Hàng tốt - Giá tốt - Dịch vụ tốt
Điểm tựa thành công - giải phóng sức lao động cho nhà nông

Hotline 24/7
0945796556 - 0984930099

Sản phẩm nổi bật
-3% Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw
Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw

5,800,000đ6,000,000đ

-9% Máy xay sữa đậu nành 3A
Máy xay sữa đậu nành 3A370W

2,900,000đ3,200,000đ

-7% Máy xay bột khô gia đình
Máy xay bột khô gia đình 3A1Kg

3,800,000đ4,100,000đ

-10% Máy xay đậu nành tách bã
Thống kê truy cập
Online
80
Hôm nay
4,266
Trong tháng
50,686
Tổng cộng
9,355,490

Kỹ thuật nuôi vịt bầu cánh trắng - Chia sẻ từ A-Z từ chuyên gia hàng đầu

03/10/2019 14:24
Vịt bầu cánh trắng nổi tiếng là giống vịt cho năng suất và chất lượng thịt tốt đang cạnh tranh rất quyết liệt với giống vịt cỏ Vân Đình. Hơn nữa giống vịt này dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao thích hợp mở rộng nuôi quy mô trang trại bán thâm canh, thâm canh. Nếu áp dụng đúng kỹ thuật nuôi vịt bầu cánh trắng thì tỉ lệ sống đạt trên 90% và chỉ từ 40 - 45 ngày tuổi đã có thể xuất bán, khối lượng trung bình đạt từ 3 - 3,5kg/con giúp bà con thu về cả nửa tỉ mỗi năm 

 KỸ THUẬT NUÔI VỊT BẦU CÁNH TRẮNG TỪ A - Z, SIÊU LỢI NHUẬN  

kỹ thuật nuôi vịt bầu cánh trắng 

1. Chuồng nuôi và dụng cụ nuôi vịt 

❖ Yêu cầu chung 

Hình thức nuôi: bà con có thể nuôi vịt siêu thịt nhốt chuồng hoàn toàn, nuôi thả đồng, nuôi trên cạn, nuôi vịt trên ao kết hợp thả cá. 

Làm chuồng nuôi cao ráo, thoáng mát, hướng Đông hoặc Đông Nam ấm về mùa đông, mát về mùa hè. 

Nền chuồng lát bằng gạch hoặc xi măng, độ dốc từ 3 - 5% để thuận tiện vệ sinh.

Vật liệu làm chuồng có thể là gỗ, tre, nứa hoặc xi măng.

Trong chuồng chia ra khu vực gột vịt con, khu vực nuôi hậu bị, khu vực nuôi thịt

❖ Chuồng úm vịt con và dụng cụ nuôi

Có thể úm trên lồng hoặc úm trên nền. Lồng úm có thể làm bằng tre, nứa, khung sắt.

Kích thước mỗi lồng úm: lm x 2m x 0,5m úm 150 con trong tuần đầu. 

Quây: Quây vịt thường làm bằng cót, dài 4,5 - 5m, cao 0,5m quây tròn lại để nuôi 60 - 70 con vịt. 

Máng ăn: có thể dùng mẹt tre hoặc máng tôn. Mẹt tre trung bình 25 con vịt con/mẹt. Máng tôn kích thước 70cm x 50cm x 3cm dùng cho 60 - 70 con vịt con/khay. 

Máng uống: Giai đoạn đầu có thể dùng máng loại 0,85 - 2 lít, trung bình cần 100 con/3 máng nước.

Chụp sưởi/ đèn sưởi: sử dụng bóng đèn 100W/1 lòng quây/60 - 70 con vịt.

Rèm che: Rèm che xung quanh chuồng úm thường dùng là vải, bạt dứa hoặc phiên liếp để tránh gió lùa, mưa hắt. 

Chất độn chuồng: phải được xử lý bằng thuốc tím, phơi khô, rải dày 8 - 10cm.

❖ Chuồng nuôi vịt từ 22 ngày tuổi đến khi xuất bán 

Chuồng nuôi trên cạn phải có sân chơi, diện tích sân rộng gấp 3 chuồng. Sân chơi lát gạch hoặc láng xi măng.

