Hàng tốt - Giá tốt - Dịch vụ tốt
Điểm tựa thành công - giải phóng sức lao động cho nhà nông

Hotline 24/7
0945796556 - 0984930099

Sản phẩm nổi bật
-3% Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw
Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw

5,800,000đ6,000,000đ

-9% Máy xay sữa đậu nành 3A
Máy xay sữa đậu nành 3A370W

2,900,000đ3,200,000đ

-7% Máy xay bột khô gia đình
Máy xay bột khô gia đình 3A1Kg

3,800,000đ4,100,000đ

-10% Máy xay đậu nành tách bã
Thống kê truy cập
Online
63
Hôm nay
3,612
Trong tháng
50,032
Tổng cộng
9,354,836

Bật mí cách xử lý xơ dừa trồng cây hiệu quả không phải ai cũng biết

19/07/2019 14:08

Xơ dừa là phụ phẩm từ quá trình chế biến quả dừa, nó chiếm đến 30% tổng trọng lượng. Xơ dừa qua quá trình bóc tách sẽ thu được mụn dừa (chiếm 70% trong xơ) đây được coi là nguồn nguyên liệu sạch dùng làm làm giá thể trồng cây, đất bón cây được rất nhiều trang trại, vườn ươm cây cảnh hoa mà sử dụng. Dưới đây là cách xử lý xơ dừa hiệu quả giúp bà con tự sản xuất, tận thu mụn dừa tại nhà nhanh nhất, hiệu quả nhất. 

Cách xử lý xơ dừa - Tuyệt chiêu được các nhà vườn chia sẻ nhưng không phải ai cũng biết

Xơ dừa là phụ phẩm từ quá trình chế biến quả dừa, nó chiếm đến 30% tổng trọng lượng. Xơ dừa qua quá trình bóc tách sẽ thu được mụn dừa (chiếm 70% trong xơ) đây được coi là nguồn nguyên liệu sạch dùng làm làm giá thể trồng cây, đất bón cây được rất nhiều trang trại, vườn ươm cây cảnh hoa mà sử dụng. Dưới đây là cách xử lý xơ dừa hiệu quả giúp bà con tự sản xuất, tận thu mụn dừa tại nhà nhanh nhất, hiệu quả nhất. 

Cách xử lý xơ dừa

Mụn dừa là giá thể trồng cây lý tưởng

Xơ dừa được xử lý giúp tăng độ phì nhiêu cho cây trồng, tạo độ thông thoáng kích thích bộ rễ phát triển. Hơn nữa, mụn dừa còn làm tăng công suất của vùng đệm xung quanh cây trồng giúp chống nóng cho bộ rễ vào những ngày thời tiết oi bức và giữ ẩm cho cây trồng khi thời tiết khô hạn. 

Mụn xơ dừa còn có tác dụng làm tăng độ tơi xốp cho đất, làm phân hữu cơ vi sinh an toàn, không gây hại cho đất trồng.

Mụn dừa thu được qua quá trình xử lý được ứng dụng phổ biến làm giá thể trồng hầu hết các loại cây. Trong đó điển hình như: các loại rau mầm, rau thủy canh, các loại hoa, hoa lan, nấm… 

 Xử lý xơ dừa trồng cây

Ngoài ra, nhiều trang trại có quy mô rộng lớn, mở rộng hình chăn chăn nuôi trồng trọt kết hợp còn sử dụng mụn xơ dừa làm chất độn chuồng, đệm lót sinh học để giảm mùi hôi từ phân vật nuôi, giảm các loại khí độc như NH3, hạn chế sản sinh vi khuẩn, mầm bệnh. Sau mỗi lứa xuất bán, chất độn chuồng này lại được tận thu làm phân bón, giá thể cho cây trồng rất giàu dinh dưỡng, an toàn kích thích cây phát triển. 

Nhưng tại sao phải xử lý xơ dừa trước khi sử dụng 

 Cách xử lý xơ dừa trồng cây

Xơ dừa có ứng dụng rộng rãi. Nhưng nổi bật là dễ thực hiện nhất chính là làm giá thể trồng cây. Muốn làm giá thể, bà con bắt buộc phải xử lý. Bởi vì trong xơ dừa nguyên chất có chứa 2 chất quan trọng là Tanin và Lignin.

Đây là 2 chất có tác động trực tiếp làm cản trở quá trình phát triển của cây trồng: Làm tắc đường hút không khí, dinh dưỡng của cây trồng, 2 chất này khó phân hủy, đặc biệt Lignin chỉ hòa tan trong môi trường kiềm sẽ làm cây chậm phát triển, bị còi cọc, nhiễm độc… Lâu dần sẽ làm chết cây.

Như vậy, xử lý xơ dừa chính là phương pháp loại bỏ Lignin và Tanin hiệu quả, triệt để giúp kích thích cây trồng phát triển. 

Cách xử lý xơ dừa hiệu quả nhất để làm giá thể trồng cây

Có nhiều cách để xử lý xơ dừa, loại bỏ các chất độc hại, tuy nhiên phương pháp phổ biến nhất là cách xả chất chát Tanin và Lignin ra khỏi mụn xơ dừa thông qua việc phân tích các đặc tính riêng của 2 loại chất này. 

  • Tanin có vị chát mặn có thể tan trong nước và làm kết tủa Protein
  • Lignin dưới dạng một polime thơm, không thể tan trong nước, dung môi thông thường và ngay cả axit đậm. Hợp chất này chỉ bị phân giải và bão hòa một phần dưới tác dụng của dung dịch kiềm   bisunfit natri và acid sunfuric. Dung dịch sau xử lý cần mất từ 12 - 14 tiếng để bay hoàn toàn lignin.  

Bà con tiến hành xử lý theo các bước sau: 

Bước 1: Xử lý xơ dừa thô tạo thành mụn xơ dừa (chưa qua xử lý)

Để xử lý xơ dừa thô, bà con rất cần đến sự hỗ trợ của một chiếc máy băm nghiền xơ dừa. Đương nhiên đây là một thiết bị quan trọng không thể thiếu trong quá trình bà con xử lý xơ dừa. 

Xơ dừa thô được tách ra khỏi quả dừa cần được băm nhỏ, mịn thì mới có thể ủ được. Máy băm xơ dừa, rơm khô 3A22Kw sẽ giúp bà con xử lý nguyên liệu thô một cách nhanh gọn, tiết kiệm được tối đa thời gian và công sức. Ngoài băm xơ dừa, máy cũng có thể băm được nhiều loại phụ phẩm khác như thân ngô, bã mía làm thức ăn chăn nuôi... 

 máy xay xơ dừa

Máy băm nghiền xơ dừa, rơm khô 3A22Kw năng suất 600 - 1000kg/ giờ 

Bước 2: Tách chất chát Tanin 

Ngâm xơ dừa thô từ 2 - 3 ngày vào thùng chứa nước (100 lít). 

Sau ngày thứ 3, bà con đổ nước trong thùng ra, lúc này nước ngâm sẽ có màu sẫm còn mụn dừa sẽ có màu đỏ.

Tuy dễ tan trong nước như bà con nên lặp lại bước này khoảng 3 lần để chắc chắn rằng chất chát Tanin đã được loại bỏ hoàn toàn.

Bước 3: Tách Lignin

Mẹo giúp bà con tiết kiệm tối đa thời gian và công sức là sử dụng vôi để tách Lignin. 

Chuẩn bị một thùng nước sạch, đổ 2kg vôi vào nước. 

Cho mụn dừa đã được xử lý tách Tanin vào ngâm, dùng quậy đủ dài, cứng để khuấy đều mụn dừa.

Ngâm trong nước này từ 5 - 7 ngày để Lignin hòa tan hoàn toàn trong nước.

Tiến hành xả lại với nước sạch để loại bỏ cả Lignin, cả vôi bột (Vôi bột cũng là tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tiếp theo). Để loại bỏ hoàn toàn, bà con nên cho vào nước sạch để ngâm 1 ngày. Tiến hành liên tục từ 3 - 5 ngày tiếp theo.

Mụn dừa sau khi đã xử lý loại bỏ hết các chất độc hại, bà con nên dùng tay để vắt kiệt nước, mụn xơ dừa càng khô thì càng tốt. 

Giá thể xơ dừa trồng cây

Hướng dẫn cách làm xơ dừa trồng cây phổ biến nhất hiện nay 

1. Phương pháp ủ thông thường 

Chuẩn bị dụng cụ:

  • Cân: Được sử dụng để cân đối nguyên liệu ủ cho phù hợp mang lại nguồn giá thể tốt nhất. 
  • Bạt ủ: Đống ủ thông thường sẽ được ủ ngoài trời. Vì vậy cần có bạt để đặt và phủ kín đống ủ tránh những tác động của ngoại cảnh. 
  • Cuốc, xẻng: Là công cụ cần thiết để phối trộn giúp đánh tơi các nguyên liệu
  • Thùng ô doa: Được sử dụng để tưới trực tiếp nước và chế phẩm sinh học lên bề mặt đống ủ. Sử dụng thùng ô doa bà con sẽ dễ kiểm soát lượng nước giúp nước tưới đều hơn. 
  • Vị trí xử lý xơ tạo thành mụn: Lựa chọn vị trí ủ thuận tiện, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của gia đình. Đặc biệt, nơi ủ phải cao ráo, không bị đọng nước khi mưa. Ở giữa đống ủ là mô đất cao, thoải dần xung quanh để tăng hiệu quả thoát nước.

