8,800,000đ
11,800,000đ
49,000,000đ
9,900,000đ
17,900,000đ
7,200,000đ
5,000,000đ
Kỹ thuật trồng bưởi da xanh: Ra quả quanh năm, thành công 100%
KỸ THUẬT TRỒNG BƯỞI DA XANH THÀNH CÔNG 100%
1. Nhu cầu sinh thái của giống bưởi da xanh
Bưởi da xanh có tên khoa học là Citrus Maxima có nguồn gốc xuất xứ ở tỉnh Bến Tre. Hiện nay giống bưởi này đang phát triển mạnh ở phía Nam, trọng điểm là vùng ĐBSCL và Đông Nam Bộ. Nhu cầu sinh thái của giống bưởi này như sau:
- Nhiệt độ: Phát triển tốt ở nhiệt độ từ 23 - 30 độ. Dưới 13 độ C cây sẽ ngừng sinh trưởng, từ âm 5 độ C trở xuống, cây sẽ bị chết. Do đó bưởi da xanh không phù hợp với những vùng có điều kiện thời tiết lạnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía bắc (Sapa, Hà Giang, Lạng Sơn)
- Ánh sáng: Cây bưởi da xanh không thích hợp với ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp từ khoảng 10.000 - 15.000 lux (tương đương cường độ ánh sáng vào 8 - 9 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều).
- Nước: Nhu cầu nước cao, đặc biệt là thời điểm ra hoa và kết quả. Tuy nhiên cây cũng không chịu được ngập úng. Độ mặn trong nước không quá 0,2% (2g/lít nước).
- Đất canh tác: pH thích hợp từ 5,5 - 7, đất có tầng canh tác dày từ 0,5 - 1m, thích hợp với đất thịt pha, màu mỡ, hàm lượng hữu cơ trong đất trên 3%, ít bị nhiễm mặn.
2. Quy trình kỹ thuật trồng bưởi da xanh
❖ Chọn giống trồng
Bà con có thể chọn giống bưởi da xanh bằng phương pháp chiết cành hoặc ghép cành.
- Chiết cành: Giữ lại được hoàn toàn đặc tính của cây mẹ nhưng lại dễ làm lây lan bệnh, khả năng nhân giống ở các vụ sau thấp, cây phát triển kém, dễ đổ khi gặp mưa gió.
- Ghép cành: Khả năng nhân giống ở các vụ sau cao, chống chịu sâu bệnh tốt, tuổi thọ cao, giữ được ưu thế của cây mẹ, đồng thời tận dụng được ưu điểm vượt trội của gốc ghép.
Trồng bưởi da xanh nên trồng cây chiết hay cây ghép? Câu trả lời là bà con nên trồng cây ghép cành sẽ cho chất lượng tốt hơn cả.
Khi mua giống ở bên ngoài, bên lựa chọn nông trại giống uy tín chất lượng. Cây giống phải đạt những tiêu chuẩn như:
- Chọn đúng giống, không bị mắc bệnh
- Cây giống phải có sự đồng nhất về hình thái, di truyền
- Cây phải cao từ 60cm trở lên tính từ gốc
- Đường kính của gốc ghép đạt từ 0,7 - 1cm và phải cách mặt bầu khoảng 10cm
- Cành ghép phải có đường kính từ 0,7cm trở lên
Bưởi da xanh không nên trồng xen kẽ với các loại cây có múi khác để tránh hiện tượng thụ phấn chéo, năng suất không đạt.
❖ Thời vụ
Giống bưởi này có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên bà con nên trồng vào đầu mùa mưa khoảng tháng 6 dương lịch (ở vùng ĐBSCL) để tiết kiệm nước tưới tiêu.
❖ Mật độ
Trồng bưởi theo từng hố vuông, mỗi hố có kích thước 0,6 x 0,6m, khoảng cách trung bình giữa các cây từ 4 x 5m hoặc 5 x 6m (tương đương khoảng 35 - 50 cây/ 1000m2).
❖ Chuẩn bị đất, trồng cây
Cây bưởi da xanh phù hợp với vùng đất bằng phẳng, có hệ thống tưới tiêu tốt, đất ít mặn, độ pH từ 5,5 - 7.
Đánh đất tơi xốp, đáp thành từng mô cao từ 40 - 60cm, đường kính mô từ 80 - 100cm . Tiến hành từ nửa tháng đến 1 tháng trước khi trồng. Bà con có thể sử dụng phần chuồng hoai mục hoặc phân ủ hữu cơ trùn quế để đắp giúp cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây trồng.