Chất độn chuồng cũng cần được xử lý trước khi cho vào. 

Chuồng nuôi trên ao nước thì ao cần sâu từ 1,2 - 1,4m, có hệ thống thay nước thường xuyên

 cách nuôi vịt bầu cánh trắng

2. Chọn giống vịt bầu cánh trắng

❖ Về giống vịt bầu cánh trắng 

Vịt bầu cánh trắng (Vịt super meat) là giống vịt chuyên thịt có nguồn gốc từ nước Anh khác với giống vịt bầu nhập nội đang được nuôi ở nhiều địa phương hiện nay. 

Vịt bầu cánh trắng có ngoại hình đặc trưng của giống vịt nuôi siêu thịt: thân hình nở nang, đầu to, cổ ngắn. Khối lượng trưởng thành đạt từ 3,5 – 4 kg/con (con trống là 3,6-4,2 kg, con mái là 3,5-3,8 kg).

Vịt super meat nuôi công nghiệp chỉ mất 45 - 50 ngày là được xuất chuồng, đạt 2 - 2,4 kg/con cho hiệu quả kinh tế cao, có thời điểm giá vịt bầu cánh trắng lên tới 50,000 đồng/ kg. Đặc biệt giống vịt siêu thịt có tỷ lệ thịt đùi và lườn cao nên được thịt trường ưa chuộng.

Chúng có khả năng tự kiếm mồi tương đối tốt nên có thể nuôi vịt theo hình thức chạy đồng hoặc nuôi nhốt chuồng số lượng lớn. Nhưng thông thường giống vịt siêu thịt nuôi vườn cho năng suất trứng cao hơn vịt chạy đồng từ 5 – 10%Ngoài cho thịt thì vịt bầu cánh trắng cũng đẻ trứng,năng suất trung bình 150 – 170 trứng/mái/năm, quả trứng to, đồng đều.

❖ Yêu cầu khi chọn giống 

vịt bầu cánh trắng 

Chọn giống vịt nuôi là khâu đầu tiên rất quan trọng, vì vậy bà con nên chọn:

Con giống đảm bảo an toàn không dịch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng.

Giống vịt bầu con khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Lông bông mượt, rốn khô, mắt sáng, chân mập, cứng cáp và nhanh nhẹn. Tốt nhất nên chọn những con nở đúng ngày (28 ngày), nếu vịt nở sớm hoặc muộn đều không tốt vì khi nuôi tỷ lệ chết hao hụt sẽ cao hơn. 

Giá giống vịt bầu cánh trắng tại các trang trại giống dao động từ 7.000 - 8.000 đồng/con.

3. Kỹ thuật nuôi vịt bầu cánh trắng siêu thịt 

❖ Mật độ đàn vịt

mật độ nuôi thay đổi theo tuần tuổi nhằm đảm bảo có đủ không gian cho vịt sinh trưởng và phát triển tốt nhất:

  • Tuần thứ nhất: 20 - 25 con/m2
  • Tuần thứ hai: 10 - 15 con/m2
  • Tuần thứ 3: 6 - 7 con/m2
  • Tuần thứ tư đến khi xuất chuồng: 4 - 5con/m2.

❖ Nhiệt độ nuôi phù hợp

Vịt bầu con mới mua về cần được sưởi ấm từ 2 - 3 tuần đầu. Nhiệt độ này cần ổn định cả ngày lẫn đêm để chúng thích nghi tốt nhất:

  • Tuần thứ nhất: Duy trì nhiệt độ từ 24 - 35 độ C
  • Tuần thứ hai: Duy trì nhiệt độ từ 18 - 24 độ C
  • Tuần thứ ba: Duy trì nhiệt độ từ 18 - 20 độ C 

 cách nuôi vịt nhanh lớn

Vịt con sẽ có một số biểu hiện với nhiệt độ trong chuồng úm, bà con cần theo dõi thường xuyên, hàng ngày để điều chỉnh cho phù hợp. 

  • Chuồng úm quá lạnh: đàn vịt con sẽ tụ lại dưới bóng đèn 
  • Chuồng úm quá nóng: vịt con sẽ tản ra xa khỏi bóng đèn
  • Chuồng úm có gió lùa: đàn vịt con sẽ tụ lại ở một góc lồng úm.
  • Chuồng úm có nhiệt độ vừa phải: vịt con sẽ ăn uống đi lại bình thường. 

