Hàng tốt - Giá tốt - Dịch vụ tốt
Điểm tựa thành công - giải phóng sức lao động cho nhà nông

Hotline 24/7
0945796556 - 0984930099

Sản phẩm nổi bật
-3% Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw
Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw

5,800,000đ6,000,000đ

-9% Máy xay sữa đậu nành 3A
Máy xay sữa đậu nành 3A370W

2,900,000đ3,200,000đ

-7% Máy xay bột khô gia đình
Máy xay bột khô gia đình 3A1Kg

3,800,000đ4,100,000đ

-10% Máy xay đậu nành tách bã
Thống kê truy cập
Online
16
Hôm nay
92
Trong tháng
15,089
Tổng cộng
9,106,233

Thức ăn của nhím - Trọn bộ kỹ thuật nuôi nhím thịt, nhím sinh sản.

13/11/2019 13:19
 Chăn nuôi nhím đang được phát triển mạnh do nhu cầu của thị trường đối với loài vật nuôi này khá cao. Thịt nhím là món ăn đặc sản, vừa thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Các bộ phận trên cơ thể nhím được dùng làm thuốc. Dạ dày nhím được dùng làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày, kích thích ăn ngon, tiêu hóa tốt, Lông nhím được dùng làm đồ trang sức, chữa viêm tai giữa. Mật nhím chữa đau mắt, đau lưng và làm thuốc xoa bóp. Hơn nữa thức ăn của nhím khá rẻ và dễ kiếm. Đặc tính dễ nuôi, ít  bệnh, kĩ thuật nuôi nhím đơn giản khiến loài vật nuôi này trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu của bà con chăn nuôi. Sau đây, khomay3a.com xin chia sẻ trọn bộ kỹ thuật nuôi nhím thịt, nhím sinh sản để bà con nắm được

Thức ăn của nhím - Từ A – Z kĩ thuật nuôi nhím thịt, nhím sinh sản

cách nuôi nhím
 

1. Đặc điểm của loài nhím

Môi trường sống cho nhím nuôi

  • Thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và môi trường của Việt Nam
  • Thích hợp với không khí và môi trường sống khô ráo, sạch sẽ, rậm rạp
  • Ưa khu vực yên tĩnh

Đặc điểm ngoại hình

Trong họ nhà nhím, nhím bờm là loại lớn nhất với trọng lượng đạt từ 15 -20 kg, nếu chăn nuôi nhím thịt nên chọn loại này làm giống.

Nhím đực có mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái. Nhìn xuống dưới háng, cách lỗ hậu môn chừng 4-5cm sẽ thấy 2 hạt tinh hoàn nhô ra. Nhím đực khá hung dữ và thể hiện bằng cách sừng lông, đạp chân phành phạch, vừa cắn vừa dùng lông tấn công đối phương

Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi trong, thân hình quả trám, đuôi ngắn và mập hơn con đực. Bụng có 6 vú chia đều 2 bên, dưới háng cách hậu môn 3 cm có lỗ sinh dục. Nhím cái hiền lành, chỉ hung dữ vào lúc đẻ.

 thức ăn cho nhím

Tập tính của nhím

Nhím là loài động vật có tổ chức cao, theo mô hình gia đình. Con đực chỉ chấp nhận sống cùng nhím là con của nó. Nếu không phải con nó, sẽ bị nhím đực cắn chết. Trong tự nhiên, nhím thường sống đơn lẻ, chỉ đến mùa sinh sản mới ghép cặp. Do vậy, không chăn nuôi nhím thành bầy đàn, mà chỉ gép chúng thành từng đôi và nuôi riêng theo từng ô

Đây là loài ngủ ngày và sinh hoạt về đêm. Mũi phát triển, nên dựa vào mũi để xác định đường đi. Nhím khá nhút nhát, bản năng tự vệ thụ động.

