Hàng tốt - Giá tốt - Dịch vụ tốt
Điểm tựa thành công - giải phóng sức lao động cho nhà nông

Hotline 24/7
0945796556 - 0984930099

Sản phẩm nổi bật
-3% Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw
Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw

5,800,000đ6,000,000đ

-9% Máy xay sữa đậu nành 3A
Máy xay sữa đậu nành 3A370W

2,900,000đ3,200,000đ

-7% Máy xay bột khô gia đình
Máy xay bột khô gia đình 3A1Kg

3,800,000đ4,100,000đ

-10% Máy xay đậu nành tách bã
Thống kê truy cập
Online
124
Hôm nay
3,687
Trong tháng
50,107
Tổng cộng
9,354,911

Cách nuôi đà điểu - Trọn bộ kỹ thuật nuôi đà điểu từ các chuyên gia

02/11/2020 14:22

Cách nuôi đà điểu - Chuyên gia chăn nuôi hàng đầu Việt Nam chia sẻ trọn bộ kỹ thuật nuôi đà điều thịt, đà điểu sinh sản cho hiệu quả kinh tế cao. Click ngay để nhận được tư vấn miễn phí

Chuyên gia chăn nuôi hàng đầu chia sẻ cách nuôi đà điểu giúp nâng cao hiệu quả kinh tế

Nuôi đà điểu là một nghề không quá phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, trước nhu cầu về thịt và trứng đà điểu ngày một nhiều hơn thì đây được coi là mô hình chăn nuôi đầy triển vọng trong tương lai. Thực tế, cách nuôi đà điểu cũng không quá khí như nhiều người vẫn nghĩ. Chỉ cần đảm bảo những kỹ thuật mà các chuyên gia của chúng tôi chia sẻ dưới đây chắc chắn bà con sẽ thành công. 
cách nuôi đà điểu

1. Nuôi đà điểu cần chuẩn bị những gì?

Khí hậu thích hợp nuôi

Đà Điểu là một loại vật thích hợp được với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau từ nóng ẩm, mưa dầm cho đến khô hanh, trời lạnh,… Vậy nên không ngạc nhiên khi vì sao chúng ta vẫn thường thấy Đà Điểu được nuôi ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới như Pháp, Trung Quốc, Malaysia,…

  Nuôi đà điểu cần chuẩn bị những gì

Ở nước ta, ngày càng có thêm nhiều hộ nông dân đầu tư nuôi đà điểu làm giàu. Khách quan mà nói, khí hậu nhiệt đới ở nước là điều kiện rất thuận lợi để loài động vật này sinh trưởng và phát triển. Vậy nên, nếu bà con nào thắc mắc ở Việt Nam có nên nuôi đà điểu không thì câu trả lời là Có nhé. 

NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA NGAY!!!

Chọn giống Đà Điểu

Muốn Đà Điểu khỏe mạnh, sinh trưởng phát triển tốt và đem lại năng suất cao thì khâu chọn giống rất quan trọng. Nếu là Đà Điểu đực bà con phải chọn những con có dáng thẳng đứng, cổ thẳng, màu lông đen nhánh, thân hình cân đối, thể trạng nhanh nhẹn, hay di chuyển. 

Cách xây chuồng nuôi

Cách xây chuồng nuôi Đà Điểu hiệu quả là chọn nơi có ánh nắng mặt trời, nền phải cao ráo, thoát nước tốt. Xung quanh chuồng nuôi phải yên tĩnh, không có tiếng ồn gây ảnh hưởng đến vật nuôi. 

Vốn dĩ Đà Điểu là loài vật có tập tính sống hoang dã, phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên. Vậy nên, chuồng nuôi của chúng phải có diện tích rộng lớn, thông thoáng mà vẫn giữ được nhiệt độ ấm. Ngoài ra, còn phải có sân chơi cho Đà Điểu. Diện tích sân chơi Đà Điểu phải có chiều dài ít nhất 50m để vật nuôi có thể chạy nhảy mà không bị cản trở. Nền sân chơi tốt nhất là thảm cỏ, hoặc nếu là đất nền bà con phải nhặt sạch, không để dị vật. 

Trong một đến hai tuần đầu chuồng úm Đà Điểu phải được lót bằng rơm hay trải thảm để đảm bảo Đà Điểu đi lại vững chắc, giữ ấm được phần bụng. Đến tuần thứ ba trở đi có thể sử dụng trấu hay cát khô. Vì chức năng chạy của Đà Điểu rất quan trọng, vậy nên bà con không được nhốt chúng trên nền xi măng, nền cứng, trơn vì như vậy sẽ làm chân của Đà Điểu bị biến dạng, trật khớp và hao hụt trọng lượng. 