❖ Ẩm độ

Độ ẩm cần duy trì từ 60 - 70%. Đồng thời trong lồng úm phải có độ thoáng khí duy trì tối thiểu:

Ngày tuổi      Độ thoáng không khí trong chuồng nuôi     
1 - 10 ngày tuổi  8.3m3/kg khối lượng sống
11 - 30 ngày tuổi 6.7m3/kg khối lượng sống
     31 - 50 ngày tuổi       3.2m3/kg khối lượng sống

❖ Cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng trong ngày 

Ngày tuổi Cường độ (W/in2) Thời gian (giờ)
0-3 ngày 5 24
4-7 5 24
8-14 5 16 - 18
15-21 5 16 - 18
    Từ 21 ngày tuổi      Ánh sáng và nhiệt độ tự nhiên   Ánh sáng và nhiệt độ tự nhiên 

❖ Nước uống cho vịt

Cung cấp nước uống sạch sẽ, không lạnh dưới 12 độ C đối với vịt con, và không dưới 8 độ C đối với vịt từ 2 - 3 tháng tuổi. Nguồn nước cũng không được nóng quá, trung bình từ 22 - 23 độ C.

Ngoài ra, Có thể pha cùng 5gr đường Glucoza và 1 gam Vitamin C/ 1 lít nước uống để tăng sức đề kháng cho đàn vịt thịt. 

Lượng nước trung bình cần cho 1000 con vịt/ngày:

         Tuần tuổi                   Lượng nước uống (lít)         
1 100
2 200
3 300
4 400
5 500

❖ Chăm sóc vịt thịt theo từng giai đoạn 

1 - 3 ngày tuổi: Nếu chăm sóc vịt con từ giai đoạn mới nở thì sau 4 tiếng vịt con nở mới được cho ăn. Thức ăn giai đoạn này chủ yếu là cơm chín hoặc ngô đập vỡ mảnh nấu chín để nguội. Trùng bình 3 - 4kg gạo nấu chín sẽ đủ nuôi 100 con vịt con/ngày. Chia lượng thức ăn thành 4 - 5 bữa, rải lên giấy ở trên nền chuồng để vịt tập ăn. 

4- 10 ngày tuổi: Tiếp tục cho ăn cơm nấu chín trộn thêm cùng với rau xanh, rêu băm nhuyễn. Tập cho vịt ăn tôm, ruốc, tép… Nếu nuôi theo hình thức chăn thả thì giai đoạn này, bà con có thể cho đàn vịt con xuống tắm nước 5 - 10 phút để vịt làm quen, tăng dần thời gian lên 30 phút. 

11 - 16 ngày tuổi: Gạo và ngô vỡ mảnh chỉ cần ngâm nước cho chương mềm rồi cho vịt ăn. Đến khi vịt con được 15 ngày tuổi thì cho ăn lúa nấu chín, bổ sung rau xanh các loại cua, ốc, tôm băm nhuyễn. 

17 - 30 ngày tuổi: Từ 17 đến 20 ngày tuổi tiếp tục cho lúa nấu chín. Từ sau 20 ngày tuổi cho ăn lúa sống, cám viên tự ép. 

30 ngày tuổi trở đi:

Đối với vịt nuôi nhốt hoàn toàn: cần đảm bảo mật độ, độ ẩm thích hợp.

Đối với vịt chăn thả thì duy trì mật độ từ 10 ha ruộng lúa phù hợp với 2000 - 3000 con vịt bầu cánh trắng. 

Thay rửa máng ăn máng uống hàng ngày 

Cho đàn vịt ăn cám viên tự ép, kết hợp rau xanh, vitamin 

Kiểm tra đàn vịt đề kịp thời phát hiện và phòng trừ bệnh. 

Giai đoạn tập trung nuôi vỗ béo:

 giá vịt bầu cánh trắng

Giai đoạn này cần điều chỉnh lượng thức ăn, giảm hẳn các loại thức ăn không nhiều dinh dưỡng, không hấp dẫn, cám viên tự ép.

