Hàng tốt - Giá tốt - Dịch vụ tốt
Điểm tựa thành công - giải phóng sức lao động cho nhà nông

Hotline 24/7
0945796556 - 0984930099

Sản phẩm nổi bật
-3% Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw
Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw

5,800,000đ6,000,000đ

-9% Máy xay sữa đậu nành 3A
Máy xay sữa đậu nành 3A370W

2,900,000đ3,200,000đ

-7% Máy xay bột khô gia đình
Máy xay bột khô gia đình 3A1Kg

3,800,000đ4,100,000đ

-10% Máy xay đậu nành tách bã
Thống kê truy cập
Online
99
Hôm nay
3,310
Trong tháng
49,730
Tổng cộng
9,354,534

Tiết lộ kĩ thuật trồng nấm rơm từ chuyên gia giúp năng suất vượt trội

19/10/2018 16:55
Nấm rơm được biết tới là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và vô cùng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Trong thành phần của nấm rơm muốn có hàm lượng dinh dưỡng cao thì đòi hỏi phải có quy trình, công đoạn cụ thể. Ngay sau đây, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu kĩ thuật trồng nấm rơm chuẩn không cần chỉnh nhé! 

Kĩ thuật trồng nấm rơm khâu chuẩn bị 

Nếu trồng trọt các loại cây, hoa màu thì khâu chăm sóc được đánh giá là quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, với cách trồng nấm rơm thì khâu chuẩn bị được coi là quan trọng hàng đầu. 

Rơm 

Để tự trồng nấm rơm tại nhà, nguyên liệu chính thường được dùng là mùn gỗ hoặc bã mía. Nhưng nguyên liệu phổ biến để dùng làm loại nấm này chính là rơm. 

 Kĩ thuật trồng nấm rơm

Về đặc tính của nấm thường phát triển khá mạnh trong môi trường ẩm, ấm và ưa ẩm. Vì thế nên được trồng phổ biến trong mùa xuân hoặc thu đông. Nhưng đối với rơm thì tốt hơn hết cần phải được thu gom vào thời điểm sau hè thu. Lúc này rơm sẽ khá nhiều, được phơi nắng nó sẽ chắc sợi, vàng ươm và có mùi thơm. 

Lúc này, bà con cần đem rơm về để dự trữ và bảo quản chu đáo, đợi tới thời gian làm nấm thì đem ra dùng. Các sợi nấm chất lượng sẽ cho năng suất tốt. Đặc biệt, không sử dụng rơm mục nát quá. 

Lựa chọn giống 

Giống được làm nấm rơm sẽ được tiến hành ủ men từ hạt lúa. Nó có vai trò rất lớn giúp quá trình tạo ra nấm được hiệu quả hơn. Bà con có thể lấy giống tại những vườn ươm hoặc tới trung tâm phát triển cây trồng – vật nuôi tỉnh để được cung cấp. 

ky thuat trong nam rom 

Các chuyên gia cũng khuyên, trong kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà cần chọn giống lên men màu trắng. Tuyệt đối không dùng loại có màu vàng cam, đen, nâu hay dưới đáy bị nhão, bị ướt hoặc có mùi hôi chua. 

Hạt giống có phụ thuộc rất nhiều vào đơn vị cung cấp, vì thế để đảm bảo đạt được hiệu quả cao bà con cần phải hỏi đơn vị cung cấp thời gian cụ thể. Tiếp đến, xem xét dự báo thời tiết để trồng ở thời điểm không quá rét và không quá nóng. Như vậy sẽ hạn chế được những rủi ro trong quá trình ươm như nóng quá hoặc lạnh quá rơm ủ xong sẽ hỏng và không tạo ra sản phẩm đạt chuẩn. 

Đất ủ 

Kĩ thuật trồng nấm rơm trong nhà sẽ có phần khác hơn so với các loại nấm khác. Nó cần phải có diện tích đất phù hợp để chất rơm. Để công việc này diễn ra thuận lợi, bà con có thể tận dụng đất vườn, đất ruộng hoặc đất trống ngay quanh nhà… 

 cach trong nam rom

Trong trường hợp không có diện tích, vậy thì cách duy nhất là cho lên lên kệ bằng chất liệu kệ xi măng, gạch hoặc gỗ. Bên cạnh đó, đất cũng nên được tạo thành các mô và luống cao để dễ dàng thoát nước và không bị ngập úng nếu trời mưa. 

Bên cạnh đó, ủ rơm cần được thực hiện ở những nơi sạch sẽ, không bị ngập úng, cao ráo và bằng phẳng. Nếu như vị trí trồng rơm ở những nơi gần nguồn nước, gần đường vận chuyển rơm rạ thì sẽ thuận tiện hơn trong việc chuyên chở, thu hoạch, chăm sóc và tưới tiêu. 

Giá ủ 

Thường thì giá ủ sẽ được làm bằng chất liệu tre hoặc gỗ được đan xen. Điều kiện để nấm phát triển tốt là giá ủ cần phải đặt đặt cách 30cm so với mặt đất để chất rơm lên, không cần sử dụng thêm thanh chắn. 

Hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm rơm 

Xử lý rơm 

Để thực hiện cách trồng nấm rơm đơn giản, điều đầu tiên mà bạn cần làm đó là xử lý rơm. 