cách ủ xơ dừa 

Chuẩn bị nguyên liệu:

Để xử lý 1000kg xơ dừa làm giá thể trồng cây, bà con cần chuẩn bị các nguyên liệu với tỉ lệ sau:

 Nguyên liệu                   Khối lượng                 
 Mụn xơ dừa đã được xử lý                    1200 kg
 Phân NPK (5-10-3) 6 kg
 Vôi bột 15 kg
 Supe lân (dạng bột) 35 kg
 Chế phẩm EM1 5 lít
 Nước sạch 200 lít

Cách tiến hành:

Bước 1: Trộn đều mụn xơ dừa với tỉ lệ như sau: 1200 - 6 - 15 - 35(kg) với lần lượt các nguyên liệu sau: Mụn dừa - NPK - vôi bột - super lân 

Bước 2: Sau khi trộn đều, bà con dàn mỏng nguyên liệu ở trên, đảm bảo độ dày từ 25 - 30cm. 

Bước 3: Sử dụng chế phẩm EM1, pha loãng với tỉ lệ: 6 lít chế phẩm - 200 lít nước (với 1200kg nguyên liệu). 

Chế phẩm này sẽ đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ, rút ngắn thời gian ủ, là chế phẩm sạch được ứng dụng rộng rãi cho ngành nông nghiệp thay thế hóa chất, phân bón hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật. 

chế phẩm EM 

Bước 4: Sử dụng chế phẩm đã pha loãng để tưới lên nguyên liệu để độ ẩm đạt từ 80 - 85% (bà con kiểu tra độ ẩm bằng cách dùng tay bóp chặt, nếu thấy nước rơi nhanh qua kẽ tay thì đạt tiêu chuẩn).

Tưới chế phẩm EM1 đến khi đống ủ cao từ 1,2 - 1,5m thì dùng bạt đậy lại.

Bước 5: Sau 4 - 5 ngày, vi sinh vật bắt đầu phân giải các chất hữu cơ, nhiệt độ bên trong đạt khoảng 60 độ C. 

Trong 10 ngày đầu nhiệt độ tăng nhanh, nếu như ủ vào mùa hè, bà con nên kiểm tra lại, cần thiết thì tưới nước để giảm nhiệt độ để giữ lại dinh dưỡng (chất đạm) và không làm chết các vi sinh vật. 

Bước 6: Đến ngày thứ 8, bà con có thể đảo trọn và thêm nước để đống ủ đạt độ ẩm từ 50 - 60%. 

Sau khoảng 30 ngày sẽ đảo trộn lại một lần nữa.Từ ngày thứ 40 - 60 đã có thể mang ra sử dụng. 

2. Cách ủ xơ dừa bằng trichoderma

Ngoài ra bà con có thể ủ xơ dừa với nấm trichoderma. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng giá thành của nấm trichoderma lại khá đắt.

Bước 1: Bà con sử dụng mụn dừa đã xử lý đem trộn đều với nấm trichoderma, đánh đều để đảm bảo độ tơi xốp cho đống  ủ. Sau đó dùng bạt hoặc cho vào bao ủ đậy kín. 

Bước 2: Sau 3 ngày ủ, bà con kiểm tra và xới lên. Cứ 3 ngày lại tiến hành một lần như vậy. 

Bước 3: Đến lần thứ 7, bà con kiểm tra nếu thấy mụn xơ dừa chuyển sang màu nâu đen thì đạt và có thể đem sử dụng. 

Đây cũng là các xử lý mụn dừa để trồng thủy canh phổ biến ở nhiều gia đình không có diện tích trồng cây. 

xơ dừa trồng cây

Tóm lại, xác định sử dụng mụn dừa làm giá thể trồng cây thủy canh, rau mầm, cây hoa lan... đệm lót sinh học cho cây trồng, vật nuôi, bà con nên nắm được cách xử lý xơ dừa ở trên để loại bỏ hoàn toàn độc tố, đảm bảo cho cây trồng phát triển tốt nhất, sạch sâu bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chúc bà con thành công. 

 Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:


Công ty CPĐT Tuấn Tú
- Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline : 02422050505 – 0945796556 - 0984930099 
- Email: khomay3a@gmail.com
- Website: https://khomay3a.com
- Fanpage: https://web.facebook.com/Congtycpdaututuantu

Tin mới nhà nông

THƯ CHÚC TẾT
THƯ CHÚC TẾT
09/02/2024 09:23
0984930099