8,800,000đ
11,800,000đ
49,000,000đ
9,900,000đ
17,900,000đ
7,200,000đ
5,000,000đ
Chi phí làm hầm biogas – Bật mí cách làm hầm biogas cải tiến rẻ tiền
Bài viết dưới đây xin bật mí cách làm hầm biogas cải tiến rẻ tiền và chi phí làm hầm biogas để bà con nắm được, cân nhắc và lựa chọn ra phương án tối ưu nhất áp dụng vào hộ gia đình mình.
Biogas đã được áp dụng từ lâu trên thế giới. Ở Việt Nam, biogas cũng đã được ứng dụng rộng rãi ở khắp đất nước và bà con cũng không lạ lẫm gì với các loại hầm biogas nữa. Chính phủ nước ta rất khuyến khích bà con nông dân xây dựng bể biogas tại từng gia đình. Bài viết dưới đây xin bật mí cách làm hầm biogas cải tiến rẻ tiền và chi phí làm hầm biogas để bà con nắm được, cân nhắc và lựa chọn ra phương án tối ưu nhất áp dụng vào hộ gia đình mình.
NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA NGAY!!!
Hiện nay, có 2 loại hầm biogas được ứng dụng phổ biến và rộng rãi nhất là: hầm biogas cải tiến (xây bằng gạch) và hầm biogas composite
- Bể biogas cải tiến: đây là loại bể có chi phí xây dựng thấp do nguyên liệu và nhân công luôn có sẵn. Chi phí làm hầm biogas này dao động khoảng 9 -10 triệu.
- Bể biogas composite: bể này có chi phí cao hơn, từ 10 -15 triệu đồng. Chi phí làm ra bể này cao như vậy là do chi phí nguyên liệu khá cao. Hầm được làm bởi các vật liệu chịu nhiệt, vận hành trong điều kiện khắc nghiệt mà vẫn đảm bảo hiệu quả, chất lượng và an toàn của bể như: sợi thủy tinh, sợi bazan, sợi hữu cơ, sợi cacbon…
Hướng dẫn cách làm hầm biogas cải tiến rẻ tiền
Hầm biogas là một hệ thống sinh khí khép kín tự động, hoạt động dựa trên nguyên lý: lượng phân của vật nuôi và chất thải hữu cơ được lên men trong môi trường yếm khí sẽ sinh ra khí biogas. Khí biogas sẽ đẩy bã vào bể áp lực và ống nạp liệu. Sau khi van được mở, cặn bã sẽ đẩy khí thoát ra để sử dụng trong đun nấu. Ở nhiều địa phương, ngoài phân gia súc như phân bò, phân heo, nhiều bà con còn tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp nguồn gốc hữu cơ để ủ biogas như: thân và lá cây, cỏ, rau, xơ dừa...Bà con phải tiến hành băm nghiền các loại vật liệu này trước khi đưa vào bể để hiệu quả tạo khí tốt nhất. Trong trường hợp bể có dung tích lớn, số lượng chất thải hữu cơ nhiều, bà con có thể sử dụng máy xay vỏ dừa, bã rơm, bã mía 3A hỗ trợ công việc băm nghiền nguyên liệu đầu vào cho bể biogas, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức lao động cũng như tạo được lượng biogas nhiều và chất lượng cao nhất.
Nếu muốn thiết kế, lắp đặt hoặc xây dựng bể biogas bà con phải nắm vững kiến thức về hệ thống biogas cũng như tính toán hợp lý theo điều kiện thực tế để có thể xây bể.
Tùy theo lượng chất thải được đưa vào hầm biogas mà lượng khí sinh ra sẽ khác nhau. Trung bình 1 kg phân bò thu được 20 -35 lít khí biogas, 1 kg phân lợn thu được 40 -50 lít khí biogas.
Công thức tính thể tích bể biogas trang trại khép kín:
Trong đó:
V: thể tích hầm biogas (lít)
a: hệ số. Nếu sử dụng phân bò thì a = 2; sử dụng phân lợn thì a = 3
p: số lượng phân tươi của 1 con gia súc thải ra trong 1 ngày (kg)
n: số lượng con gia súc của gia đình
t: thời gian lưu trữ phân trong bể. Nên lấy t =60 (ngày)
Ví dụ: Hộ gia đình nuôi 5 con lợn, trung bình mỗi con một ngày thải ra 2 kg phân tươi thì công thức tính thể tích bể biogas như sau
(a = 2, p = 2, n = 5, t =60)
V = 2 x 2 x 5 x 60 =1200 (lit) = 1,2 m3
Bể biogas cải tiến có cấu trúc dạng hình tròn mái vòm (gần như hình cầu)
Do vậy, áp dụng công thức dưới đây để tính ra đường kính bể như sau
Trong đó:
D: đường kính bể biogas (m)
V: thể tích bể biogas (m3)
Π: 3,14
Ví dụ với bể biogas có thể tích 1,2 mét khối như trên, áp dụng công thức tính đường kính bể sẽ đạt D = 1,32 m
Thiết kế hầm biogas cải tiến gồm có 3 phần chính nối tiếp nhau với công dụng như sau:
- Ngăn trộn: giúp nhào trộn đồng đều phân động vật, rác hữu cơ và nước trước khi đi vào bể yếm khí
- Bể yếm khí: sử dụng để phân hủy và lên men hỗn hợp được đẩy xuống từ ngăn trộn. Khí biogas được sinh ra trong bể này, đẩy phân và cặn bã ở đáy bể lên bể áp lực
- Bể áp lực: mục đích chính là chứa phân và cặn bã. Khi khí biogas được sử dụng để đun nấu thì phân và cặn bã sẽ chảy ngược vào bể yếm khí và đẩy khí ra. Khi lượng phân quá lớn, nhiều hơn cả thể tích bể yếm khí thì phân sẽ bị đẩy ra ngoài. Phần thừa này sẽ được sử dụng để cho cá ăn hoặc làm phân bón.
Xem chi tiết: Tư vấn máy chế biến thức ăn cho lợn theo chuỗi quy trình khép kín A-Z
Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng sinh khí cần lưu ý khi thiết kế bể biogas cải tiến
- Bể phải đặc biệt kín khí
- Nhiệt độ tối ưu duy trì trong bể từ 30 -35 độ
- pH đạt 6,8 -7
- Phải pha loãng phân đầu vào
- Thời gian lưu trữ tối ưu từ 30 -60 ngày
- Tuyệt đối không đổ các hóa chất như: thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, kháng sinh, xà phòng... vào hầm sẽ gây chết vi sinh vật kị khí phân hủy chất hữu cơ tạo ra khí biogas
Xây dựng bể biogas cải tiến
Bể biogas cải tiến hình cầu, có độ dày tường tối thiểu đạt 5cm bao gồm 3 lớp: xi măng, gạch và xi măng phủ ngoài. Tất cả các vật liệu cấu thành nên hầm biogas phải đảm bảo là vật liệu bền, chịu nhiệt tốt. Chú ý lót 1 lớp phủ phía dưới trước khi xây bể. Xây bể chìm tối thiểu 1/3 xuống mặt đất, đảm bảo an toàn cho bể và người sử dụng.
Trên đây, khomay3a.com đã tổng hợp chi phí làm hầm biogas và chia sẻ cách làm hầm biogas cải tiến rẻ tiền với công thức tính thể tích hầm biogas chuẩn nhất. Chúc bà con có thể tự xây dựng một bể biogas cho gia đình mình, giúp bảo vệ môi trường, tận thu khí sạch đun nấu, tiết kiệm chi phí tiêu tốn năng lượng cho cả gia đình.