Hàng tốt - Giá tốt - Dịch vụ tốt
Điểm tựa thành công - giải phóng sức lao động cho nhà nông

Hotline 24/7
0945796556 - 0984930099

Sản phẩm nổi bật
-3% Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw
Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw

5,800,000đ6,000,000đ

-9% Máy xay sữa đậu nành 3A
Máy xay sữa đậu nành 3A370W

2,900,000đ3,200,000đ

-7% Máy xay bột khô gia đình
Máy xay bột khô gia đình 3A1Kg

3,800,000đ4,100,000đ

-10% Máy xay đậu nành tách bã
Thống kê truy cập
Online
102
Hôm nay
3,899
Trong tháng
50,319
Tổng cộng
9,355,123

Tăng gấp đôi hiệu quả nhờ nắm vững kỹ thuật nuôi lươn không bùn

23/07/2019 14:11
Kỹ thuật nuôi lươn không bùn áp dụng cho mô hình nuôi thương phẩm cho sản lượng thịt cao. Phương pháp này đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe về cách xây dựng bể, chọn giống cho đến nguồn thức ăn, quy trình chăm sóc và trị bệnh. Áp dụng đúng quy cách chăn nuôi, nhiều hộ nông dân đã thu lãi hàng chục triệu đồng mỗi tháng, mang lại nguồn thu nhập ổn định, hiệu quả cao.

 BẬT MÍ KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN KHÔNG BÙN NHÂN ĐÔI HIỆU QUẢ KINH TẾ

Kỹ thuật nuôi lươn không bùn

Thu lợi cao từ mô hình nuôi lươn không bùn mới 

Lươn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein, các loại vitamin và khoáng chất. Thịt lươn được sử dụng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn lại có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho mọi lứa tuổi. Để đáp ứng nhu cầu lươn thương phẩm, mô hình nuôi lươn không bùn kiểu mới được nuôi thử nghiệm tại nhiều địa phương và cho nhiều kết quả tích cực, mang đến nguồn lợi nhuận cao cho người chăn nuôi:

  • Thuận tiện trong việc quan sát, chăm sóc, theo dõi số lượng và kịp thời phát hiện dịch bệnh do lươn không chui rúc trong bùn như mô hình cũ. 
  • Giảm thất thoát 
  • Khả năng tăng trưởng nhanh, thích ứng tốt với dịch bệnh 
  • Dễ dàng xử lý nước bể nuôi, hạn chế tối đa mầm bệnh sản sinh và gây hại. 
  • Dễ dàng xử lý, kiểm soát độ pH của nước cấp vào bể nuôi đảm bảo môi trường phát triển thuận lợi nhất cho lươn. 
  • Vốn đầu tư ít, không yêu cầu quá nhiều diện tích, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh 
  • Rút ngắn thời gian chăm sóc, tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp, cho năng suất ổn định.

 

Có thể nói mô hình nuôi lươn không bùn theo hình thức thâm canh là hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản góp phần chuyển đổi ngành nghề ở địa phương, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tự cung tự cấp theo hướng nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với công nghiệp chế biến. 

Nhưng cũng vì những lời “mời chào lợi nhuận khủng” mà không ít hộ nông dân ồ ạt chuyển đổi sang nuôi lươn không bùn trong khi chưa tìm hiểu kiến thức, kỹ năng chăn nuôi. Hệ quả không ít gia đình điêu đứng vì lỗ. 

Bài viết nên tham khảo: Tư vấn máy làm thức ăn cho cá theo chuỗi quy trình khép kín A-Z

Máy làm thức ăn cho cá

Vì vậy để nghề nuôi lươn không bùn mang mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu rủi ro, trước khi bắt tay vào nuôi, bà con phải nắm được những kỹ thuật nuôi quan trọng dưới đây

1. Bể nuôi lươn 

Bà con có thể tận dụng chuồng nuôi lợn cũ sửa sang lại làm chuồng nuôi lươn để tiết kiệm chi phí xây dựng.