Nhiệt độ, ánh sáng

Nhiệt độ, ánh sáng là những yếu tố rất quan trọng trong kỹ thuật nuôi Đà Điểu con. Cụ thể, sau 24 giờ nở Điểu phải được đưa vào quây úm. Bộ lông của chúng chưa được phát triển đầy đủ, điều hòa thân nhiệt còn kém, vậy nên bà con phải chủ động giữ nhiệt cho chúng. Khi nhiệt độ thấp hay chất độn ở trong chuồng nuôi không đủ độ dày trong bụng Đà Điểu sẽ tích tụ khối noãn hoàng lớn, dẫn đến tình trạng xơ cứng, không tiêu hóa được. Kết quả làm Đà Điểu bị viêm nhiễm và chết trong những tuần đầu. 

 Thức ăn cho đà điểu

Từ một tháng tuổi, Đà Điểu đã thích ứng dần với điều kiện ngoại cảnh. Tuy vậy, khi úm bà con phải chú ý quan sát đến nhiệt độ của vật nuôi. Nếu quan sát thấy có nhiều con Đà Điểu tránh xa khu vực lò sưởi, há miệng thở thì có nghĩa là nhiệt độ đang quá cao cần giảm xuống. Còn nếu nhiều con Đà Điểu tập trung ở vị trí phát nhiệt thì đó là nhiệt độ thấp và cần tăng lên. 

Để tiện cho việc quan sát và chăm sóc Đà Điểu được đồng đều thì giai đoạn từ sơ sinh đến 1 tháng tuổi bà con nên bố trí từ 20 đến 25 con trong một quây úm. Kết hợp với sự vận động phù hợp để kích thích Đà Điểu ăn nhiều, tiêu hóa tốt, giảm bệnh tật. Khi có điều kiện tốt, đáp ứng đầy đủ ánh sáng thì sau 20 ngày tuổi có thể cho vật nuôi ra ngoài vận động, tắm nắng. 

Ban đầu, chỉ thả Đà Điểu trong một thời gian ngắn rồi sau đó tăng dần thời gian. Đến khi Đà Điểu được 1 tháng tuổi trở đi thì hãy cho chúng vận động tự do, chỉ khi thời tiết xấu, trời mưa hãy đưa Đà Điểu vào trong chuồng. Vào ban đêm nên duy trì ánh sáng khoảng 3W/m2 để đà điểu dễ ăn uống. 

Chuẩn bị máng ăn, uống nước

Đà Điểu vốn là một loại động vật có thân hình to lớn. Do đó, ngoài việc đảm bảo mật độ nuôi Đà Điểu phù hợp thì việc chọn máng ăn, máng uống cho chúng cũng phù hợp, tránh tình trạng tranh giành, đấu đá nhau. 

 Mua đà điểu giống

Tốt nhất bà con nên chọn máng ăn, máng uống cho Đà Điểu bằng gỗ, kích thước 0,3 x 0,25 x 1,0m. Độ cao của máng phải cách mặt đất 0.7 đến 0.8m để Đà Điểu dễ ăn hơn. Trung bình cứ 1 máng ăn sẽ dành cho 4 đến 5 con. Đối với máng uống bà con có thể sử dụng bồn cao su lớn để đựng nước. Dùng nước máy hay nước giếng bơm cho Đà Điểu uống đều được. Quan trọng là mỗi ngày bà con đều phải vệ sinh máng, thay nước, đặt máng ở chỗ bóng râm để nước không bị nóng.

Lưu ý khi chuẩn bị môi trường nuôi

Muốn thực hiện mô hình nuôi đà điểu hiệu quả bà con cần phải lưu ý một số đặc tính của chúng như sau:

  • Đà Điểu có hệ thần kinh khá nhạy cảm, khi có người lạ xâm nhập, có tiếng động lớn sẽ dễ gây kích động, hoảng loạn. Việc này dễ làm Đà Điểu chạy toán loạn và dẫm đạp lên nhau. Thậm chí đâm vào chướng ngại vật gây tổn thương da, gãy cổ và chết. Do đó, khu vực chuồng nuôi Đà Điểu cần đảm bảo sự yên tĩnh tối đa. 
  • Đà Điểu là loài động vật ăn tạp, chúng có thể ăn bất kỳ thứ gì nhìn thấy. Do đó, bà con cần phải đảm bảo dọn dẹp chuồng nuôi sạch sẽ. Đối với các vật thể như mảnh thủy tinh, gạch, vật sắc nhọn, túi bóng,… cần được loại bỏ ra khỏi chuồng nuôi và sân chơi của Đà Điểu. Khi có những thứ này trong chuồng sẽ rất dễ gây tổn hại đến đường tiêu hóa của vật nuôi. 

