Hàng tốt - Giá tốt - Dịch vụ tốt
Điểm tựa thành công - giải phóng sức lao động cho nhà nông

Hotline 24/7
0945796556 - 0984930099

Sản phẩm nổi bật
-3% Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw
Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw

5,800,000đ6,000,000đ

-9% Máy xay sữa đậu nành 3A
Máy xay sữa đậu nành 3A370W

2,900,000đ3,200,000đ

-7% Máy xay bột khô gia đình
Máy xay bột khô gia đình 3A1Kg

3,800,000đ4,100,000đ

-10% Máy xay đậu nành tách bã
Thống kê truy cập
Online
82
Hôm nay
3,289
Trong tháng
49,709
Tổng cộng
9,354,513

Cách làm mít ra quả - Bật mí kỹ thuật trồng mít Thái siêu sớm

11/12/2019 11:30

Mít là loại trái cây có mùi thơm đặc trưng, vị dai giòn, ăn rất ngọt, được mọi độ tuổi ưa chuộng và nhu cầu thị trường lớn, mua hàng ngày về để làm hoa quả tráng miệng. Ngoài ăn sống trực tiếp múi mít, chúng ta có thể chế biến mít thành các món ăn vặt hấp dẫn như: sữa chua mít, mít sấy, kẹo mít… đều rất ngon và có sản lượng tiêu thụ cao. Giá mít ổn định và gần như không phải lo đầu ra, nên xu hướng lựa chọn mít làm cây trồng đang tăng cao. Cùng khomay3a.com tìm hiểu kĩ thuật trồng mít Thái siêu sớm cũng như cách làm mít ra quả giúp bà con làm giàu từ giống cây trồng này. 

 Bật mí cách làm mít ra quả nhanh

Cách làm mít ra quả

Cách chọn mít giống

Để cây mít có những đặc tính tốt như: ra quả sớm, sai quả, khả năng chống chịu bệnh tốt nên sử dụng giống mít ngoại như: mít Thái Lan, mít Mã Lai… để trồng hoặc ghép mít bằng cách: sử dụng hạt cây mít mật hoặc hạt cây mít rừng gieo trồng để làm gốc ghép cho cành cây mít dai. Bà con có thể tiến hành ghép khi cây mít được chọn làm gốc ghép khoảng 5-6 tháng tuổi, cao 30-40cm và lá đã ổn định. Bà con dùng bộ dụng cụ cắt ghép cành tiến hành ghép mắt theo kiểu cửa sổ hoặc ghép áp đều được. Lưu ý, với bà con tay nghề ghép cây chưa cao nên lựa chọn ghép áp để nâng cao tỉ lệ thành công.

Nên thực hiện ghép, chiết, giâm hom cây vào vụ xuân (tháng 3-4) và vụ thu (tháng 8-9) là tốt nhất, khí hậu vào thời điểm đó thích hợp cho cây nhanh đâm chồi nảy lộc và nhựa trong cây lúc đó cũng ổn định hơn, vết cắt mau lành hơn. Để nâng cao tỉ lệ thành công khi giâm hoặc ghép mít, cần phải thực hiện nhanh và ngay sau khi cắt cành. Nếu bà con sử dụng phương pháp chiết cần để 2-3 ngày giúp nhựa chỗ thân đã bóc vỏ khô đi mới bó bầu, tránh làm cành bị nhiễm khuẩn và chết.

kỹ thuật trồng mít thái siêu sớm

Thời vụ và mật độ trồng mít

Một trong những cách làm mít ra quả nhanh là lựa chọn chính xác thời vụ và mật độ trồng mít. Bà con nên bắt đầu trồng vào đầu mùa mưa dao động trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch giúp cung cấp đủ lượng nước và độ ẩm cho cây phát triển nhanh. Nếu có thể chủ động được nguồn nước tưới, bà con có thể trồng sớm hơn, thậm chí trồng quanh năm với các giống mít lai, có sức chống chịu tốt như cây mít Thái.

Mật độ trồng mít:

Với đất cằn cỗi có thể trồng với mật độ dầy, các cây cách nhau 5m, các hàng cách nhau 6m sao cho mỗi hecta trồng khoảng 300 cây là hợp lý.

Với đất tốt nên trồng thưa ra, các cây cách nhau 6m, các hàng cách nhau 7m sao cho mỗi hecta trồng khoảng 210 cây là hợp lý.