Còn nếu xây bể mới, bà con cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:

  • Vị trí: Gần ao, kênh, mương để thuận tiện cho việc cấp thoát nước. Tuy nhiên vị trí nuôi phải dễ dàng quản lý và chăm sóc. Nếu xây dựng mô hình chăn nuôi rộng, bà con nên xây thành các bể hình vuông hoặc hình chữ nhật liền kề nhau. Khoảng cách giữa các bể là 60cm tiện cho việc đi lại, chăm sóc.
  • Kích thước: Rộng 1,2 - 2m, dài 2 -5m, cao 1 - 1,2m.
  • Đáy: Bể nên có độ nghiêng khoảng 3 độ về phía cống thoát nước để thuận tiện cho việc thay nước. 
  • Đặt ống nhựa: Ở góc có cống thoát nước, đặt ống nhựa tròn, đường kính 4 - 6cm, dài 40 - 60cm nằm toàn bộ bên trong bể, phần miệng được hàn kín và lắp vào cống thoát nước. Trên thân ống nhựa đục lỗ nhỏ thoát nước nhưng không để lươn chui qua. Miền bên ngoài có nắp chắn, khi cần thay nước, chỉ cần mở nắp chắn đó. 
  • Đòn: Bắc ngang qua mặt bể một chiếc đòn bằng gỗ hoặc bằng tre chắc chắn.
  • Chuẩn bị nilon tái sinh: Lấy vài chục đoạn nilon, mỗi đoạn dài 1,2 - 1,5m, rộng 0,6 - 1cm buộc chắc 1 đầu sau đó treo lên đòn, đầu còn lại thả tự do trong bể làm chỗ cho lươn trú ngụ, làm tổ. Dây nilon phải được xử lý trước 10 -15 ngày khi thả vào bể nhằm đảm bảo an toàn cho lươn. 
  • Căng lưới: Bà con cũng có thể làm giàn lưới bằng tre, treo hoặc kê ở bên dưới làm chỗ trú ngụ cho lương. Nên dùng khúc tre tròn, được vót cẩn thận để không làm tổn thương chúng.
  • Nước bể: Nước bể phải sạch, độ cao mực nước từ 30 - 40cm. 
  • Mái che: Nuôi lươn trong bể xi măng nên làm mái che nắng, che mưa vì lươn không chịu được ánh sáng mạnh và nắng nóng
  • Bảo vệ: Quay khu nuôi phải được bảo vệ tránh chuột, mèo, rắn, chim ác.
  • Nếu không gần nhà, bà con có thể xây thành một khu riêng biệt có hàng rào cao, an toàn. 

 

Tóm lại, môi trường trong bể nuôi lươn cần phải đạt các chỉ số sau:

Mức nước bể nuôi (cm) pH Nhiệt độ (độ C) Oxy (mg/lít) NH3 (mg/lít) Độ mặn (0/00)
30 - 40 6,5 - 8 25 - 32 2 < 2 6

2. Chọn giống 

Hiện nay, lươn có khoảng 3 loại giống:

- Lươn màu vàng sẫm: sinh trưởng và phát triển tốt nhất rất phù hợp với mô hình nuôi thương phẩm.

- Lươn màu vàng xanh: Phát triển bình thường.

- Lươn có màu xám trò: phát triển chậm không phù hợp với mô hình nuôi thương phẩm.

 Giống lươn có thể khai thác ngoài tự nhiên hoặc mua lươn giống ngoài thị trường. 

  • Yêu cầu chung khi chọn giống:

Chọn lươn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị bệnh tật, màu da sặc sỡ, trên thân không có vết thương tích.

Chọn lươn đồng kích thước để nuôi cùng một bể giúp chúng sinh trưởng và phát triển tốt.

Nuôi để sinh sản lấy giống cần phân biệt đực - cái:

- Con lươn cái: Phần đuôi nở to, trông như ngắn lại, thân mình bầu bĩnh hơn. Phần bụng lươn mềm, to, da mỏng, lỗ hậu môn rộng, hơi đỏ hồng. Kích thước chiều dài từ 22 - 26cm.