2. Kỹ thuật nuôi Đà Điểu thịt

Chuồng trại nuôi Đà Điểu thịt

Để nuôi Đà Điểu thịt yêu cầu chuồng nuôi phải có mái che vừa phải, khoảng 3x5m để tiện lợi cho việc bố trí máng ăn, máng uống, đồng thời tạo điều kiện cho Đà Điểu tạm trú khi nắng mưa. Phần diện tích còn lại chủ yếu là sân chơi cho Đà Điểu, yêu cầu kích thước phải đạt ít nhất là 5x60 -100m. Còn tùy vào điều kiện diện tích như thế nào mà bà con có thể áp dụng nuôi bán thâm canh khoảng từ 12 đến 15 con là được. 

 Kỹ thuật nuôi Đà Điểu thịt

Bề mặt sân chơi của Đà Điểu phải đảm bảo bằng phẳng, vệ sinh sạch sẽ không còn gạch đá, vật sắc nhọn. Vốn Đà Điểu loài ưa sống ở sa mạc, thường xuyên tắm cát nên làm sạch lông và loại bỏ ký sinh trùng ngoài da. Bên cạnh đó, chúng cũng thích tắm mưa, vậy nên nếu sân không được đổ cát thì nước mưa sẽ làm sân bùn lầy, khiến bộ lông của Đà Điểu dính bẩn và gây nguy cơ mắc bệnh cho đàn vật nuôi rất lớn. 

Bà con cũng nên trồng cây để che bóng mát, tạo nơi trú nắng cho Đà Điểu. Trong sân chơi nên bố trí máng ăn, máng uống thuận tiện, tránh gây cản trở việc đi lại của chúng. 

Máng ăn, máng uống cho Đà Điểu thịt

Không giống gà, vịt, kích thước của Đà Điểu khá lớn, vậy nên khi sử dụng gỗ để đóng máng ăn cho chúng bà con cần đảm bảo kích thước 0,3 X 0,25 X 1,0m. Vị trí lắp đặt máng ăn cũng phải cao 0.7 đến 0.8m và cố định để Đà Điểu dễ dàng ăn mà không dẫm đạp lên nhau. 1 máng ăn sẽ dành cho 4 đến 5 con Đà Điểu. Có thể xây máng ăn bằng gạch bên ngoài rào chắn và trát nhẵn để tiện cho việc vệ sinh. 

Dùng bồn cao su đựng nước để cho Đà Điểu uống. Đảm bảo trong máng luôn đủ nước cho vật nuôi uống. Ngoài ra, trong ngày bà con cũng phải vệ sinh máng uống và bố trí nó ở nơi râm mát, không cho ánh nắng chiếu vào làm nước nóng khiến Đà Điểu uống không được. 

Chế độ dinh dưỡng Đà Điểu thịt

Đà Điểu có hệ sinh vật ở màng tràng nên dễ dàng tiêu hóa được thức ăn khô, xơ thô lên đến 60%. Do vậy bà con cần bổ sung rau, cỏ xanh tự do hoặc băm nhỏ từ 3 đến 4cm cho Đà Điểu dễ ăn. Có thể bỏ thức ăn xanh vào máng riêng hay để lên trên thức ăn tinh đều được. Áp dụng đúng kỹ thuật nuôi Đà Điểu thương phẩm sẽ giúp chúng tăng trưởng nhanh và có thể giết thịt được sau 10 tháng tuổi. 

Khẩu phần ăn của Đà Điểu tăng dần theo tháng tuổi và trọng lượng cơ thể. Từ giai đoạn 2 tháng tuổi, 6 tháng tuổi đến 9 tháng tuổi trọng lượng sẽ đạt 12, 60 và 90 kg. Thức ăn yêu cầu cho Đà Điểu sẽ từ 500 đến 1.655 và 2.000g/ngày dựa vào vào tháng tuổi và trọng lượng như trên. 