❖ Cách trồng bưởi da xanh ruột hồng:
Đào hố ở giữa mô đất, kích thước khoảng 0,6 x 0,6m, bón vào đáy hố 200g phân DAP (18%N-46%P205) và phủ lên đó một lớp đất ơi mỏng.
Cắt bầu cây, đặt bầu cây bưởi xuống giữa hố đất để nó nhô cao khoảng 3cm so với mặt mô. Mắt ghép của cây hướng về phía chiều gió để tránh tình trạng cây bị tách chồi. Còn nếu trồng cây chiết cành thì đặt nghiêng một góc 45 độ để cây phát triển.
Lấp đất xung quanh bầu để chắc, kéo túi nilon bầu cây lên sau đó lấp toàn bộ đất lên ngang bề mặt bầu cây.
Tưới nước đầy đủ cho bầu cây mới.
Trong 2, 3 năm đầu có thể trồng xen với một số cây ngắn ngày không có múi, cây dược liệu.
3. Hướng dẫn chăm sóc bưởi ra xanh nhanh ra trái
❖ Bón phân
Loại phân
Phân hữu cơ: Muốn cho ra quả theo hướng sạch, bà con nên bón nhiều phân hữu cơ, phần chuồng ủ hoai mục, đặc biệt là phân trùn quế sạch. Nếu trồng trọt kết hợp chăn nuôi, bà con có thể tham khảo cách nuôi trùn quế tại nhà để làm phân bón sạch, giàu dinh dưỡng cho cây trồng. Liều lượng từ 5 - 10kg/ cây trưởng thành/ năm.
Phân hữu cơ sạch không chỉ cho trái tốt, hạn chế sâu bệnh mà còn giúp tăng tuổi thọ cho cây trồng, đất trồng.
Phân vô cơ: có thể dùng phân DAP bón gốc hoặc NPK phun lên lá.
- Đạm: kích thích cây bưởi đâm chồi, ra lá, kích thích tăng trưởng nhanh, đặc biệt đối với những cây còi cọc, yếu ớt.
- Lân: Kích thích đẻ nhánh, ra hoa, đậu trái, giúp tăng khả năng chống chịu bệnh cho cây trồng.
- Kali: Tránh tình trạng cây bị rụng trái non, giúp thân cây trở nên cứng cáp, ít sâu bệnh đục thân.
Liều lượng phân bón vô cơ trung bình cho cây bưởi:
1 - 3 năm tuổi | 4 - 6 năm tuổi | 7 - 9 năm tuổi | |
NPK (16 - 16 - 8) kg | 1 - 3 | 4 - 7 | 8 - 15 |
Super lân (kg) | 0,5 - 1 | 0,5 - 1 | 0,5 - 1 |
Kỹ thuật bón phân cho bưởi da xanh
Từ 1 - 3 năm tuổi: chia làm nhiều đợt bón khác nhau
- Bón phân đạm với liều lượng từ 10 - 20g hòa với 10 ;ít nước phun dưới gốc cây. Trung bình 1 - 3 tháng/ lần.
- Bón phân lân và kali vào cuối mùa mưa, chỉ bón một lần.
Đến thời kỳ trưởng thành và trong suốt quá trình ra hoa, đậu quả, bà con sử dụng từ 1 - 2 kg đạm, 2- 3kg phân ân, 1 - 1,5kg kali và phần hữu có, phân chia thành các đợt bón phân như sau:
Tuần trước khi cây ra hoa | Sau khi đậu quả | Quả bắt đầu phát triển | 1 tháng trước khi thu hoạch | Sau thu hoạch | |
Đạm (%) |
25 |
25 |
25 |
|
25 |
Lân (%) |
50 |
25 |
|
|
25 |
Kali (%) |
25 | 25 | 25 | 25 | 25 |
Phân trùn quế (kg/gốc/năm) | 5 - 10 |
Bà con có thể bón bằng cách cuốc rãnh sâu cách gốc từ 0,5 - 1m kích thước rãnh khoảng từ 5 - 10cm, rộng 10 - 20cm. Bón trực tiếp vào rãnh sau đó lấp đất, tưới nước.
Ngoài ra, hàng năm bà con nên bón phân chuồng ủ hoai mục để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Bón thêm vôi cho cây với liều lượng khoảng 200 - 500kg/ ha/năm để cải tạo đất.
