8,800,000đ
11,800,000đ
49,000,000đ
9,900,000đ
17,900,000đ
7,200,000đ
5,000,000đ
Kỹ thuật trồng khoai lang cho nhiều củ, năng suất vượt trội do chuyên gia chia sẻ
Hiện nay rất nhiều hộ gia đình trồng cây khoai lang để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hay kinh doanh của mình nhưng năng suất lại không cao? Củ còn bé, không to. Thấu hiểu vấn đề trên, hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ đến bà con kỹ thuật trồng khoai lang cho nhiều củ, tạo năng suất vượt trội do các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chia sẻ.
Kỹ thuật trồng khoai lang - Tuyệt chiêu giúp cây cho nhiều củ, năng suất lớn
1. Các giống khoai lang được trồng nhiều và phổ biến tại Việt Nam
Các loại khoai lang thường thấy và phổ biến có thể kể đến một số cái tên như:
- Về màu sắc: có khoai lang tím, khoai lang vàng, khoai lang trắng.
- Về thương hiệu gồm có khoai lang Nhật, khoai lang Bình Tân, khoai lang Hoàng Long, khoai lang Lệ Cần, khoai lang tím Úc...
Thông thường trong đời sống thực tế thì người ta hay phân loại khoai lang theo màu, ít khi phân loại theo giống cây vì nó nhiều loại và phức tạp.
1.1. Khoai lang tím
Loại khoai lang đầu tiên đó là khoai lang tím. Loại này có nhiều công dụng cho sức khỏe nhất và được ưa chuộng, sử dụng nhất.
Trên thị trường cũng có nhiều loại khoai lang tím khác nhau rất phong phú và đa dạng. Loại khoai lang tím có mức giá bình dân, trung bình là khoai lang tím Nhật được trồng nhiều ở Vĩnh Long và có kỹ thuật trồng khoai lang riêng biệt.
1.2. Khoai lang vàng - Nhật
Khoai lang vàng có thịt khoai với màu sắc từ màu vàng đến màu cam. Đây là loại khoai có hàm lượng tinh bột thấp, trung bình nhưng lượng đường cao nên có vị ngọt, vừa phải và thích hợp để nướng. Loại khoai này ăn khá ngọt, thơm và khô bở hoặc mềm (chứ không nhũn như khoai mật).
Nổi bật lên cả đó là loại khoai lang Nhật ruột màu vàng được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản. Loại khoai này rất được nhiều người dân lựa chọn.
1.3. Khoai lang trắng
Đặc điểm nổi bật của khoai lang trắng - khoai lang truyền thống tại Việt Nam đó là chứa nhiều tinh bột ( khoảng 25%) nên rất thích hợp cho những ai muốn ăn khoai để tăng cân.
Loại khoai này chứa ít đường nên khi ăn không được ngọt như những củ khoai khác vì thế mà giá thành cũng tương đối rẻ, phải chăng. Nó ít khi được chế biến thành món ăn vì không đậm đà. Thường hay được sử dụng làm nguyên liệu khi nấu rượu hoặc làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, vật nuôi trong nhà.
2. Kỹ thuật trồng khoai lang cho năng suất cao
2.1. Cách trồng khoai lang tím
Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách trồng khoai lang tím cho bà con, giúp mọi người có thể tăng năng suất và thu hoạch được nhiều củ nhất.
➤ Lựa chọn đất trồng:
Thông thường các loại khoai lang không kén đất lắm, tất cả các đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp và thoát nước tốt đều thích hợp cho khoai lang tím. Lưu ý rằng, khoai lang chịu được đất hơi chua đến trung tính nhưng lại không chịu được đất chua hơn đất kiềm
➤ Chọn dây giống:
Chọn dây bánh tẻ, to, mập, chắc và khoẻ, không quá già hoặc quá non, lá xanh, tốt, các đốt ngắn, không ra rễ, hoa trước và không sâu bệnh. Lưu ý: nên cắt dây khoai giống vào buổi chiều, rải dây tại những nơi thoáng mát một ngày trước khi trồng sẽ giúp dây nhanh chóng ra rễ, kích thích nảy chồi non và không được chất thành đống.
➤ Liều lượng phân bón và cách bón phân
Để đạt 30 tấn củ/ha đất thì cây khoai lang tím cần phải hút một lượng là: 155 kg N; 52kg P2O5; 213kg K2O tương đương với 347kg super lân; 337kg urê; 355kg KCl (NSX Nông nghiệp 1999).
Trước khi trồng khoai tím, mọi người nên bón lót khoảng 1.5 tấn phân vô cơ. Không để dây khoai tiếp xúc trực tiếp với phân bón vào thời điểm trước khi trồng.
- Sau khi trồng được 25 ngày, hãy bón thúc lần 1 với lượng bón là 800kg phân hữu cơ sinh học kết hợp với 10kg ure và 15 kg KCL.
- Bón lần 2 vào thời điểm bón cách lần 1 từ 40-45 ngày, lượng phân bón lúc này là 600kg phân hữu cơ sinh học kết hợp với 15 kg ure và 20 kg KCL.
- Bón phân lần 3 vào thời điểm sau khi trồng 65 ngày (hơn 2 tháng) lượng phân bón đạt 600 kg phân hữu cơ cùng 20 kg KCL. Và khi bón phân xong khác với lần 1,2 . Lần này cần vun gốc để cây tạo củ.
Đặc biệt, phun phân lỏng trên lá mỗi vụ khoai lang cần phun 4 lần tùy theo từng giai đoạn phát triển riêng của cây mà phun. Tỷ lệ phân pha loãng 40ml cho 8 lít nước sạch cũng gần giống với 2 nắp chai là 8 lít nước phun ướt lá vào thời điểm sáng sớm hay chiều mát.
➤ Thu hoạch khoai lang tím
Sau khoảng 90 - 100 ngày khi trồng thì khoai lang tím sẽ cho thu hoạch củ. Khi thu hoạch, bà con cần phải cẩn thận, tránh củ bị trầy xước . Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của khoai. Sau khi thu hoạch xong, hãy bảo quản khoai ở nơi thoáng mát.
2.2. Kỹ thuật trồng khoai lang vàng Nhật
➤ Đặc điểm khoai lang vàng Nhật
Rất nhiều người không biết trồng khoai bao giờ thu hoạch? Nhất là với khoai lang vàng Nhật.
Thông thường thời gian sinh trưởng, phát triển của giống khoai này từ 115 - 120 ngày trong vụ thu đông và từ khoảng 145 -150 ngày trong vụ xuân.
Củ khoai nhật thường thuôn dài, vỏ củ màu đỏ hồng, tươi và ruột củ màu vàng, hàm lượng chất khô trong củ cao, chất lượng củ ăn khi còn tươi đều rất ngon (bở, ngọt, thơm dịu), thích hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Chống chịu tốt với bệnh ghẻ, nấm, bệnh héo rũ, nhiễm nhẹ do bọ hà trên đất làm màu và đất cát ven biển.
Năng suất củ này đạt từ 12 – 14 tấn/ha, có chế độ thâm canh tốt đạt tối đa 18 – 20 tấn/ha.
➤ Thời vụ của khoai vàng:
- Vụ thu đông trồng khoai thích hợp từ 28/8 đến 05/9.
- Vụ xuân trồng thích hợp từ 20/01 đến 20/02.
➤ Chọn đất:
- Đất thích hợp nhất cho khoai lang vàng Nhật này là: đất cát pha, thịt nhẹ.
- Làm đất: Đất thích hợp nhất đều phải được cày bừa, xào xới kỹ,
➤ Chuẩn bị giống - bón phân:
Cắt dây bánh tẻ của dây khoai lang vàng với đoạn 1 và đoạn 2 dài 30 – 35 cm.
Lượng phân bón cho 1ha: sử dụng 10 tấn phân chuồng từ vật nuôi + (75 – 90)kg N + (37,5 – 45,0)kg P2O5 + (112,5 – 135,0)kg K2O (tuỳ theo đất: đất cát ven biển, đất tốt bón ít đạm,đất bạc màu bón tăng đạm; tăng lân và kali).
Cách bón: Bón lót 100% phân chuồng vào đất +100% P2O5 + 1/3 N + ⅓ K2O. Bón thúc sau khi trồng 25 – 30 ngày: với vun xới thường xuyên và tưới nước, kết hợp bón thúc: 1/3 N + 1/3 K2O. Vun xới lần 2: Sau lần 1 đã thực hiện xong thì khoảng 15 – 20 ngày cũng kết hợp bón thúc hết số phân còn lại cho vụ.
➤ Thu hoạch
Như đã nói vụ thu đông sau trồng 115 – 120 ngày và vụ xuân sau trồng 145 – 150 ngày trở lên, khi bà con thấy một số lá gốc vàng, cứng, rụng là có thể thu hoạch được.