 Chuồng trại nuôi Đà Điểu thịt

Thành phần dinh dưỡng yêu cầu tăng lượng cỏ và ngũ cốc theo tháng tuổi và giảm lượng đạm, protein, Ca. P, Lizin,.. khi Đà Điểu đạt 10 tháng tuổi. Việc dùng lượng xơ quá nhiều trong khẩu phần ăn của thời kỳ này sẽ làm giảm lượng chuyển hóa thức ăn, khiến Đà Điểu hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn thấp, trọng lượng không đạt mức cao.

Lưu ý, khi trộn thức ăn rau xanh và thức ăn tinh phải bổ sung thêm nước để các loại thức ăn này có thể kết dính được với nhau và làm Đà Điểu dễ ăn hơn. Mỗi lần trộn nên đảm bảo lượng thức ăn vừa phải, không quá nhiều vì có thể Đà Điểu sẽ ăn không hết, làm thức ăn thừa và ôi chua, phải trộn thêm mẻ mới. 

Bà con có thể tận dụng nguồn thức ăn xanh có sẵn ở trong địa phương để cho Đà Điểu ăn như lá bắp cải già, cỏ ghi nê, cỏ voi non, rau muống, bèo tây,… bà con có thể sử dụng máy băm nghiền đa năng để chế biến thức ăn. Đây đều là những loại thức ăn tốt cho sự phát triển của Đà Điểu và giúp bà con tiết kiệm được chi phí dùng thức ăn tinh khá nhiều. 

Chăm sóc và quản lý 

  • Điều kiện yên tĩnh

Như đã nói ở trên, hệ thần kinh của Đà Điểu rất nhạy cảm, dễ kích động khi có tiếng động lớn hay có sự xuất hiện của người lạ. Vậy nên hãy đảm bảo bố trí chuồng nuôi ở nơi yên tĩnh. 

  • Đề phòng các vật lạ

Đà Điểu ăn tạp, chúng có thể ăn bất kỳ thứ gì nhìn thấy. Do đó bà con hãy dọn dẹp sạch sẽ gạch, đá, túi ni lông, vật sắc nhọn ở trong chuồng đi. Tất cả những vật thể này đều dễ dàng gây tổn thương đến hệ tiêu hóa của Đà Điểu. 

Phân nhóm và mật độ nuôi

Còn tùy theo diện tích chuồng nuôi như thế nào mà bà con có thể phân nhóm dựa vào trọng lượng và lứa tuổi. Mỗi nhóm trung bình khoảng 15 đến 20 con. Mật độ nuôi Đà Điểu cần đảm bảo từ 1 đến 2m2 nền chuồng cho 1 con và 40m2 sân chơi cho 1 con. 

Mỗi nhóm Đà Điểu bà con nên cố định thành viên để chúng dễ dàng làm quen với nhau. Tránh tình trạng xáo trộn đàn vật nuôi vì điều này rất dễ xảy ra tình trạng thương tích, tai nạn, giảm hiệu suất chăn nuôi Đà Điểu thịt.

3. Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản hiệu quả

Chăm sóc Đà Điểu đúng cách

Kỹ thuật nuôi Đà Điểu sinh sản đòi hỏi bà con cần phải tốn khá nhiều công chăm sóc, bởi chất lượng trứng sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng con giống về sau. 

Thời điểm Đà Điểu đẻ trứng thường rơi vào khoảng tháng 12 năm trước kéo dài đến tháng 8 năm sau. 4 tháng còn lại trong năm là lúc Đà Điểu nghỉ ngơi và thay lông. Trong ngày, thời điểm từ 2 giờ chiều đến 7 giờ tối là lúc mà Đà Điểu thường đẻ. Vậy nên bà con phải bố trí người nhặt trứng trong khoảng thời gian này, tránh để chúng dẫm vỡ trứng hay nước ngấm vào trứng thì tỉ lệ nở sẽ giảm đáng kể. 

 Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản hiệu quả

Đà Điểu cái có đặc tính là hay đẻ theo từng đợt. Mỗi đợt để khoảng từ 8 đến 10 quả. Về sau sẽ nghĩ khoảng 10 ngày rồi mới đẻ tiếp đợt mới. Thực tế, rất hiếm thấy Đà Điểu đẻ liên tiếp hoặc nghỉ 1 đến 2 tháng mới đẻ tiếp. Vậy nên, muốn nuôi Đà Điểu lấy trứng hiệu quả hơn bà con cần chú ý đặc tính này. 

