoáng mát cho dê ở, thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp thức ăn thừa, thay mới nước uống và không xả chất thải ra ngoài môi trường
  • Vi khuẩn gây bệnh viêm phổi ở dê chỉ tồn tại khoảng 1-3 ngày trong môi trường và dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời và thuốc sát khuẩn, do vậy chuồng trại cần giữ khô ráo, vệ sinh định kì và để ánh nắng chiếu vào nhằm tiêu diệt hết mầm bệnh
  • Tuyệt đối không được để dê bị nhiễm nước mưa
  • Dọn dẹp vệ sinh, thu gom xử lý phân và nước tiểu của dê hàng ngày
  • Thường xuyên theo dõi kiểm tra sức khỏe của đàn dê
  • Cắt móng chân thường xuyên, kiểm tra dê có bị nhiễm kí sinh trùng gây bệnh như: ve, giun sán, ghẻ…
  • Tiêm vacxin phòng bệnh
  • Khử trùng nước uống bằng Chloramine B hoặc Chloramine T

bệnh viêm phổi ở dê

Cách điều trị bệnh

Cách ly những con dê bị bệnh ra khỏi đàn dê khỏe mạnh

Điều trị liên tục trong 4-5 ngày bằng một trong các loại kháng sinh dưới đây khi bệnh viêm phổi ở dê bùng phát:

  • Tylosin 11mg/kg thể trọng
  • Gentamycine 15 mg/kg thể trọng
  • Streptomycine 30 mg/ kg thể trọng

Truyền tĩnh mạch các dung dịch bổ sung điện giải và vitamin như: Vitamin B1, Vitamin C

Tăng cường dinh dưỡng trong thức ăn và chăm sóc tốt cho dê

Ngoài ra, có thể phối hợp tiêm 2 loại kháng sinh sau liên tục trong 5-6 ngày. Chú ý không hòa chung để tiêm, tránh làm kết tủa thuốc, giảm tác dụng chữa bệnh ở dê

  • Tiamulin 1ml/10 kg thể trọng
  • Oxytetracylin 30mg/1 kg thể trọng

Bệnh viêm phổi ở dê có thể dễ dàng phòng ngừa bằng những biện pháp đơn giản như giữ vệ sinh và chăm sóc dê tốt. Với những chia sẻ trên, khomay3a.com hy vọng bà con nắm vững kĩ thuật phòng và điều trị bệnh viêm phổi để giữ cho đàn dê khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt. Chúc bà con bội thu.

Công ty CPĐT Tuấn Tú

Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Hotline : 02422050505 – 0914567869 – 0945796556 - 0984930099 

Email: khomay3a@gmail.com

Website: khomay3a.com

Fanpage: https://web.facebook.com/Congtycpdaututuantu

Tin mới nhà nông

THƯ CHÚC TẾT
THƯ CHÚC TẾT
09/02/2024 09:23
0984930099