Nhím có tính hay ghen nên chỉ lựa chọn 1 nhím đực ghép cặp với 1 nhím cái. Trong trường hợp nhím đực chết, cần để nhím cái nuôi con lớn, tách riêng nhím con mới cho nhím đực khác vào ghép cặp.

 nuôi nhím sinh sản

Đặc điểm sinh sản

  • Nhím cái phối giống lần đầu từ 10 – 12 tháng tuổi
  • Mỗi năm sinh sản 2 lần, mỗi lần từ 1 -3 con
  • Thời gian động dục từ 3 -4 ngày, thời điểm phối giống thích hợp là sau 2 ngày khi nhím cái bắt đầu động dục
  • Thời gian mang thai từ 95 -100 ngày, đẻ về đêm
  • Sau sinh 1 tháng, nhím cái động dục trở lại
  • Biểu hiện động dục của nhím nuôi

Nhím cái: ăn ít có khi bỏ ăn, đi loanh quanh và ngửi hít liên tục. Nếu động vào, nhím sẽ đứng yên và cong đuôi lên. Nhím đực: chạy loanh quanh, hít ngửi và dùng chân cào liên tục xuống sàn và rít lên.

 kỹ thuật nuôi nhím

NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA NGAY!!!

2. Kĩ thuật nuôi nhím

Làm chuồng trại nuôi nhím

  • Do đặc tính dễ nuôi, bà con có thể tận dụng mọi không gian, kể cả trên sân thượng của nhà cao tầng
  • Tùy vào số lượng nhím để tính ra diện tích chuồng nuôi, trung bình 1 con nhím cần 1 mét vuông
  • Nên che chuồng nuôi để hở nửa sáng nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa, tránh nóng, đảm bảo khô thoáng và sạch sẽ, cuối hướng gió và ở khu vực yên tĩnh
  • Nền chuồng nuôi nên lát bằng bê tông dày từ 8 -10 cm cho nhím không đào hang trốn thoát được, nghiêng khoảng 3 -5 độ để dễ dàng thoát nước. Xung quanh chuồng trại rào lưới thép có chiều cao tối thiểu 1,5m
  • Nên làm hang giả bằng tấm tôn uốn cong hoặc ống có đường kính 50 -60 cm để trong chuồng cho nhím ở
  • Vứt vào chuồng nhím vài khúc gỗ, xương, đá… để nhím mài răng và không phá chuồng
  • Chuồng nhím chia làm nhiều ô nhỏ, tạo thành các dãy có lối đi ở giữa, đảm bảo sao cho diện tích chuồng nuôi 1 m2/con. Mỗi ô nuôi có kích thước (dài*rộng*cao): 1 *1,5*1 m
  • Thành chuồng quây kín bằng gạch hoặc lưới sắt. Nếu sử dụng lưới sắt phải xây kín phía dưới tối thiểu 20 -30 cm tránh chân nhím lấn sang chuồng bên cạnh.
  • Mỗi ô nên có cửa trước để lùa nhím ra, cửa sau để dọn phân và vệ sinh chuồng trại.

 nuôi nhím thịt

Chọn giống nhím nuôi

Lưu ý khi mua nhím về nuôi, phải lựa chọn những cơ sở bán giống tin cậy, tránh mua phải nhím rừng, rất khó chăm sóc và khó sinh sản. Đặc biệt nhím cần có lai lịch và nguồn gốc rõ ràng, có giấy kiểm dịch và chứng nhận của cơ quan kiểm lâm.

Trong chăn nuôi nhím thịt hoặc chăn nuôi nhím sinh sản, đều nên chọn những con nhím con (là nhím vừa tách mẹ, đã cai sữa và ăn thành thục) hoặc nhím tơ (nhím dưới 6 -7 tháng tuổi) để làm giống, không nên mua nhím già (sinh sản kém)

  • Đối với nuôi nhím thịt: có thể mua nhím đực và nhím cái cùng bầy đàn
  • Đối với nuôi nhím sinh sản: phải chọn con đực và cái khác bầy đàn, tránh hiện tượng cận huyết
  • Nhím đực: chọn con mập mạp, khỏe mạnh, nhanh nhẹn và hung dữ. Nếu nuôi nhím sinh sản cần chọn con đực có cặp tinh hoàn đều và săn chắc
  • Nhím cái: chọn con có sức khỏe tốt, hiền lành và ăn nhiều.

 thức ăn của nhím

Thức ăn của nhím

Nhím là loài ăn tạp và dễ ăn, nên thức ăn của nhím khá đa dạng và có quanh năm, bao gồm: rễ cây, mầm cây, rau củ, quả…

