8,800,000đ
11,800,000đ
49,000,000đ
9,900,000đ
17,900,000đ
7,200,000đ
5,000,000đ
Bệnh thương hàn ở lợn - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh thương hàn ở lợn - Cách phòng và điều trị bênh phó thương hàn ở lợn
Chia sẻ trọn bộ thông tin liên quan đến bệnh thương hàn ở lợn
Nguyên nhân
- Bệnh do vi khuẩn Salmonella gây ra
- Đặc điểm nhận biết
- Trên heo cai sữa và heo thịt, xuất hiện nhiễm trùng máu, viêm ruột, viêm dạ dày, viêm phổi.
- Xáo trộn sinh sản trên heo nái
- Bệnh xảy ra chủ yếu ở heo con cai sữa cho đến 4 tháng tuổi. Heo lớn ít mắc bệnh hơn và nếu có mắc bệnh sẽ ở thể mãn tính
- Bệnh thường đi kèm với bệnh tả lợn
- Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa, vi khuẩn theo thức ăn, nước uống đi vào cơ thể lợn. Ngoài ra, bệnh còn lây qua đường nhau thai từ mẹ sang con.
Xem chi tiết: Tư vấn máy chế biến thức ăn cho lợn theo chuỗi quy trình khép kín A-Z
Triệu chứng
Bệnh phó thương hàn ở lợn bao gồm biểu hiện ở 2 thể cấp tính và mãn tính với các đặc điểm như sau:
Thể cấp tính
- Thường gặp trên lợn con
- Sốt cao từ 42 -43 độ, ăn rất kém hoặc bỏ ăn
- Có biểu hiện thần kinh
- Lợn bị táo bón, khó đi đại tiện và hay nôn mửa ở khi khởi bệnh, sau đó chuyển sang đi ngoài, tiêu chảy, phân màu vàng có lẫn máu và nước.
- Lợn rên la nhiều do đau đớn vì bị viêm ruột và dạ dày nặng
- Phó thương hàn gây cho heo thở gấp gáp và khó thở
- Da xuất hiện các nốt tụ máu đỏ rồi chuyển dần sang tím ở tai, bụng, mặt và da đùi trong
- Chết trong vòng 24 -48 giờ sau khi phát bệnh với tỉ lệ lên đến 100%
NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA NGAY!!!
Thể mãn tính
- Chuyển sang từ thể cấp tính, thường gặp ở heo thịt
- Sốt cao từ 39 -40 độ
- Bệnh thương hàn ở lợn gây kém ăn, không tăng trọng, gầy dần đi và thường tử vong sau 2 -4 tuần
- Da xuất hiện các mảng đỏ hoặc tím
- Bị táo bón, phân có màu đen, bên ngoài xuất hiện màng nhầy trong 5 -7 ngày
- Khó thở khi phải vận động, di chuyển khó khăn
Bệnh tích
Thể cấp tính
- Lá lách sưng to và dai như cao su, đặc biệt khúc giữa sưng to hơn
- Xuất hiện tụ máu, xuất huyết và sưng tại hạch lâm ba
- Tụ máu và xuất hiện vài nốt hoại tử tại gan
- Vỏ thận của lợn mắc phó thương hàn xuất hiện các điểm hoại tử
- Niêm mạc dạ dày và ruột bị viêm, xuất huyết, có nốt lở loét và ruột non bị bao phủ lớp màu vàng cám
- Phúc mạc bị viêm, có huyết tương và tơ huyết bám ở trên
- Viêm phổi và xuất hiện vết tụ máu
Thể mãn tính
- Niêm mạc dạ dày và ruột bị viêm đỏ thành đám
- Ruột già và ruột non xuất hiện đám loét bờ cạn có phủ tơ huyết
- Gan có nốt viêm hoại tử to bằng hạt đậu, màu xám
- Phổi bị viêm sưng, hoại tử màu xám
- Hoại tử xuất hiện cả trong xương
Cách phân biệt bệnh thương hàn ở lợn và bệnh dịch tả ở lợn
Đặc điểm | Bệnh dịch tả lợn | Bệnh phó thương hàn ở lợn |
Tốc độ lây lan | Rất nhanh và mạnh | Chậm |
Tỉ lệ chết | 90 -100% | 20 -40% |
Đại tiện | Tiêu chảy nặng, không cầm được, có lẫn máu tươi và mùi thối khắm | Thường táo bón, màng nhày trắng ở ngoài, giai đoạn cuối mới xuất hiện tiêu chảy |
Sốt | Lên đến 42 độ, không hạ sốt được bằng kháng sinh | 39,5 -41,5, hạ sốt được bằng kháng sinh |
Kết mạc | Viêm kết mạc và giác mạc, mắt có ghèn, bại liệt | |
Da | Xuất huyết đinh ghim, li ti ở mõm, tại, chân, mặt và trong đùi | Ở khắp cơ thể |
Phổi | Tụ máu và gan hóa | Viêm phổi |
Lá lách | Không sưng, nhồi huyết hình răng cưa bên ngoài | Sưng và dai |
Sụn tiểu thiệt | Xuất huyết |
Phòng bệnh thương hàn ở lợn
- Tiêm phòng định kì vác xin 6 tháng 1 lần. Mũi tiêm đầu tiên vào lúc 21 ngày tuổi, tiêm nhắc lại lúc 27 ngày tuổi.
- Vệ sinh chuồng trại, tắm rửa sạch cho lợn
- Mua heo giống tại trại giống có uy tín và đảm bảo heo khỏe mạnh, không có bệnh
- Sau khi mua heo về nuôi phải theo dõi ít nhất 10 ngày
- Nếu xuất hiện heo mắc phó thương hàn, cần cách ly với heo khỏe mạnh, sát trùng chuồng trại và điều trị liên tục trong 4-5 ngày
Điều trị bệnh thương hàn ở lợn
Tiêm 1 trong số các kháng sinh sau khi lợn mắc bệnh phó thương hàn:
- Vime-Sone 1ml/5-10 kg thể trọng kết hợp với Septyl 240 1ml/10 -15 kg thể trọng trong 1 ngày, tiêm liên tục 5 ngày
- Vimefloro FDP new 1ml/10 -15 kg thể trọng kết hợp với Septryl 240 1ml/10 -15 kg thể trọng trong 1 ngày, tiêm liên tục 5 ngày
Kết hợp cho uống thêm các thuốc sau:
- Urotropin 1ml/5-10 kg thể trọng, ngày uống 1 -2 lần trong 3 -5 ngày
- Vitamin K 1ml/5-7 kg thể trong trong 1 -2 ngày đầu khi lợn mắc bệnh
- B Complex fortified 1ml/10 kg thể trọng, 1 lần/tuần
- Vime-Canlamin 1ml/5 kg thể trọng , 1 lần/ngày
- Vimekat 1ml/5kg thể trọng, nâng cao sức đề kháng
- Men tiêu hóa: Vizyme 2-5g/con/ngày hoặc Vime 6 way 1g/2 lít nước, uống trong 7 ngày liên liếp
Trên đây, khomay3a.com đã chia sẻ đến bà con trọn bộ thông tin liên quan đến nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh thương hàn ở lợn. Với những chia sẻ trên, hy vọng bà con nắm vững được các thông tin liên quan cũng như có kĩ năng để phòng tránh và điều trị nếu xảy ra bệnh dịch. Chúc bà con có đàn lợn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn.