8,800,000đ
11,800,000đ
49,000,000đ
9,900,000đ
17,900,000đ
7,200,000đ
5,000,000đ
Bệnh lở mồm long móng ở trâu bò - Phòng và điều trị bệnh lở mồm long móng ở bò
Bệnh lở mồm long móng ở trâu bò là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi gia súc. Hiểu rõ hơn về căn bệnh quái ác này sẽ giúp bà con đưa ra cách phòng và điều trị bệnh lở mồm long móng ở trâu bò, giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực lên đàn gia súc. Mời bà con theo dõi chi tiết qua bài viết dưới đây.
Tổng hợp đầy đủ thông tin về bệnh lở mồm long móng ở trâu bò
Nguyên nhân gây bệnh lở mồm long móng
Virut lở mồm long móng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Loại virut này có khả năng chống chịu cao trong điều kiện khắc nghiệt ngoài môi trường sống. Chúng có thể tồn tại hàng năm trong đất ẩm, và phơi nắng liên tục vài ngày mới chết. Nhiệt độ cao trên 70 độ có thể tiêu diệt virut này. Virut gây bệnh lở mồm long móng có khả năng tồn tại khi sử dụng thuốc sát trùng mạnh như (NaOH 1%, Formon 2%...) tới 5-6 giờ trước khi bị tiêu diệt.
- Tham khảo thêm: máy băm nghiền đa năng chế biến thức ăn cho trâu bò
Triệu chứng bệnh lở mồm long móng
Triệu chứng cục bộ:
- Thời gian ủ bệnh từ 3 -7 ngày, thời gian ủ bệnh trung bình trong khoảng từ 3 -4 ngày, cá biệt có những trường hợp diễn ra nhanh chóng trong vòng 24 giờ đồng hồ
- Thể nhẹ: Trâu bò mắc bệnh lở mồm long móng sau 2-3 ngày sẽ xuất hiện nhiều mụn nước ở niêm mạc miệng, chân, vú và những vùng da mỏng. Miệng gia súc chảy nhiều rãi ra ngoài như trào bọt xà phòng
- Thể nặng: biến chứng xảy ra do quá trình chăm sóc vật nuôi bị bệnh không giữ vệ sinh, các mụn nước bị vỡ ra, gây nhiễm trùng, viêm nhiễm thành vùng, xuất hiện mủ ở những nơi mụn vỡ. Nhiễm trùng làm trâu bò sốt cao, bỏ ăn hoặc ăn kém
Triệu chứng toàn thân:
Bệnh tích bệnh lở mồm long móng
- Chân: bệnh lở mồm long móng ở trâu bò khiến mụn loét, lở ở kẽ móng làm móng long ra. Nếu khỏi bệnh thì sẽ để lại sẹo
- Đường tiêu hóa: dọc đường tiêu hóa từ niêm mạc miệng, đến lợi, chân răng, má, lưỡi, hầu, thực quản, dạ dày, ruột đều xuất huyết, tụ huyết kéo dài thành mảng
- Đường hô hấp: bị viêm dọc khí quản, cuống phổi và cả phổi
Chẩn đoán bệnh lở mồm long móng
Chẩn đoán lâm sàng:
Nếu vật nuôi sốt cao, kiểm tra niêm mạc miệng, kẽ móng, vú và những vùng da mỏng có xuất hiện mụn nước. Đồng thời trâu, bò chảy rãi nhiều, ăn ít thậm chí bỏ ăn, ít di chuyển và dễ lây lan ra cả đàn thì có thể trâu bò đã mắc bệnh lở mồm long móng
Phân biệt với các bệnh khác
Một số bệnh có triệu chứng tương tự như bệnh lở mồm long móng ở trâu bò, nhưng kèm theo một số biểu hiện khác như:
Bệnh dịch tả ở trâu bò: có thêm triệu chứng tiêu chảy nhiều lần
Bệnh đậu bò: mụn nước có bờ xung quanh (bệnh lở mồm long móng ở bò không có bờ xung quanh mụn nước), không xuất hiện bệnh tích ở miệng và chân.
Phòng và trị bệnh lở mồm long móng ở bò
Phòng bệnh lở mồm long móng
Phòng bệnh là phương án tốt nhất ngăn chặn dịch lở mồm long móng bùng phát mạnh. Bà con cần chủ động phòng chống dịch bệnh bằng cách thực hiện tổng hợp các cách sau:
- Xây dựng chuồng trại đúng qui cách, đảm bảo nơi ở thông thoáng cho gia súc
- Lựa chọn giống tốt, khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng
- Cho trâu bò ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung thêm vitamin, men tiêu hóa và khoáng chất tăng cường hệ miễn dịch giúp vật nuôi chống trọi lại bệnh lở mồm long móng
- Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, định kì sát khuẩn và tiêu độc chuồng trại cùng môi trường xung quanh
- Tiêm vacxin lở mồm long móng định kì theo đúng hướng dẫn của cán bộ thú y. Các loại vacxin lở mồm long móng hiện có trên thị trường bao gồm: vacxin đơn giá, vacxin đa giá, vacxin nhi giá typ 0&A. Tùy vào tình hình thực tế và sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn để lựa chọn ra loại vacxin phù hợp nhất
- Gia súc trên 2 tuần tuổi bắt đầu tiêm chủng vacxin phòng bệnh. Vacxin có hiệu lực sau 10 ngày tiêm và kéo dài miễn dịch trong suốt 6 tháng tiếp theo.
Trị bệnh lở mồm long móng ở bò
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh lở mồm long móng ở trâu bò.
Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ để làm vết loét nhanh hồi phục như: nhỏ xanh metylen, oxy già hoặc chanh, khế…Kết hợp vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, bổ sung chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gia súc, sau khoảng 10 -15 ngày trâu bò sẽ khỏi bệnh.
Các biện pháp khống chế bệnh
Bệnh lở mồm long móng có lây không? Câu trả lời là bệnh lở mồm long móng lây lan rất nhanh và mạnh, được coi là bệnh dịch. Do vậy, cần tích cực đề cao cảnh giác và có các biện pháp khống chế bệnh như:
- Thu gom và đốt toàn bộ lượng cỏ, rơm rác hàng ngày trong chuồng. Phân, nước tiểu gia súc phải cho vào hố ủ, rắc vôi sống với liều lượng 50 kg vôi cho 1 mét khối chất thải rồi lấp kín.
- Tiêu độc chuồng trại, môi trường xung quanh bằng các loại hóa chất sát trùng mạnh trên thị trường
- Kiểm soát toàn bộ, không cho vật nuôi và các sản phẩm từ động vật có nguy cơ nhiễm bệnh ra vào vùng có dịch
- Cấm giết mổ và tiêu thụ các sản phẩm gia súc trong vùng có dịch
- Không bán tháo gia súc từ vùng có dịch sang các vùng khác, tránh làm dịch bệnh lan rộng
- Báo cáo ngay cho các cơ quan chức năng và cán bộ thú y biết khi có trâu bò mắc bệnh lở mồm long móng hoặc nghi mắc bệnh
- Tiêm phòng cho gia súc
- Tuyên truyền và cảnh báo cho người dân biết về tác hại và sự nguy hiểm của dịch bệnh để phối hợp thực hiện theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn khi dịch bệnh bùng phát.
Trên đây, khomay3a.com đã tổng hợp các thông tin chi tiết về bệnh lở mồm long móng ở trâu bò cũng như đưa ra các cách phòng và điều trị bệnh lở mồm long móng ở bò. Hi vọng với những chia sẻ hữu ích trên đây đã cung cấp đủ cho bà con các kiến thức cơ bản để ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này xuất hiện ở cộng đồng. Chúc đàn vật nuôi của bà con khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn.
Công ty CPĐT Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline : 02422050505 – 0914567869 – 0945796556 - 0984930099
Email: khomay3a@gmail.com
Website: khomay3a.com
Fanpage: https://web.facebook.com/Congtycpdaututuantu