- Con lươn đực: Đuôi vót nhọn dần, trồng như vừa dài ra. Phần bụng nhỏ và rắn, mõm nhọn, đầu thon, năng động hơn con cái. Kích thước chiều dài từ 54cm phần lớn là con đực.

  • Khai thác giống ngoài tự nhiên:

Bà con có thể bẫy ở ao, bờ mương, bờ ruộng… Có thể sử dụng lưới giăng ở hố cống phía dưới rồi dùng vôi rắc ở hố cống phía trên để dồn lươn.

Sử dụng ống trúm đã có mồi để bắt lươn. Đặt ống trúm ở vị trí lươn hay tới qua đêm, sáng hôm sau ra thu.

Vào mùa sinh sản, tìm hang có bọt trắng trào ra, ở những nơi này hay có trứng lươn. Ta dùng vợt để vớt trứng lươn đem đi ương. Trứng có thể nở sau 1 tuần với điều kiện nhiệt độ 25 - 30 độ C.  

Tuy nhiên phương pháp này thường dùng cho quy mô nuôi gia đình nhỏ lẻ.

  • Mua lươn giống:

 

Do nhu cầu nuôi thương phẩm ngày càng cao nên không ít trang trại chăn nuôi đã nhân giống và bán giống lươn. Trước khi mua giống, bà con nên tìm hiểu và lựa chọn đơn vị uy tín. Dưới đây là bảng giá lươn giống, bà con có thể tham khảo:

 Loại sản phẩm (con/kg)           Giá bán lươn giống          
 Trọng lượng 1.400 - 1.600                     3.000 đồng/ con
 Trọng lượng 500 - 700 4.000 đồng/ con
 Trọng lượng 250 - 350 5.000 đồng/ con
 Trọng lượng 80 - 100 350.000 đồng/kg
 Trọng lượng 50 - 70 320.000 đồng/ kg
 Trọng lượng 20 - 25 260.000 đồng/ kg

3. Kỹ thuật thả giống, mật độ nuôi

Thả giống

Trước khi thả giống lươn, bà con nên tẩy trùng để tiêu diệt mầm bệnh, vì mầm bệnh khó phát hiện bằng mắt thường, nếu thả chúng xuống bể nuôi cùng những con khỏe mạnh thì sẽ làm lây lan cả đàn. Bà con có thể áp dụng một trong những cách sau đây:

  • Cách 1: Dùng muối ăn 3 - 4% để tắm cho đàn lươn khoảng 5 phút trước khi cho vào bể nuôi. 
  • Cách 2: Dùng dung dịch thuốc tím 0,5% tắm cho đàn lươn (Cách này cũng có thể sử dụng cho ba ba và ếch)
  • Cách 3: dùng cây phân xanh (cỏ lào) dã nát lấy nước đém té trực tiếp vào bể đang chứa lươn con giống. Ngâm lươn con trong bể này 1 ngày, 1 đêm thì đem chúng ra nuôi ở bể đã chuẩn bị. 

 

Trường hợp khi đang khử trùng cho lươn mà thấy chúng có biểu hiện bất thường, ngoi lên khỏi mặt nước, bà con nên vớt chúng ra và tắm bằng nước sạch khoảng 10 -15 phút trước khi cho vào bể xi măng. 

Thời điểm thả giống thích hợp là vào đầu mùa mưa, thời điểm sáng sớm trước 10 giờ hoặc chiều mát 

Mật độ

  • Nuôi lươn thịt : 20 - 25 con/m2
  • Nuôi lươn giống: 40 - 60 con/m2
  • Một độ ương giống: 60 - 200 con/m2

Nếu lươn giống đạt cỡ 10 - 15cm, bà con có thể thả với mật độ từ 50 - 150 con/m2 tùy vào điều kiện nguồn nước, thức ăn.

Mùa vụ nuôi lươn thích hợp nhất là từ tháng 6 - 12, thời điểm này lươn ăn khỏe, đồng thời nguồn thức ăn cũng dồi dào, dễ kiếm.