Nếu áp dụng phương thức thả đồng thì giai đoạn này nhốt vịt lại, nuôi ở khu vực cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, trong chuồng bố trí máng ăn, máng uống.

Thời gian vỗ béo khoảng 3 ngày, tối đa là 5 - 7 ngày. Nếu kéo dài quá đến 9 - 10 ngày thì khó bán.

Thức ăn nuôi vỗ béo để vịt tăng thịt và mỡ, gồm bột ngô, bột thóc, cám gạo, tấm, bột cá 3%, thức ăn bổ sung.

4. Thức ăn cho vịt super meat

❖ Nguồn thức ăn 

Thức ăn cung cấp năng lượng (thức ăn cơ sở): Bao gồm các loại hạt ngũ cốc như thóc, ngô, cao lương, kê… phụ phẩm như tấm, cám

Thức ăn cung cấp protein nguồn gốc động vật: Bột thịt, bột cá, bột tôm, bột máu, tôm ,cua, ốc, phế phẩm từ các lò mổ… 

Thức ăn cung cấp protein nguồn gốc thực vật: Đỗ xanh, đỗ tương, lạc (đậu phộng), khô dầu đậu tương, khô dầu lạc… Tuy nhiên phần lớn các loại cây họ đậu thường chứa độc tố nên khi dùng để chế biến thức ăn cho đàn vịt bầu cánh trắng, bà con cần có biện pháp chế biến phù hợp để giảm độc tố, nâng cao giá trị dinh dưỡng. 

Thức ăn bổ sung: Phức hợp muối có chứa photpho, canxi, muối ăn, đá vôi, bột vỏ sò, vỏ trứng, bột xương, mangan sunfat, coban clorua, các loại vitamin dưới dạng premix vitamin

Thức ăn thô xanh: Ngoài ra bà con cần bổ sung thêm thức ăn thô xanh để cung cấp chất xơ, nguồn dinh dưỡng cho đàn vịt. Ngoài các loại rau bèo, thân cây đậu đỗ, khi chăn nuôi với quy mô rộng, nuôi kết hợp nhiều giống khác nhau, chủ trang trại có thể trồng cỏ Stylo, cỏ Alfalfa Linh lăng, cây chè khổng lồ, cây hoàn ngọc cỏ ghine, cỏ voi lùn… Thức ăn thô xanh cần được băm nhỏ hoặc nghiền nhuyễn, phối trộn theo tỉ lệ phù hợp. 

 kỹ thuật nuôi vịt bầu cánh trắng

❖ Tỉ lệ phối trộn thức ăn cho vịt

Nguồn thức ăn trên được phối trộn theo tỉ lệ như sau: 

Nguồn thức ăn       Tỉ lệ (%)      
 Thức ăn cung cấp năng lượng  60 - 70%
 Thức ăn protein nguồn gốc động vật            10%
 Thức ăn protein nguồn gốc thực vật  20 - 25%
 Thức ăn bổ sung 1%


Bà con có thể tham khảo công thức phối trộn thức ăn nuôi vịt siêu thịt dựa trên tỉ lệ % theo khối lượng:

Nguyên liệu    0 - 3 tuần tuổi       4 - 8 tuần tuổi       Giai đoạn vỗ béo - xuất chuồng   
Tấm/ thóc 45 66 60
Gạo lứt 0 0 15
Khoai mì 16.5 7 0
Cám ngô 20.5 12 9
Cám gạo  10 9 8
   Bột cá/ bột giun    6 4 6
Bột đậu nành  1 1 1
Khô dầu  1 1 1

❖ Khẩu phần ăn khoa học giúp vịt nhanh lớn 

Đối với vịt nuôi lấy thịt, khẩu phần thức ăn cần được xây dựng và quản lý khăn khe, đặc biệt là nguồn thức ăn bổ sung vitamin, chất khoáng. Yêu cầu chung khi nuôi vịt thịt là vịt lớn nhanh, sản lượng và chất lượng tốt thì sẽ giảm được số lượng thức ăn. 