Xu hướng hiện nay, bà con nông dần thường trồng dầy lên để tăng sản lượng và rút ngắn thời gian hoàn vốn. Sau đó áp dụng phương pháp tỉa cành hoặc đốn thỉa bớt để đảm bảo sản lượng hiệu quả.

kỹ thuật trồng mít thái

Làm đất và đào hố trồng mít

Yêu cầu đất trồng mít phải có bề mặt bằng phẳng, xẻ mương rãnh sâu ít nhất 30 -40 cm để chống úng vào mùa mưa. Hốc có kích thước 40x40x40cm và đắp mô cao lên 40-70cm. Nếu đất có độ dốc khoảng 5% thì không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40x40x40cm. Trong trường hợp đất có độ dốc lớn hơn 7% như đất đồi thì phải làm hốc có kích thước 40x40cm và sâu 60cm

Mỗi hốc trộn thêm với nửa cân vôi bột và từ 1-3 cân phân hữu cơ Better HG01 3-2-2. Hố trồng mít cần đảm bảo kích thước 50x50x50cm. Lưu ý khi đào hố nên để riêng lớp đất bề mặt và lớp đất phía dưới thành 2 đống khác nhau rồi lót xuống dưới hố 1 lớp phân chuồng đã ủ hoai mục khoảng 10-12kg hoặc phân hữu cơ Komix 1kg và 150-250g supe lân rồi lấp đống đất phía dưới lên. Đống đất bề mặt trộn với 50g Basudin 10pH và 0,5 kg vôi để phòng kiến mối và nâng pH của đất rồi phủ lên trên. Không nên sử dụng phân hữu cơ chưa được ủ hoai mục hoặc tro bếp để bón lót dưới đáy hố, tránh làm xót rễ cây, thối rễ hoặc làm đất nhiễm mặn.

kỹ thuật trồng mít siêu sớm

Kỹ thuật trồng mít Thái siêu sớm

Dùng tay bới 1 lỗ nhỏ giữa hố trồng sâu hơn chiều cao của bầu cây khoảng 2-3cm, kích thước to hơn bầu cây một chút rồi để túi lên mặt đất, dùng dao rạch một được xung quanh bao nilon cách đáy 2-3 cm và bóc đáy túi ra. Quan sát bộ rễ, cắt bỏ tất cả các phần của rễ cái, rễ con ăn ra ngoài bầu đất và đặt bầu đất vào hố đã bới, chú ý đặt sao cho sau khi trồng cổ rễ ngang bằng với nền đất xung quanh, lấp đất vào rồi rút túi bọc nilon ra. Lấp và em chặt lớp đất xung quanh để cố định gốc cây non, đảm bảo gốc cay không bị gió lay và cũng không cần che chắn nhiều như trồng sầu riêng, măng cụt.
  • Tham khảo thêm: máy làm vườn đa năng hiệu suất cao, đa tác dụng

Cách chăm sóc cây mít

Chăm sóc định kỳ

Tưới đủ nước cho cây, đặc biệt vào mùa khô, khi đang ra quả và lúc quả sắp chín.

Phòng trừ cỏ dại bằng cách: phủ gốc bằng cỏ, rác, cây xanh để hạn chế cỏ dại mọc, xớt đất sau mỗi trận mưa to, làm cỏ 2 vụ/năm: vụ xuân từ tháng 1-2 và vụ thu từ tháng 8-9, xới cỏ toàn bộ diện tích 1 lần/vụ và xới gốc 2-3 lần/năm

Cắt tỉa, tạo hình

Bắt đầu cắt tỉa tạo tán khi cây mít cao khoảng 1m trở lên. Thực hiện cắt tỉa cành 2-3 lần/năm đối với các cây chưa ra quả và 1 lần/năm sau khi thu hoạch quả xong đối với các cây đã cho trái.

Sử dụng máy cắt tỉa cành cầm tay để cắt bỏ các cành gần sát mặt đất, cành tược, cành nhỏ mọc ngược hướng, cành bị sâu bệnh. Giữ lại cành cấp 1 cách gốc từ 40cm trở lên

Chọn giữ lại các cành mọc theo hướng khác nhau, cành trên cách cành dưới khoảng 40-50cm, tạo thành tầng không quá 5 cành cấp 1. Tỉa bỏ bớt cành cấp 2, cấp 3 để cây thoáng hơn, giúp tăng năng suất và chất lượng quả mít và phòng trừ sâu bệnh

cách trồng mít thái

Kỹ thuật bón phân cho cây mít

Năm thứ nhất: Bón phân lần 1 sau khi trồng cây khoảng 1-1,5 tháng; bón cho mỗi gốc 100-150g NPK (15:15:15); xịt bổ sung phân bón lá vi lượng như Number One hoặc Fetrilon-Combi theo hướng dẫn trên bao bì giúp cây có đủ các khoáng chất vi lượng cần thiết để sinh trưởng và phát triển trong lúc đợi rễ bén đất.