❖ Tưới nước
Trồng bưởi da xanh vào đầu mùa mưa thì bà con có thể lợi dụng sự ưu ái của thiên nhiên. Do đó giai đoạn này không phải tưới quá nhiều nước. Tuy nhiên bưởi cũng không chịu được ngập úng, vì vậy phải có hệ thống rãnh tiêu nước để phòng chống úng rễ.
Đến thời điểm ra hoa và đậu quả cần tưới nhiều nước. Tưới nước đầy đủ vào những ngày thời tiết năng nóng.
❖ Tụ gốc, giữ ẩm
Vào mùa nắng nóng đặc biệt là những ngày cao điểm, để tránh ảnh hưởng đến bộ rễ, bà con nên tụ gốc để giữ ẩm cho cây. Dùng rơm rạ hoặc cây lục bình để tụ gốc nhưng phải cách gốc cây ít nhất 20cm.
Bà con cũng có thể để một số cỏ ăn cạn trong vườn để giữ ẩm cho gốc cây vào mùa nắng nóng. Nếu cỏ mọc quá cao thì cắt bớt đi.
❖ Tỉa cành
Thường xuyên kiểm tra, cắt tỉa bằng máy cắt cành cầm tay những cành bị sâu bệnh, ốm yếu, còi cọc, tỉa bỏ những cành nằm ở bên trong tán không có khả năng cho quả.
Ngoài ra, hàng năm bà con cũng nên tỉa bỏ những cành đã ra trái sau khi thu hoạch (cắt tỉa khoảng từ 10 - 15cm).
Đồng thời tỉa bớt những cành vượt trong thời kỳ đang ra trái để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng, phòng trừ sâu bệnh cho cây.
Dụng cụ cắt cành, tỉa cành nên được sát trùng hoặc rửa sạch sẽ để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của chồi mới.
❖ Tạo tán
Cây phát triển được khoảng 80cm (tính từ mắt ghép trở lên) thì bấm ngọn để bắt đầu tạo tán cho cây.
Tạo tán cấp 1: chọn 3 mầm khỏe phát triển theo 3 hướng, sử dụng cọc tre cắm xuống đất để giữ cành cấp 1 nhằm tạo với góc 1 góc 40 độ.
Tán cấp 2: mọc ra từ tán cấp 1. Dùng 2 - 3 cành của tán cấp 2, cành phải cách thân chính 20 - 30cm và cành này cách cành kia 20 - 25cm. Cũng dùng tre hoặc dây thép để cố định cành, tạo với tàn cấp 1 thành 1 góc 30 - 35 độ.
Tán cành cấp 3 mọc từ tán cấp 2, lúc này không hạn chế số cành và độ dài của cành. Tuy nhiên cần áp dụng phương pháp tỉa để loại bỏ cành yếu sâu bệnh.
Sau khoảng 2 năm chăm sóc, cây bưởi da xanh sẽ cho tán cân đối. Lúc này, bà con có thể quét vôi quanh gốc định kỳ 1 - 2 tháng/ lần, cao từ 80 - 100cm tính từ gốc lên.
❖ Kích thích ra hoa
Bà con có thể kích thích cây bưởi ra hoa, đậu quả từ 7 - 8 tháng trước ngày thu hoạch để cung ứng cho thị trường, giúp tăng lợi nhuận. Tuy nhiên không nên để qua lưu gốc quá nhiều sẽ làm lưu cây.
Kích thích ra hoa bằng biện pháp xiết nước. Tiến hành như sau:
- Sau khi thu hoạch quả, tiến hành cắt tỉa cành và bón phân chuồng, phân vô cơ để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
- Ngưng tưới nước, rút nước ở trong mương, rãnh để tạo cơn “sốc” cho cây. Kéo dài trong khoảng 3 tuần đến khi thấy lá bắt đầu hơi héo.
- Cho nước vào trong mương cách mặt đất từ 20 - 30cm, cho ngâm khoảng 12 tiếng, sau đó rút bớt nước. Chỉ để nước cách mặt liếm khoảng 60cm để không làm mất sức và thiệt hại về bộ rễ.
- Sau đó tiến hành tưới nước và bón phân đầy đủ để cây nhanh ra hoa.
Lưu ý: Chỉ tiến hành xiết nước, kích thích ra quả với những cây có tuổi đời từ 3 năm trở lên. Thời gian xiết nước không được kéo dài quá 3 tuần sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rễ và tuổi thọ của cây.
❖ Bao trái
Bao trái để bảo vệ trái bưởi.
Khi trái bưởi da xanh to bằng quả trứng vịt , dùng túi nilon có đường kính 20 - 40cm, dài 30 - 60cm, chọc thủng 2 đầu dưới để bao quả.
