8,800,000đ
11,800,000đ
49,000,000đ
9,900,000đ
17,900,000đ
7,200,000đ
5,000,000đ
Cách nuôi cá trắm cỏ nhanh lớn – Bật mí kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ A – Z
Trắm cỏ là loại cá có thịt thơm ngon, ít xương dăm và được người tiêu dùng ưa chuộng. Cá trắm cỏ thương phẩm dao động từ 4 tới gần chục kg/con với mức giá dao động trong khoảng 75 -80 ngàn/kg. Với trọng lượng và giá trị cao như vậy nên loài cá này thường được lựa chọn để nuôi. Tuy nhiên, để có đầu ra chất lượng, bà con cần bỏ không ít công sức chăm sóc và phải nắm vững những kiến thức, kĩ thuật để thu được kết quả như ý. Cùng khomay3a.com tìm hiểu cách nuôi cá trắm cỏ nhanh lớn qua bài viết dưới đây. Mời bà con tham khảo.
Hướng dẫn chi tiết cách nuôi cá trắm cỏ nhanh lớn
Đặc điểm của loài cá trắm cỏ
Cá trắm cỏ còn có tên gọi khác là cá trắm trắng, sinh sống trong môi trường nước ngọt và mau lớn. Giống cá này thường được lựa chọn để nuôi nhờ khả năng ăn tạp, ít mắc bệnh và mau ăn chóng lớn.
Nhờ khả năng ăn tạp tốt, nên bà con có thể nuôi cá trắm cỏ bằng rau lấp, các loại cỏ, rong, bèo, lá ngô… phù du trong nước, tôm cá nhỏ… thậm chí sử dụng cám công nghiệp đều được.
Nếu biết cách nuôi cá trắm cỏ nhanh lớn, chỉ sau 7 – 8 tháng sẽ đạt được kích thước thương phẩm từ 3 – 4 kg/con. Còn trung bình, cá đạt khoảng 1,5 – 2,5 kg/con sau 7 – 8 tháng.
Chuẩn bị môi trường nuôi cá trắm cỏ
Có rất nhiều mô hình nuôi cá trắm cỏ, nhưng được áp dụng rộng rãi nhất là nuôi trong ao và nuôi trong lồng bè đặt ở sông, hồ với cách chuẩn bị như sau:
Chuẩn bị nuôi cá trắm cỏ trong lồng
Lựa chọn vị trí đặt lồng nuôi trên sông, hồ có mức nước sâu khoảng 3m, tốc độ dòng chảy < 0,5m/s. Cần đảm bảo lựa chọn nguồn nước sạch sẽ, không bị ô nhiễm để nuôi cá. Lồng nuôi đặt cách đáy hồ tối thiểu 0,5m và đặt xen kẽ nhau từ 3 -5m.
Bà con có thể chuẩn bị lồng bằng tre hoặc gỗ có gắn các thùng nhựa làm nổi lồng phía trên với kích thước 6x4x1,5m, sử dụng lưới thép B40 bảo vệ lồng nuôi, lưới tránh cho cá chui ra cần sử dụng mắt lưới cỡ 2cm.
Chuẩn bị nuôi trắm cỏ trong ao
Sử dụng ao nuôi có diện tích từ 400 -1000 mét vuông với mức nước trong khoảng từ 1 -1,2m là phù hợp nhất. Trước khi nuôi phải tiến hành tháo nước, phơi đáy ao, be bờ, vét bùn, bón vôi trước khi tháo nước vào ao để nuôi cá. Sử dụng nước nuôi phải sạch, không bị ô nhiễm và cần bón lót khoảng 20 – 30 kg phân chuồng trước 2 – 3 ngày rồi hãy thả cá giống.
NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA NGAY!!!
Cách chọn và thả cá trắm cỏ giống
Chọn cá trắm cỏ giống
Cá giống cần lựa chọn những con có kích thước đồng đều, khỏe mạnh và không bị trầy xước, xây xát, giữ nguyên nhớt trên thân cá, cơ thể cân đối, không bị dị tật và bơi nhanh. Nên chọn đàn cá có kích thước từ 20 cm trở lên làm cá giống. Nếu thấy xuất hiện các đốm đỏ, trắng, vây bị ăn mòn hoặc trầy xước chứng tỏ là cá bị nhiễm bệnh, không sử dụng để thả nuôi.
Thả cá trắm giống
Nên thả cá vụ xuân từ tháng 2 – 3, vụ thu từ tháng 8 – 9, không thả cá vào những hôm gió mùa và thời tiết trở lạnh. Trước khi thả, cần ngâm bao chứa cá vào thùng chứa nước sạch pha muối ăn với nồng độ 2 – 3% để tắm cho cá trong khoảng 5 -10 phút rồi chuyển qua ao hoặc lồng nuôi ngâm trong 15 phút để cá làm quen với nước. Mở túi để cá tự chui ra. Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, không thả vào lúc nắng nóng hoặc đang mưa. Mật độ nuôi cá trắm cỏ trong lồng từ 30 – 35 con/ mét khối, nuôi trong ao đảm bảo mật độ từ 2 – 3 con/mét vuông.
Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ
Thức ăn nuôi cá trắm cỏ
- Do là loài ăn tạp, bà con có thể sử dụng đa dạng các loại thức ăn như: nuôi cá trắm cỏ bằng cây chuối, các loại cỏ, bèo, rong, lá rau…
- Bổ sung hàm lượng tinh bột như cám ngô, cám gạo, cơm nguội… ngoài các thức ăn cá tự kiếm được như: động vật phù du, ấu trùng, tôm tép nhỏ…
- Ở giai đoạn đầu, cần băm nhỏ các loại thức ăn thô xanh để vừa kích thước miệng cá bằng máy băm nghiền đa năng 3A1,5Kw có chức năng băm nhỏ thân chuối để hỗ trợ nuôi cá với số lượng lớn mà không tốn thời gian ngồi sơ chế thức ăn.
- Khi cá đạt 8 lạng/con trở lên thì không cần phải băm nhỏ rau cỏ nữa, nhưng thân cây chuối vẫn phải băm nhỏ.
- Sau khi cá đã ăn xong, bà con nên vớt các cọng rau, cỏ thừa, lá già mà cá không ăn được để tránh làm bẩn môi trường ao nuôi.
- Nếu sử dụng lá ngô, lá sắn tươi chỉ nên cho cá ăn với lượng từ 30 -40% trong lượng cá/ngày/ Nếu dùng rong, bèo, chuối có thể nâng lên 60% trọng lượng cá/ngày.
- Bổ sung thêm thức ăn giàu tinh bột như: cám viên tự chế, cám gạo, cám ngô với lượng từ 1,5 -2% khối lượng cá/ngày.
- Bà con nên rắc từng chút một, để đảm bảo cá ăn hết và ăn no, không nên rải đồng loạt vừa tốn thức ăn, vừa phải mất công dọn vớt nếu cá ăn thừa.
- Quan sát khả năng bơi lội và hoạt động của cá hàng ngày để điều chỉnh lượng thức ăn theo nhu cầu.
Bài viết nên tham khảo: Tư vấn máy làm thức ăn cho cá theo chuỗi quy trình khép kín A-Z
Chăm sóc và quản lý môi trường nuôi cá trắm cỏ
Quan sát vào buổi sáng sớm, nếu thấy cả nổi đầu kéo dài mà không lặn xuống tức là lượng oxy trong nước thấp, cần sục để tăng lượng oxy trong nước.
Đối với nuôi cá trong ao: cần tiến hành theo dõi lượng nước trong ao để bổ sung kịp thời hoặc có biện pháp xử lý nếu xảy ra sự cố. Định kỳ sử dụng vôi bột hòa loãng nước té vào ao với liều lượng 2kg/100 mét vuông.
Đối với nuôi cá trong lồng: cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ lồng và phơi khô từ 1 -2 ngày sau thu hoạch. Định kỳ vệ sinh 2 tuần/lần trong thời gian nuôi và vớt bỏ thức ăn thừa hàng ngày.
Phòng và trị một số bệnh thường gặp khi nuôi cá trắm cỏ
Bệnh đốm đỏ
Triệu chứng: cá ăn kém thậm chí bỏ ăn, bơi lờ đờ trên mặt nước vào buổi sáng. Thân cá có những vết loét đỏ và tróc vẩy. Nếu bệnh nặng sẽ khiến các gốc vây xuất huyết, tia vây rách nát và cụt dần, bong vẩy. Lâu dần các đốm đỏ xuất huyết, viêm nhiễm và ăn sâu vào thịt cá, gây mùi hôi thối. Quan sát thấy xung quanh vết loét có nấm hoặc ký sinh trùng, mắt cá lồi đục ra, hậu môn viêm và sưng tấy lên do xuất huyết, bụng trương to.
Trị bệnh gặp nhiều khó khăn do vậy cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh đốm đỏ một cách kỹ lưỡng bằng cách sử dụng thuốc dự phòng và bổ sung vitamin tăng sức đề kháng.
Bệnh xuất huyết
Triệu chứng: cá chết mà không có biểu hiện bất thường gì bên ngoài cơ thể. Trước đó, cả bỏ ăn, bơi chậm chạp. Một vài con có thân chuyển màu đen, xuất huyết bên trong nội tạng. Bệnh thường gặp đối với cá thương phẩm và gây thiệt hại lớn trong chăn nuôi. Hiện bệnh chưa có thuốc chữa nên cần phòng tránh bệnh bằng cách đảm bảo môi trường nuôi sạch sẽ, bổ sung dinh dưỡng giúp cá khỏe mạnh.
Bệnh trùng mỏ neo
Triệu chứng: trên thân cá xuất hiện những nốt đỏ, xuất huyết và mình cá bị viêm loét thành vùng. Cá ăn ít, gầy dần, đầu to, da nhợt nhạt, bơi lờ đờ.
Phòng và trị bệnh bằng cách thả các bó lá xoan tươi vò nát hoặc đập dập với lượng 30 – 50kg/ 100 mét vuông để ngăn ngừa sự phát triển trùng mỏ neo.
Thu hoạch cá trắm cỏ
Bà con có thể thu hoạch cá trắm cỏ sau 7 -8 tháng nuôi nếu cá đạt kích thước và khối lượng thương phẩm cỡ 2 kg/con. Nếu cá vẫn hơi nhỏ, có thể đánh tỉa và thả bù cá con để tăng năng suất và thu hoạch sau 10 – 12 tháng.
Trên đây, khomay3a.com vừa gửi tới bà con cách nuôi cá trắm cỏ nhanh lớn. Chúc bà con nắm vững và vận dụng hướng dẫn thành công để có được vụ cá bội thu.
Công ty CPĐT Tuấn Tú
- Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline : 02422050505 – 0945796556 - 0984930099
- Email: khomay3a@gmail.com
- Website: https://khomay3a.com
- Fanpage: https://web.facebook.com/Congtycpdaututuantu