Chế độ dinh dưỡng:

Chỉ tiêu   0-2 tuần tuổi     3-6 tuần tuổi     7-8 tuần tuổi  
 Protein (%) 20-22 18,5 17,0
 ME (kcal/kg thức ăn) 2850-2900 2900-2950 2950-3050
 Lysine (%) 1,17-135 1,0 0,88
 Methionine (%) 0,5-0,6 0,42 0,42
 Canxi (%) 0,8-1,0 0,9-1,0 1,0-1,1
 Phospho (%) 0,45-0,5 0,35-0,4 0,35-0,4
 Xơ (%) 3,5-4,5 4,0-4,5 4,0-4,5

Lượng thức ăn:

          Tuần tuổi                      Lượng thức ăn (g/con/ngày)          
 5 - 14 tuần 90 (g/con/ngày)
 15 - 16 tuần 100 (g/con/ngày)
 17 - 18 tuần

110 (g/con/ngày)

 19 - 20 tuần 125 (g/con/ngày)
 21- 22 tuần 140 (g/con/ngày)

❖ Một số máy móc quan trọng giúp bà con chăn nuôi vịt siêu thịt hiệu quả nhất:

Máy băm nghiền đa năng 3A: Chiếc máy sẽ giúp bà con chăn nuôi vịt có thể băm rau bèo, rau muống, nghiền nhuyễn các loại cua, ốc, tôm, phế phẩm tại các lò mổ, nghiền nhiều loại hạt ngũ cốc như thóc, ngô, khoai, sắn, đậu tương… Nguyên liệu được băm nghiền nhỏ sẽ giúp đàn vịt dễ ăn, hấp thụ tốt. Ngoài ra bà con có thể đem phối trộn với nhau để ép thành cám viên cho vịt.

 Máy băm nghiền đa năng 3A

Máy trộn nguyên liệu 3A: Sử dụng để phối trộn các loại cám gạo, cám ngô, bột mì, bột khoai, rau xanh, vitamin, premix khoáng… đều hơn, nhanh hơn, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, tiết kiệm tối đa thời gian, công sức. 

 máy trộn thức ăn cho vịt

Máy ép cám viên 3A: Cám viên công nghiệp vốn là thức ăn được nhiều hộ dân, chủ trang trại lựa chọn để nuôi vịt theo hướng thâm canh, quy mô rộng. Tuy nhiên chất lượng thịt lại không đảm bảo, khó kiểm định chất lượng, mức độ an toàn trong khi giá thành lại cao, bấp bênh, phụ thuộc vào thị trường. Khi sử dụng chiếc máy ép cám viên 3A, người chăn nuôi có thể chủ động tự ép cám viên nuôi vịt siêu thị tại nhà với nguyên liệu sẵn có, tiết kiệm chi phí, an toàn, sản lượng thịt đáp ứng được nhu cầu sử dụng của thị trường. 

 máy ép cám viên cho vịt

5. Lịch tiêm phòng vacxin khi nuôi vịt siêu thịt 

Tiêm phòng vacxin là một trong những công tác chăm sóc, phòng trừ bệnh cơ bản nhất mà mỗi chủ trang trại đều phải nắm được khi nuôi vịt, đặc biệt là giống vịt siêu thịt. 

Dưới đây là lịch tiêm phòng đầy đủ cho đàn vịt từ khi mới nở đến thời điểm xuất bán hoặc nuôi đẻ trứng lấy giống. Bà con theo dõi để áp dụng đúng thời gian, loại thuốc, liều lượng giúp đàn vịt khỏe mạnh, nhanh lớn. 

Nếu mua vịt con từ các trang trại giống thì người nuôi cần phải hỏi kỹ xem đàn vịt con đã được tiêm phòng chưa và lịch tiêm gần nhất là khi nào, tránh tình trạng vịt bị sốc, ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. 

Ngày tuổi  Các loại thuốc tiêm và vacxin phòng bệnh cho vịt bầu cánh trắng
1 - 3 

Bổ sung vitamin B1, B - complex

Dùng thuốc kháng sinh Ampi - coli, Streptomicin phòng bệnh cho vịt con.