Với dạng củ tươi khi vừa thu hoạch, sau đó về loại bỏ sạch đất cát , phân loại dạng củ: to đẹp, dài, hay nhỏ,xấu,... Nếu muốn bảo quản củ tươi lâu dài: Hãy xếp đứng củ từ 1 – 2 lớp, để nơi khô ráo, tránh ánh nắng và thoáng mát. Thường xuyên kiểm tra, đảo củ và loại bỏ củ thối. Chú ý kiểm tra bọ hà thường xuyên dùng bẫy bả để diệt kịp thời.
2.3. Kỹ thuật trồng khoai lang ruột trắng
Đây cũng là một trong những loại củ khoai lang mà chúng tôi muốn chia sẻ quy trình trồng khoai lang đến cho bà còn. Cùng theo dõi ngay thông tin bên dưới nếu bà con quan tâm đến dạng khoai lang này.
➤ Kỹ thuật chọn giống:
Sử dụng phương pháp nhân giống (thông thường có thể chọn trồng bằng dây hoặc bằng củ). Dây giống phải đảm bảo khỏe mạnh, mập và không sâu bệnh, chưa ra rễ và hoa khoai; phải là dây bánh tẻ.
Tuổi dây thích hợp nhất từ 45 – 75 ngày tuổi; Chỉ sử dụng dây với đoạn 1 và 2 kể từ ngọn trở xuống để làm dây giống, độ dài dây giống từ 25 – 30 cm.
➤ Thời vụ trồng:
- Vụ khoai lang trắng Đông: trồng từ 25/8 đến 10/9;
- Vụ khoai lang trắng Xuân Hè: trồng từ giữa Tháng 2 đến đầu Tháng 3 hàng năm.
➤ Hướng dẫn trồng khoai lang trắng:
Nên trồng khoai lang trắng khi đất ẩm, thời tiết mát mẻ; thoáng đãng.
Mật độ trồng tốt nhất: 38.000 – 40.000 khóm/ha; khoảng cách dao động từ 5-6 dây/m so với chiều dài luống; Trồng hàng đơn và vùi, vun dây giống tại ô giữa dọc theo luống và phải nối đuôi nhau (đoạn dây này cần song song với mặt luống),...
➤ Kỹ thuật bón phân:
Lượng phân bón cần dùng cho 1 ha đất trồng khoai là: 10 - 15 tấn phân chuồng của vật nuôi + 60 N + 30 P2O5 + 90 K2O.
Bón lót: 100% phân chuồng của vật nuôi + 100% phân lân + 30% phân đạm kết hợp 20% phân kali.
Bón thúc lần 1 (sau trồng khoai lang 20 – 25 ngày): 50% phân đạm + 30% phân kali.
Bón thúc lần 2 (sau trồng trồng khoai lang trắng 40 – 45 ngày): 20% phân đạm + 50% phân kali.
➤ Chăm sóc:
Lần 1 (khi cây được 20 – 25 ngày): xới đất , vun luống và làm sạch cỏ kết hợp bón thúc lần 1, vun nhẹ.
Lần 2 (sau trồng khoai 40 – 45 ngày): xới đất , làm sạch cỏ bằng máy cắt cỏ đă năng, vun đất kết hợp bón thúc lần 2, vun nhẹ.
Thường xuyên giữ đất ẩm, không để khô và độ ẩm thích hợp nhất khoảng 65% – 80%, không ẩm qua. Nếu vụ khoai lang trắng mà gặp khô hạn thì cần phải tưới rãnh nước (cho nước ngập khoảng ½ – 2/3 luống).
Bấm ngọn thường xuyên: tiến hành bấm ngọn khoai sau trồng khoảng 25 – 30 ngày để cây tăng cường sinh trưởng, phát triển tại bộ phận thân lá giai đoạn đầu, và tăng cường tích lũy các chất hữu cơ.
Thường xuyên thăm đồng, chăm sóc để phát hiện kịp thời sâu bệnh có hại. Từ đó có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
➤ Thu hoạch khoai lang trắng:
Khi cây khoai lang có biểu hiện ngừng sinh trưởng, không phát triển tươi nữa (các lá phần gốc dây lang bắt đầu ngả màu vàng, và khi bới kiểm tra thấy vỏ củ nhẵn, ít nhựa và củ to) thì tiến hành thu hoạch khoai nhà mình. Thu hoạch vào những ngày khô ráo, không nắng và không làm tổn thương xây xát, bong vỏ khoai. Bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến mẫu mã, chất lượng và làm giảm giá trị sản phẩm.
Như vậy, chúng tôi đã tổng hợp cho mọi người những thông tin hữu ích về các loại khoai phổ biến tại Việt Nam cũng như kỹ thuật trồng khoai lang chi tiết nhất cho từng loại. Chúc bà con áp dụng thành công và có một mùa vụ khoai đạt năng suất cao!