  • Thức ăn xanh: chiếm đến 90% lượng thức ăn của nhím, có sẵn quanh năm, dễ kiếm và giá thành rẻ. Thức ăn xanh bao gồm nhiều loại lá cây, rau củ quả và phụ phẩm nông nghiệp. Loại thức ăn này chứa nhiều nước và dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của nhím, nên nhím thích ăn và ăn khá nhiều
  • Thức ăn từ lá cây: chúng ăn không kén chọn, nên có thể ăn được tất cả các loại lá cây với số lượng lớn. Đặc biệt là: rau, lá cây, cỏ đồng, cỏ ngọt, cỏ họ đậu, đọt mít, đọt dứa…
  • Thức ăn từ củ quả: các loại thức ăn chứa tinh bột như: khoai lang, khoai tây, khoai mì, sắn, cà rốt, cải… và các loại củ quả như: bí đỏ, bí đao, bầu, mướp, dưa chuột… đều được nhím ưa thích. Thức ăn của nhím từ củ quả có vị ngọt, mọng nước và mùi thơm, kích thích nhím ăn.
  • Phụ phẩm công nhiệp: trong chăn nuôi nhím, nếu thức ăn từ thực vật bị hạn chế, có thể bổ sung phụ phẩm công nghiệp làm thức ăn của nhím như: bã rượu, bã bia, xác mì, xác đậu nành, xác các loại đậu…
  • Thức ăn tinh: chỉ chiếm từ 5 -10g trong mỗi khẩu phần ăn của nhím trưởng thành. Thức ăn tinh chỉ nên bổ sung vào buổi tối sau khi nhím ăn gần no.
  • Thức ăn bổ sung: hỗ trợ và bổ sung chất khoáng, vitamin và chất béo cho nhím. Mặc dù ít nhưng đây là loại thức ăn của nhím không thể thiếu
  • Khẩu phần ăn trung bình: 2kg thức ăn/con/ngày, nhím sinh sản cần bổ sung nhiều thức ăn tinh hơn.

 cách nuôi nhím thịt

Vệ sinh chuồng trại

  • Đảm bảo môi trường sống phải sạch sẽ, khô ráo, không hôi hám
  • Dọn thức ăn thừa và rửa chuồng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn
  • Cọ rửa chuồng trại, máng ăn, máng uống thật sạch
  • Định kì tổng vệ sinh chuồng trại chăn nuôi nhím và khu vực sung quanh, giảm mầm bệnh và côn trùng gây bệnh

Vệ sinh thức ăn

  • Thức ăn của nhím cần sạch sẽ, khô ráo, không ôi thiu, đảm bảo vệ sinh và an toàn
  • Cho ăn 2 bữa trong ngày, bữa phụ vào buổi trưa và bữa chính vào buổi tối
  • Khi nuôi nhím thịt, nên cho ăn theo bữa và đúng giờ để chúng ăn được nhiều hơn
  • Thường xuyên thay nước trong máng và đảm bảo máng có nước sạch để nhím uống, trung bình 1lit/5 con/ngày

 kỹ thuật nuôi nhím thịt

Theo dõi sức khỏe của nhím

Hàng ngày cần chú ý sức khỏe của nhím để phát hiện kịp thời các con bị bệnh để có biện pháp chữa trị bệnh thích hợp.

3. Kỹ thuật nuôi nhím sinh sản

Phối giống cho nhím

Khi nhím có biểu hiện động đực thì nhốt cả 2 con vào lồng và cho vào chuồng con cái để chúng quen mùi của nhau, sau 1 -2 ngày sẽ mở lồng để 2 con giao phối, điều này rất quan trọng trong chăn nuôi nhím sinh sản tránh tình trạng không quen mùi, nhím sẽ cắn nhau đến chết.