Năm thứ 2: Bón cho mỗi cây từ 1,5 -2kg phân NPK theo tỉ lệ 2:1:2

Năm thứ 3: Cây bắt đầu cho quả, tăng lượng phân bón so với năm ngoái lên từ 0,5-1 kg/cây. Chia thành 2 đợt bón phân vào đầu và cuối mùa mưa. Trong thời gian ra quả, bón thêm vào gốc 400-500g Kali Sulphate kết hợp với phân bón lá 0-52-34 hoặc 10-52-17 phun cho cây 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần để trái chín đều hơn, màu múi mít vàng hơn, mùi thơm và vị ngọt đậm hơn.

kỹ thuật trồng mít thái lan

Phòng trừ sâu bệnh cho cây mít

  • Bệnh sâu đục thân, đục cành: Sâu có tên Margronia, chúng đẻ trứng trên lá non, trái non, ấu trùng phát triển thành sâu rồi đục vào thân cành. Tiêu diệt bằng cách xịt thuốc trừ sâu ở giai đoạn ra lá non, quả non bằng một trong các loại thuốc sau đây: Cyperan 5EC, 10EC, Decis 2.5 EC, Bian 40-50 EC, Basudin 50EC
  • Bệnh ruồi đục trái: Do loài ruồi có tên dacus sp, đẻ trứng vào trái mít già, gây thối nhũn quả. Bà con cần dùng chất dẫn dụ sinh học để diệt ruồi đực, bọc mít lại hoặc xịt thuốc diệt ruồi như: Trebon 10ND, Decis 25 EC
  • Bệnh sâu đục trái: Là một trong những bệnh gây hại nặng trên mít Thái Lan làm giảm sản lượng và chất lượng quả, hay gặp nhất ở các phần tiếp giáp giữa các quả hoặc giữa quả với thân cây, làm quả bị hỏng và rụng sớm. Nếu gặp bệnh này, bà con không nên sử dụng biện pháp hóa học sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn của quả mít để tiêu diệt sâu mà nên dùng biện pháp sinh học để trừ bệnh, bao quả lại vào cuối giai đoạn quả rụng sinh lý.
  • Bệnh ngài đục trái: Có rất nhiều các chủng loài gây hại khác nhau, nhưng chúng thường chích hút vào ban đêm khi trái chín. Trị bệnh này tương tự như trị bệnh sâu đục trái.
  • Bệnh rầy, rệp: Rầy rệp có rất nhiều chủng gây hại, chúng hút chích nhựa lá non, đọt non và quả, khiến cây chậm lớn, lá quăn queo, quả dị dạng kèm theo nấm đốm dạng bồ hóng làm giảm khả năng quang hợp của cây và gây mất giá trị quả khi thu hoạch. Nếu trồng ở nơi đất cao thì rệp sáp thường tấn công ở phần gốc, rễ. Bệnh này cần dùng các loại thuốc hóa học để điều trị: Bassan 50EC, Supracide 40 EC, Basudin 50EC

khoảng cách trồng mít thái

Thu hoạch và bảo quản mít

Cây mít cho quả rải rác quanh năm, nhưng chính vụ thường vào tháng 6-7. Thời gian từ khi ra hoa đến khi quả mít già rơi vào khoảng 5 tháng, do đó có thể căn cứ vào màu sắc của quả mít để thu hoạch khi mít có những đặc điểm sau: quả mít già, các gai nở căng, chuyển từ màu xanh sang màu vàng hoặc nâu nhạt, thăm quả thấy mủ lỏng và trong, vỗ kêu bồm bộp. Nếu muốn bán cho những nơi xa cần thu hoạch khi trái già, tránh thu hoạch muộn quá khi trái chín sẽ rất khó vận chuyển đường dài. Hiện nay, tại các vùng chuyên canh thường trồng nhiều giống mít cho năng suất cao như: mít Viên Linh, mít Thái Lan, mít nghệ, mít tố nữ… Nhưng trồng mít Thái vẫn được ưa chuộng hơn cả.

cách chăm sóc cây mít

Trên đây, khomay3a.com vừa giới thiệu tới bà con cách làm mít ra quả nhanh nói chung và kỹ thuật trồng mít Thái siêu sớm nói riêng để bà con có cơ sở và căn cứ thực hành theo, chăm sóc cây mít đúng cách, để nhanh đậu quả, quả to, múi dày, thơm ngọt và bán được giá. Chúc bà con thành công.

Công ty CPĐT Tuấn Tú

- Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội

- Hotline : 02422050505 – 0945796556 - 0984930099 

- Email: khomay3a@gmail.com

- Website: https://khomay3a.com

- Fanpage: https://web.facebook.com/Congtycpdaututuantu


Tin mới nhà nông

THƯ CHÚC TẾT
THƯ CHÚC TẾT
09/02/2024 09:23
0984930099