Lưu ý: Bao quả từ cuống trở xuống, dùng dây buộc túi vừa chặt.
Màu sắc của trái bao không khác so với trái phát triển trong tự nhiên, hơn nữa còn hạn chế được sâu bệnh, ruồi tấn công.
4. Phòng trừ sâu bệnh
Bệnh sâu vẽ bùa:
- Biểu hiện: Bệnh này thường phát triển mạnh ở giai đoạn cây ra lá non. Sâu sẽ đục ở dưới biểu bì của lá tạo thành những đường ngoằn ngoèo. Lâu dần sẽ khiến lá cây bị co rúm, biến dạng, khiến lá và chồi bị thương gây nên cách bệnh lở loét.
- Phòng và trị: Chăm sóc cây, đặc biệt là giai đoạn ra lá non. Có thể sử dụng thuốc Cymbush với liều 8 cc/8 lít; Bi 58 0,1%, liều lượng 20 g/8 lít nước; Lannate liều lượng 20 g/8 lít nước để phun cho cây vào những đợt ra lá non.
Bệnh rầy mềm:
- Biểu hiện: Gây ra ở chồi làm cho chồi cây không phát triển được, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bồ hóng sinh trưởng gây bệnh hại, đặc biệt là bệnh Tristeza. Nếu không chữa kịp thời sẽ làm cây phát triển còi cọc, quả nhỏ.
- Phòng và trị: dùng thuốc phun định kỳ vào các đợt cây ra đọt non. Bà con có thể dùng Supracide 40EC với liều lượng 10 – 15cc/8 lít nước, Polytrin 440EC với liều 8 – 15cc/8 lít nước.
Nhện đỏ:
- Biểu hiện: Có ấu trùng nhỏ màu nâu, vàng hoặc trắng bám nhiều và hút bên ngoài vỏ làm giảm giá trị kinh tế của quả.
- Phòng và trị: Bà con tiến hành phun thuốc diệt nhện đỏ như Bi 58 với liều 20g/8 lít nước, Danitol 10EC, Microthiol special 80WP, Rufast 3EC với nồng độ 1 – 3%. Lưu ý không nên phun vào mùa mưa.
Bệnh thối gốc chảy mủ:
- Biểu hiện: Bệnh này do nấm gây ra khiến cho gốc bị chảy mủ, thối vỏ, hỏng rễ , lá vàng.
- Phòng và trị: Cần có hệ thống tiêu nước thuận lợi để tránh ngập úng rễ quá lâu. Trong quá trình bón phân, làm cỏ, tụ gốc cần tránh không nên làm tổn thương gốc và rễ cây. Khi bị bệnh, bà con có thể dùng tím 1% hay Aliette 80BHN để bôi lên gốc. Đồng thời rắc vôi định kỳ hoặc quét vôi lên phần thân gốc.
Bệnh ghẻ lồi:
- Biểu hiện: Bệnh này phát sinh trên lá và trái thường xảy ra vào giai đoạn cây ra lá non khiến cho trái và lá bị sần sùi, mất thẩm mỹ, giảm giá thành.
- Phòng và trị: Khi phát hiện bệnh, bà con có thể dùng thuốc trừ nấm như Bonanza, Tilt, Copper B để phun vào giai đoạn cây ra lá non, bắt đầu cho quả.
Ngoài ra, bà con cũng có thể quản lý vườn cây trồng bưởi da xanh, tạo điều kiện cho kiến vàng phát triển vừa phải trong vườn để ngăn ngừa sâu bệnh, một số loại rầy gây hại.
5. Thu hoạch
Bưởi da xanh trồng bao lâu thì có trái? Tính từ thời điểm bắt đầu trồng cây cho đến khi ra trái đầu tiên sẽ kéo dài từ 2 - 3 năm. Nếu áp dụng ky thuat trong buoi da xanh đúng chuẩn ở trên thì khoảng 4 năm cây sẽ bắt đầu cho ra trái ổn định, đẹp, đồng đều.
Thu hoạch trái bưởi vào thời điểm bưởi chín tới, da căng. Khi cắt thì cắt cả phần cuống của trái. Thu hoạch đúng thời điểm sẽ cho chất lượng tốt nhất.
Chúc bà con thành công với kỹ thuật trồng bưởi da xanh!
Công ty CPĐT Tuấn Tú
- Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline : 02422050505 – 0945796556 - 0984930099
- Email: khomay3a@gmail.com
- Website: https://khomay3a.com
- Fanpage: https://web.facebook.com/Congtycpdaututuantu