Nhím thường giao phối vào 2 -5 giờ sáng. Thời gian ghép đôi từ vài ngày, vài tuần thậm chí hàng tháng. Sau 2 tháng sống chung con cái sẽ mang thai (biểu hiện tăng cân). Tách con cái ra sống 1 mình để đẻ và nuôi con.

 kỹ thuật nuôi nhím sinh sản

Chăm sóc nhím sinh sản

Nhím mang thai từ 90 -95 ngày, bụng to sang 2 bên. Trong thời gian mang thai, thức ăn của nhím nên tăng thêm chuối, rau, củ, quả, lạc…Nhím thường đẻ vào ban đêm . Khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn tinh, giàu đạm, khoáng chất và vitamin...

Nhím cái thương con, chăm sóc và bảo vệ con rất chu đáo, nên người chăn nuôi không phải chăm sóc quá nhiều cho nhím sơ sinh.

Hiện tượng nhím không sinh sản

Nhím được 12 -18 tháng tuổi thì có thể phối giống và sinh sản. Nếu quá thời gian trên mà chúng không động dục có thể do các nguyên nhân sau: chọn giống không tốt (có thể chọn cùng con đực hoặc con cái) hoặc cách nuôi nhím sinh sản  chưa tốt, đặc biệt là lúc ghép đôi cho giao phối chưa đúng kĩ thuật.

 cách nuôi nhím sinh sản

4. Cách nuôi nhím con

Nhím sơ sinh nặng khoảng 100g. Tháng đầu tiên nhím con bú sữa mẹ, sang đến tháng thứ 2 nhím con có thể ăn các thức ăn như của mẹ.

Trong tháng đầu tiên, lót cỏ khô hoặc rơm rạ trong hang nhân tạo để nhím con ở. Chú ý thay cỏ mới thường xuyên để đảm bảo sức khỏe cho nhím con. Thức ăn của nhím con là sữa mẹ, có thể bổ sung thêm sữa bột tách béo hoặc sữa đậu nành. Cho nhím bú theo cữ và nhiều cữ trong ngày để chúng luôn được no.

Phân nhím con dạng viên là tốt, nếu bị tiêu chảy phải chữa trị kịp thời.

Sau 1 tuần tuổi bắt đầu cho nhím tập ăn lá rau như rau muống để dễ tiêu hóa và từ nửa tháng tuổi nhím có thể ăn thức ăn của nhím trưởng thành. Khi nhím được 2 – 2,5 tháng tuổi thì cai sữa. Cai sữa bằng cách tách nhím mẹ và nhím con ra hẳn 2 chuồng riêng biệt. Trong một vài ngày đầu cai sữa, nên mỗi ngày cho chúng bú mẹ 1 lần cho đến khi chúng biết ăn tốt.

Nếu bà con nắm vững cách nuôi nhím con, mỗi tháng chúng có thể tăng 1 kg, năm đầu tiên có thể đạt 10 kg, năm kế tiếp mức tăng trưởng chậm lại.

 cách nuôi nhím con

5. Phòng và trị bệnh cho nhím

Phòng bệnh cho nhím

  • Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, nước uống
  • Thức ăn của nhím phải sạch, tránh bị mốc
  • Môi trường xung quanh phải sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát

Các bệnh thường gặp trên nhím

Bệnh ký sinh trùng ngoài da
  • Nguyên nhân: ve, mò cắn gây ghẻ lở
  • Cách chữa trị: dùng thuốc bôi hoặc nhím tự liếm khỏi bệnh
  • Phòng bệnh: vệ sinh và sát trùng chuồng trại mỗi tháng từ 1 -2 lần
Bệnh đường ruột
  • Nguyên nhân: thức ăn của nhím chưa đủ chất, nhím có thể bị tiêu chảy
  • Chữa trị: dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thức ăn có vị chát như: ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa… vào thức ăn của nhím
  • Phòng bệnh: cân đối khẩu phần ăn của nhím, bổ sung dinh dưỡng và không cho ăn thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc.

chăn nuôi nhím

Trên đây, khomay3a.com đã chia sẻ trọn bộ kỹ thuật nuôi nhím thịt, nhím sinh sản cũng như các loại thức ăn của nhím để bà con chăn nuôi có thể áp dụng vào đàn nhím nhà mình. Chúc bà con bội thu.

 

Tin mới nhà nông

THƯ CHÚC TẾT
THƯ CHÚC TẾT
09/02/2024 09:23
0984930099