4. Thức ăn cho lươn nuôi

Nguồn thức ăn:

Lươn là loài ăn tạp nhưng chủ yếu là động vật có chất tanh. Nguồn thức ăn chính của lươn gồm: các loại giun, cá tạp, ốc bươu, ốc đồng, nhộng tằm, sâu bọ, các loại phế phẩm từ lò mổ gia súc, gia cầm… 

Để kích thích chúng nhanh lớn, nhiều hộ nuôi cho lươn ăn cám công nghiệp, cám tăng trọng. Tuy nhiên cám này bán ngoài thị trường thường có giá thành cao, nếu không rõ nguồn gốc thì trong cám có chứa chất cấm, chất tăng trọng nên mặc dù lươn lớn nhanh nhưng thịt không ngon, chất lượng không đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, các hộ chăn nuôi có thể thay thế cám công nghiệp bằng thức ăn tự sản xuất giàu dinh dưỡng. 

Cách chế biến thức ăn:

Bà con có thể tự làm “cám công nghiệp” bằng cách tận dụng ngô, thóc, gạo, các loại hạt đậu tương, đậu phộng, chế phẩm sinh học, mật rỉ đường… trộn với tỉ lệ thích hợp sau đó sử dụng các loại máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng 3A8HP để nghiền nhỏ, nấu chín làm thức ăn cho lươn.

Máy băm nghiền đa năng 3A  1 

Các loại thức ăn tươi sống cần được nghiền nhỏ, xay nhuyễn, bà con nên cần đến sự hỗ trợ của máy để nghiền các loại thức ăn tươi sống một cách nhanh gọn, cho năng suất cao, giúp quá trình trộn và cho ăn trở nên dễ dàng, đơn giản hơn rất nhiều.

 Máy băm nghiền đa năng

Để nuôi lươn đạt năng suất cao, đàn lươn lớn nhanh, chất lượng thịt tốt, bà con có thể trộn đều cám tự chế ở trên với bột nghiền cua ốc, bổ sung thêm một số vitamin và thảo dược. 

Tỉ lệ 2 thành phần chính là 30% cám : 70% thức ăn tươi sống.

Cách cho ăn:

  • 2 tháng đầu nuôi: Cho ăn 3 lần trong ngày 
  • 2 tháng tiếp theo: Cho ăn 2 lần trong ngày (sáng 7 - 8 giờ, chiều 17 - 18 giờ)

Lượng thức ăn trong mỗi lần cho ăn sẽ bằng 7% trọng lượng của toàn bộ lươn nuôi trong bể.

Lươn hoạt động nhiều vào ban đêm nên bữa chính sẽ là bữa chiều tối

Thời tiết âm u lươn thường ăn ít, bà con nên giảm khoảng 20 - 30% thức ăn hàng ngày.

bà con nên cố định chỗ ăn để tập thói quen ăn cho đàn lươn giúp chúng ăn được hết thức ăn đã thả xuống, tránh gây lãng phí và làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Người chăn nuôi có thể rải thức ăn đã phối trộn trên sàn tre.

 

5. Kỹ thuật chăm sóc 

Thay nước cho lươn, đặc biệt là vào mùa hè. Có những hôm nắng nóng cao điểm, bà con phải thay nước 3 lần/ ngày. Nuôi trong bể xi măng có lợi thế là khá dễ thay nước. Cách tiến hành như sau: Đổ thêm vào bể khoảng 10cm nước, cho lươn ăn thức ăn trong 3 giờ sau đó tháo cạn nước, loại bỏ thức ăn thừa và chất cặn trong bể nuôi.

Còn khi thời tiết mát mẻ, 2 ngày tiến hành thay nước 1 lần. 

Tuyệt đối không được để vôi hay xà phòng rơi xuống khu vực bể nuôi sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của đàn lươn.

 

Ngoài ra, bà con nên định kỳ kiểm tra nồng độ pH, NH3 trong nước sau mỗi lần thay nước. Nếu NH3 quá cao, một nửa thân trên của lươn sẽ thẳng đứng, đầu nhô lên mặt nước, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời thì chúng sẽ bị chết.