15 - 18 Tiêm vacxin dịch tả vịt lần 1 cho vịt con. Dùng lọ 150 liều pha với 60ml nước cất, tiêm với liều lượng 0,4ml/con
28 - 46

Phòng bệnh tụ huyết trùng, E-coli, phó thương hàn giai đoạn này bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh, Sulphamide và bổ sung thêm vitamin.

Kết hợp tiêm vacxin tụ huyết trùng cho đàn vịt

56 - 60 Tiêm vacxin dịch tả vịt lần 2 cho đàn vịt. Dùng lọ 150 liều pha với 60ml nước cất, tiêm với liều lượng 0,4ml/con
70 - 120 Sử dụng thuốc kháng sinh phòng bệnh kết hợp bổ sung thêm vitamin 1 - 2 tháng/lần, mỗi lần sử dụng với liệu trình 3 - 5 ngày.
135 - 185

Tiêm vacxin dịch tả vịt lần 3 cho vịt. Dùng lọ 150 liều pha với 60ml nước cất, tiêm với liều lượng 0,4ml/con

Sử dụng thuốc kháng sinh phòng bệnh kết hợp bổ sung thêm vitamin 1 - 2 tháng/lần, mỗi lần sử dụng với liệu trình 3 - 5 ngày

Sau khi đẻ 5 - 6 tháng

Tiêm vacxin dịch tả vịt lần 4 cho vịt. Dùng lọ 150 liều pha với 60ml nước cất, tiêm với liều lượng 0,4ml/con

Sử dụng kháng sinh phòng bệnh, bổ sung vitamin 1 - 2 tháng/lần, liệu trình 3 - 5 ngày.

 kỹ thuật nuôi vịt super

Lưu ý:

  • Thuốc kháng sinh và vacxin cần có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tem mác, hạn sử dụng, màu sắc, trạng thái và được bảo quản lạnh từ 4 - 10 độ C. Tuyệt đối không để vacxin bên ngoài môi trường, tiếp xúc trực tiếp với không khí sẽ làm hỏng vacxin. 
  • Vacxin chỉ sử dụng để tiêm phòng bệnh cho những con vịt khỏe mạnh.
  • Các vị trí tiêm trên vịt bầu: bắp, cơ lườn, đùi hoặc tiêm dưới da ở ⅓ vị trí từ đầu xuống hoặc cũng có thể tiêm vào da màng cánh đều được. 

6. Một số bệnh thường gặp ở vịt bầu và cách phòng - trị 

❖ Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh dịch ở vịt bầu cánh trắng siêu thịt có thể do yếu tố khách quan hoặc chủ quan:

  • Thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh 
  • Quá trình vận chuyển vịt con: đường dài, ngột ngạt, nóng bức làm giảm sức đề kháng của đàn vịt.
  • Do môi trường: chuồng nuôi quá chật hoặc nhốt cùng với nhiều lứa vịt, nhiều giống vật nuôi khác 
  • Do thay đổi sinh lý theo từng giai đoạn phát triển cũng khiến sức đề kháng yếu đi. 
  • Thức ăn, nước uống: nhiễm độc, bẩn, ô nhiễm, ôi thiu, ẩm mốc
  • Do vi sinh vật lây lan qua đường da, vết thương, nguồn thức ăn, nước uống, môi trường…
  • Do ký sinh trùng: giun, sán, bọ chét, mạt… ký sinh và hút chất dinh dưỡng khiến vịt gầy gò, phát bệnh. 
  • Sức đề kháng yếu đi.

❖ Bệnh thường gặp và cách phòng - trị bệnh:

  • Bệnh phó thương hàn

Do vi khuẩn gây ra, thường xuất hiện ở vịt con dưới 3 tuần tuổi, tỷ lệ chết cao. 

Vịt con chết ngay sau khi nở; Biểu hiện ỉa chảy nặng, ốm, suy sụp, lông dựng ngược, xã cánh, đi lại loạng choạng, lúc lắc, có triệu chứng thần kinh.

Bệnh này hiện chưa có vacxin hữu hiệu. Bà con phòng bệnh bằng cách vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.

Khi có biểu hiện bệnh có thể dùng thuốc Sulfaquinoxaline, Novfloxan, Ernofloxaxin, Neomycine.

  • Bệnh tụ huyết trùng:

Do vi khuẩn gây ra, thường xảy ra ở vịt trên 4 tuần tuổi, tỉ lệ chết cao. 

Vịt kém ăn, ủ rũ, ỉa chảy lúc đầu trắng nhầy, sau vàng đục; Có biểu hiện sốt cao, ủ rũ, lông xù, khó thở, đi lại khó khăn, gây gò, ốm yếu.

Phòng bệnh bằng cách tiêm vacxin tụ huyết trùng: Vịt con dưới 3 tháng tuổi dùng 0,5ml/con; Vịt trên 3 tháng tuổi dùng 1ml/con; Tiêm nhắc lại sau 2 tháng. 

Dùng thuốc kháng sinh chữa bệnh: Neotesol, Peniciline, Streptomycin… tiêm bắp lườn.

  • Bệnh dịch tả vịt:

Do virus gây ra, bệnh lây lan nhanh,  tỉ lệ chết lên tới 100%.

Biểu hiện: Vịt kém ăn, bỏ ăn, nằm cánh xã, đi lại khó khăn, lông xù, đầu và mặt sưng to; Ỉa chảy, phân vàng - xanh nhạt; Khi chết sẽ ngửa cổ ra sau.

Bệnh này không điều trị bằng thuốc kháng sinh, chưa có thuốc đặc trị.

Phòng bệnh bằng cách thực hiện lịch tiêm vacxin đầy đủ. 

Khi đàn vịt mắc bệnh thì tiêu hủy, tây ủe tránh lây lan sang cả đàn. 

  • Bệnh ký sinh trùng do giun chỉ (giun biu)

Do giun ký sinh ở dưới da, hàm dưới và thực quản. 

Bệnh phát triển nhanh vào mùa hè khi nhiệt độ nóng bức.

Tiêm thuốc tím (KMnO2) liều lượng 0,5%, sử dụng dung dịch Lugon 1% hoặc dung dịch Natrichloride (NaCl) 5% vào ổ ký sinh, liều lượng 2ml/con. 

Hoặc có thể dùng thuốc tẩy giun tròn theo thể trọng của vịt trong quá trình chăn nuôi:

+ Mebendazol 10%: 1g/2kg thể trọng
Tayzu: 1g/3 - 5kg thể trọng 
Levasol 7,5%: 1ml/2kg thể trọng 
Hanmectin - 25: 1ml/5kg thể trọng
  • Bệnh nhiễm độc tố Aflatoxin

Bệnh này do thức ăn ôi thiu, ẩm mốc, nguồn thức ăn có chứa chứa độc tố Aflatoxin như bột ngô, dầu lạc, bột đậu tương. 

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường thấy ở vịt con do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. 

Biểu hiện: Ở chân và màng chân bị xuất huyết khác với bệnh viêm gan vịt (khi chết ngoẹo đầu sang một bên, 2 chân sẽ duỗi thẳng).

Khi phát hiện bệnh thì cần thay đổi nguồn thức ăn, đảm bảo thức ăn sạch sẽ, chất lượng tốt.

  • Bệnh dinh dưỡng 

Bệnh này thường xảy ra ở vịt từ 1 - 4 tuần tuổi do thiếu colin và mangan. 

Biểu hiện: đi lại tập tễnh hoặc ngại đi lại, khớp sưng đau, chân co quắp lại, biến dạng, có biểu hiện cong - gù cột sống.

Điều trị bằng cách bổ sung mangan vào thức ăn nghèo dinh dưỡng, liều lượng 100mg/1kg thức ăn. 

Khi vịt có biểu hiện thiếu dinh dưỡng thì cho uống KMnO4, liều lượng 1g/10 - 20 lít nước, cho uống từ 2 - 3 lần/ tuần đến khi hết bệnh. 

 giống vịt super meat

Trên đây là toàn bộ kỹ thuật nuôi vịt bầu cánh trắng. Bà con áp dụng đúng để tăng năng suất, mở rộng quy mô đàn vịt của mình. 

Chúc bà con nuôi vịt thành công!

 

Tin mới nhà nông

THƯ CHÚC TẾT
THƯ CHÚC TẾT
09/02/2024 09:23
0984930099