Điều kiện chăm sóc đà điểu sinh sản

  • Cần đảm bảo chuồng nuôi phải có ánh nắng mặt trời chiếu vào, mặt bằng cao, tránh đọng nước hay ngập lụt. Khu vực chuồng nuôi phải yên tĩnh, không có tiếng động mạnh gây ảnh hưởng. 
  • Sau ba tháng nuôi gột, nếu muốn nuôi Đà Điểu sinh sản phải chuyển chúng sang chuồng mới để làm quen. Thời gian đầu sau khi chuyển qua chuồng mới phải làm cho chúng thích nghi với đường chạy mới. 
  • Dọn dẹp chướng ngại vật trong chuồng nuôi. Đảm bảo diện tích của chuồng nuôi và sân chơi đủ rộng rãi cho Đà Điểu tự do vận động. 

Nuôi đà điểu sinh sản cho ăn gì?

Trong quy trình nuôi Đà Điểu sinh sản thì ngoài việc chọn giống, chọn con con, vấn đề thức ăn cũng rất quan trọng. Như đã nói ở trên, Đà Điểu vốn ăn tạp, các loại thức ăn trong tự nhiên mà chúng có thể ăn như rau củ, lá cây, cỏ, hạt ngũ cốc,… Ngoài ra, bà con cũng có thể cho chúng ăn thêm các loại cám gà, cám ngỗng,…Tùy theo mỗi giai đoạn khác nhau mà áp dụng chế độ ăn cho Đà Điểu khác nhau. 

 Nuôi đà điểu sinh sản cho ăn gì?

Nuôi đà điểu sinh sản mỗi ngày cần cho ăn từ 1.6 đến 1.8kg/con. Thời gian cho ăn thích hợp là vào đầu buổi sáng. Đến đầu buổi chiều kiểm tra lại lượng thức ăn trong máng vừa hết là được. Song, bà con cũng nên theo dõi năng suất đẻ trứng của từng con mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Nếu con có năng suất đẻ tốt thì cần gia tăng lượng thức ăn để đảm bảo sức khỏe và đủ chất dinh dưỡng để chúng đẻ tiếp. 

Kỹ thuật phối giống Đà Điểu

Nhiều người thắc mắc nuôi Đà Điểu bao lâu thì phát dục, xin trả lời là khoảng từ 20 đến 25 tháng tuổi. Vậy nên, khi con mái được 18 đến 20 tháng tuổi bà con nên ghép với con đực để chúng quen gần. Lưu ý, nên ghép với con đực già hơn ít nhất 6 tháng tuổi. Bởi con mái thường phát dục sớm hơn con đực nửa năm. 

 Kỹ thuật phối giống Đà Điểu

Thời điểm phối giống Đà Điểu thường là vào buổi sáng hay giữa buổi chiều. Hiếm khi thấy xảy ra vào buổi trưa. Nếu một con Đà Điểu đực khỏe mạnh mỗi ngày có thể phối giống được từ 11 đến 13 lần mỗi ngày. 

Các loại bệnh thường gặp

Để tiết kiệm chi phí nuôi Đà Điểu cũng như tối ưu lợi nhuận thì quan tâm đến bệnh hại của vật nuôi này là điều mà bà con cũng không được bỏ qua. Theo đó, Đà Điểu thường mắc bệnh lậu, tắc đường tiêu hóa, bệnh viêm túi lòng đỏ,… Mỗi loại bệnh này đều có đặc điểm riêng và phương pháp điều trị khác nhau. 

Lời khuyên của các chuyên gia là bà con phải quan sát, theo dõi đàn vật nuôi thường xuyên. Nếu có phát hiện nhiễm bệnh cần điều trị sớm. Liên hệ với các bác sĩ thú y để được hỗ trợ điều trị, hạn chế tự mình thực hiện nếu không có kiến thức và kinh nghiệm, bởi điều đó có thể gây thiệt hại cho đàn vật nuôi. 

Như vậy, qua bài viết này chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc đầy đủ cách nuôi đà điểu hiệu quả nhất. Có thể thấy rằng, chỉ cần mạnh dạn đầu tư và quan tâm, chăm sóc đàn vật nuôi theo đúng hướng dẫn mà chúng tôi chia sẻ trên đây chắc chắn bà con sẽ thu lại được kết quả như ý muốn. Chúc bà con thành công!

 Công ty CPĐT Tuấn Tú

- Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội

- Hotline : 02422050505 – 0945796556 - 0984930099 

- Email: khomay3a@gmail.com

- Website: https://khomay3a.com

- Fanpage: https://web.facebook.com/Congtycpdaututuantu

Tin mới nhà nông

THƯ CHÚC TẾT
THƯ CHÚC TẾT
09/02/2024 09:23
0984930099