Mỗi tháng tiến hành phân loại lươn to, lươn bé để thuận tiện trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Đồng thời đảm bảo con to không cắn hoặc làm sứt xát con nhỏ.

Nói chung nuôi lươn không bùn khá dễ chăm sóc. 

Lươn thường có tập tính lựa chọn thức ăn rất cao, nên nếu muốn thay đổi khẩu phần, chế độ dinh dưỡng, bà con phải làm dần dần. 

6. Một số bệnh thường gặp và cách điều trị

Lươn thường ít bị bệnh. Nếu trong quá trình vận chuyển bị xây xát,  quá trình chăm sóc không tốt, nguồn nước bẩn, ô nhiễm thì ký sinh trùng sẽ phát sinh gây ra một số bệnh như sốt nóng, lở loét, nấm thủy mi.

  • Bệnh sốt nóng:

Nguyên nhân: mật độ nuôi dày, nhiệt độ nước quá cao mà không thay kịp thời. Đàn lươn sẽ nháo nhác, tiết nhiều dịch nhầy, đầu sưng phồng lên dẫn đến chết hoàn toàn.

Điều trị: Duy trì mật độ hợp lý, khi lươn lớn nên có biện pháp thay đổi mật độ nuôi. Thay nước thường xuyên. Lươn bị bệnh có thể dùng Anti Shock liều 1kg/ 1000m3 cho xuống nước. Hoặc dùng Sunphat đồng 0,07% với liều lượng 5ml/m3 nước.

  • Bệnh lở loét:

Nguyên nhân: Lươn bị xây xát do vận chuyển hoặc cắn nhau gây ra những vết lở loét, tạo điều kiện cho ký sinh trùng trú ngụ và gây bệnh lở loét. Phần đuôi của lươn bệnh có thể bị rụng đi, đầu ngoi lên khỏi mặt nước. Bệnh này hay xảy ra từ tháng 5 - 9.

Điều trị: Sát trùng bể nuôi bằng vôi trước mỗi mùa vụ nuôi. Trong mùa vụ, bà con có thể sử dụng  thuốc Streptomycin liều lượng 250.000 UI/m2 phun cho toàn bể. Trộn SulFamidine liều lượng 0,5g/ 50kg thức ăn cho lươn ăn mỗi ngày 1 lần, kéo dài từ 5 - 7 ngày. 

  • Bệnh nấm thủy mi:

Nguyên nhân: do ký sinh trùng gây ra, thời điểm từ mùa xuân - thu. Trên thân của chúng sẽ có những vết tròn, trắng.

Điều trị: dùng vôi 100 - 150g thả vào bể trước khi nuôi. Hoặc dùng  Bio Oxocol trộn với thức ăn liều lượng 5g/ kg cho đàn lươn ăn liên tục từ 3 - 5 ngày.

7. Thu hoạch 

Lươn đạt kích cỡ khoảng 150 - 220g/ con đã có thể xuất bán. Nuôi lươn không bùn rất dễ thu hoạch, có thể thu được toàn bộ hoặc chọn lọc những con có kích thước lớn đem xuất bán trước, con lươn sạch sẽ, không  bị bám bùn đất. Tuy nhiên khi thu cần phải thực hiện nhẹ nhàng tránh làm xây xát ảnh hưởng đến chất lượng thịt.

Bà con dùng vợt, thùng chứa hoặc sọt để thu lươn. Có thể để lươn trong thùng tôn hoặc trong bạt lót có nước sạch khi vận chuyển.

Nên thu lươn vào buổi sáng sớm mát mẻ hoặc chiều tối.

Áp dụng đúng kỹ thuật nuôi lươn không bùn giúp đàn lươn lớn nhanh, một năm bà con có thể nuôi được 2 -3 vụ, mang lại nguồn thu dồi dào, không chỉ nhân đội mà thậm chí còn nhân 4, nhân bốn nguồn vốn bỏ ra ban đầu. 

Chúc bà con thành công!

 

Tin mới nhà nông

THƯ CHÚC TẾT
THƯ CHÚC TẾT
09/02/2024 09:23
0984930099