Trước tiên, bạn cần xây một bể chứa nước với kích thước là 200 X 150 X 50cm. Nếu trong trường hợp muốn hoạt động lâu dài trong lĩnh vực trồng nấm thì có thể xây loại bể chứa lớn. Còn nếu muốn thử nghiệm thì dựng táp lô tạo ra bể chứa rồi sử dụng bạt phủ lên. 

 cách trồng nấm rơm đơn giản

Khi đã hoàn thành bể chứa, bước tiếp theo chúng ta cho vôi và nước vào dùng dụng cụ để khuấy với tỉ lệ đạt là 3kg vôi kết hợp với 100 lít nước. Cho rơm đã được băm nhỏ vào trong bể chứa sao cho nhập nhằm mục đích loại bỏ hoàn toàn chất mặn, chất phèn, tạp chất còn sót lại bên trong rơm. 

Để quá trình xử lý rơm diễn ra hiệu quả thì bà con có thể lựa chọn sử dụng máy xay vỏ dừa, băm rơm, bã mía 3A3Kw. Chiếc máy này có công dụng băm nhỏ rơm thành khúc nhanh chóng với năng suất đạt vài trăm kg/giờ. 

Ủ rơm 

Ủ rơm được coi là một trong những bước vô cùng quan trọng khi trồng nấm rơm. Rơm sau khi được vớt ra ngoài bể, bà con đem chất thành đống để ở trên phần giá ủ. Tiếp đó sử dụng bạt để quấn ở xung quanh giá và ủ rơm trong thời gian từ 5 cho tới 6 ngày. 

cách làm nấm rơm tại nhà 

Sau khoảng 2 - 3 ngày thực hiện trở rơm 1 lần để rơm được thông thoáng rồi xếp lại vị trí cũ. Trong trường hợp rơm đang bị ướt quá, cần phải thực hiện giảm dụng cụ đậy. Còn rơm khô phải bổ sung thêm nước với tỉ lệ 100 lít nước kết hợp với 3kg vôi đem tưới cho vừa đủ. 

Ngày thứ 6, bà con cần đem rơm đi kiểm tra lần nước. Khi đó rơm sẽ có đủ lượng nước, vài cọng khi vắt sẽ thấy nước nhỏ giọt, thời điểm này rơm sẽ có màu vàng tươi, mềm hẳn và mùi thơm đặc trưng. 

Xếp mô rơm 

Khi quá trình ủ đã hoàn tất, bây giờ bà con cần đem rơm xếp vào các vò hoặc các mô đã um lên để tự trồng nấm rơm tại nhà. Giải thêm rơm đã ủ lên trên bề mặt, tưới chút nước cho ẩm. Diện tích của phần rơm phủ phải có chiều cao 20cm còn chiều rộng là 50cm. 2 lớp rơm phủ đầu tiên, đem giải hạt giống theo chiều dọc tại 2 bên luống, cần đảm bảo nó phải cách vị trí mép luống khoảng 5 cho tới 7cm. Lặp lại công việc này với lớp tiếp theo. 

 tự trồng nấm rơm tại nhà

Khi thực hiện ủ 3 lớp thì mặt trên không rãi thêm men giống, thay vào đó là rãi rơm khô có độ dày đạt từ 4 cho tới 5cm. Nếu đặt rơm lên mô, bà con cần nắn và vuốt cho mô rơm thật gọn, để khi thu hoạch không làm nụ nấm nhỏ bị hư. 

Chăm sóc nấm 

Trong kĩ thuật trồng nấm rơm bà con cần đặc biệt chú ý, không sử dụng thêm phân bón vì trong thành phần của rơm đã có hàm lượng chất dinh dưỡng đầy đủ giúp nấm phát triển tốt. Nhưng, cần đảm bảo thường xuyên theo dõi độ ẩm, nhiệt độ vì nó là một trong những khâu cực kì quan trọng. 

 kĩ thuật trồng nấm

Trong quá trình kiểm tra, nếu thấy nhiệt độ ngoài trời tăng lên, rơm bị thiếu nước thì phải bổ sung thêm. Còn khi nhiệt độ có xu hướng giảm cũng phải ngưng tưới và dỡ lớp rơm ở ngoài ra. Trong trường hợp thời tiết mưa, nên dùng màng phủ hoặc nylon để mô nấm được tăng nhiệt độ, giữ nhiệt bên trong.

Thu hái 

Sau thời gian ủ rơm từ 10 cho tới 14 ngày, ta thực hiện thu hoạch rơm. Tùy theo cách ủ và loại giống mà thời gian thực hiện thu hoạch cũng sẽ có phần khác nhau. Thông thường vào ngày thứ 12 – 15 nấm sẽ ra lộ, đợt 2 sau đó khoảng 7 đến 8 ngày và trong 3- 4 ngày có thể thu hái. Như vậy, kết thúc một vụ trồng nấm sẽ trong khoảng từ 25 cho tới 30 ngày. 

 cách trồng nấm tại nhà

Vào mỗi ngày, ta thực hiện thu hoạch nấm khoảng 2 lần. Sáng sớm thu hoạch lần 1 trước 6 giờ, 14 đến 15 giờ chiều thu hoạch lần 2. Chú ý, trong quá trình hái cần lựa chọn cây hơi nhọn đầu, còn búp. Không được để chân nấm trên mô bị sót vì khi thối sẽ làm cho nụ ở kế bên bị hỏng. 

Trên đây là hướng dẫn kĩ thuật trồng nấm rơm từ A đến Z một cách chi tiết nhất. Hy vọng bà con đã có cho mình những thông tin hữu ích để áp dụng cho thật hiệu quả nhé! 

  Công ty CPĐT Tuấn Tú
- Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline : 02422050505 – 0945796556 - 0984930099 
- Email: khomay3a@gmail.com
- Website: https://khomay3a.com
- Fanpage: https://web.facebook.com/Congtycpdaututuantu

Tin mới nhà nông

THƯ CHÚC TẾT
THƯ CHÚC TẾT
09/02/2024 09:23
0984930099