8,800,000đ
11,800,000đ
49,000,000đ
9,900,000đ
17,900,000đ
7,200,000đ
5,000,000đ
Kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn – Từ A-Z kích thước các mẫu nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong bất kì ngôi nhà nào. Dù diện tích lớn hay nhỏ, nhà vệ sinh cần đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt tối thường ngày. Trong quá trình xây dựng, người chủ gia đình cũng như tư vấn thiết kế cần phải bố trí và lựa chọn kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn sao cho hợp lý, đầy đủ tiện nghi, phù hợp với bố cục tổng thể của ngôi nhà nhưng vẫn tiết kiệm không gian. Cùng khomay3a.com tìm hiểu kích thước các mẫu nhà vệ sinh thông qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu chi tiết kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn theo chia sẻ từ chuyên gia.
Các tiêu chí lựa chọn kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn
Có rất nhiều cách bố trí nhà vệ sinh khác nhau, tùy thuộc vào diện tích không gian và nhu cầu sử dụng. Thông thường, nhà vệ sinh được đặt tại những không gian thừa, khu vực đất méo để tiết kiệm diện tích như gầm cầu thang, hoặc xây ngay trong phòng ngủ để tiện sử dụng. Những gia đình đông người thường lựa chọn thiết kế nhà vệ sinh ở vị trí trung tâm như ở cạnh cầu thang. Dù bố trí tại đâu và kích thước to nhỏ thế nào thì cũng cần đảm bảo chức năng chính là nơi vệ sinh cơ thể.
Tiêu chí cần lưu tâm đầu tiên chính là vị trí đặt nhà vệ sinh. Cần đảm bảo nhà tắm thông thoáng, có đủ ánh sáng và hạn chế ẩm ướt để ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Nên lựa chọn vị trí hướng sáng, dễ lưu thông khí để khử mùi, tăng cảm giác dễ chịu trong môi trường không khí. Ngoài ra, cần lưu tâm tới độ dốc khi thiết kế sàn nhà tắm. Độ dốc phù hợp vừa đảm bảo việc thoát nước thải tốt, giữ nhà vệ sinh luôn khô ráo, sạch sẽ mà không gây khó khăn trong quá trình đi lại.
Nếu muốn tận dụng không gian thừa, góc chết để xây dựng nhà vệ sinh cần phải tính toán thật kĩ lưỡng vừa đảm bảo kết cấu, kiến trúc vừa đủ không gian để bố trí nội thất và có không gian đủ thoáng để diễn ra các hoạt động sinh hoạt một cách thoải mái nhất. Không nên quá tiết kiệm diện tích mà quên mất tính thoải mái, tiện lợi trong các hoạt động thường xuyên diễn ra hàng ngày. Diện tích phòng vệ sinh không cần quá to, gây lãng phí, nên lựa chọn vừa đủ đảm bảo để quá trình sử dụng thuận tiện và diễn ra trơn tru, xuyên suốt.
Diện tích tối thiểu nhà vệ sinh cần đạt được từ 2,5 -3m2 để có thể bố trí đủ vòi tắm sen, bồn rửa mặt và bệ xí. Đối với các nhà vệ sinh có diện tích nhỏ như vậy cần sắp xếp vị trí đặt các thiết bị thật khéo léo, tránh chồng chéo và dành tối đa khoảng không gian sinh hoạt bên trong.
Nhiều hộ gia đình có diện tích không gian đủ lớn và muốn nhà tắm đầy đủ tiện nghi hơn thì có thể lựa chọn kích thước nhà vệ sinh từ 10m2 trở lên để có thêm không gian lắp đặt bồn tắm, xông hơi, cây xanh, bàn trang điểm, thậm chí có thể trang trí thêm tranh, ảnh…
Thông số kích thước phòng tắm tiêu chuẩn cần đạt được
Lựa chọn các thông số tiêu chuẩn để bố trí, thiết kế không gian nhà vệ sinh và các thiết bị phụ trợ sẽ tăng tính thẩm mĩ, sự thuận tiện trong quá trình sử dụng và đảm bảo an toàn cao.
Cửa nhà vệ sinh
Theo tiêu chuẩn thiết kế khu vệ sinh, lựa chọn cửa có kích thước tương ứng dài rộng như sau: 1,9x0,68m; 2,1x0,82 hoặc 2,3x1,02 vừa hợp phong thủy vừa dễ dàng đi lại và khuân vác thiết bị vào ra tiện lợi.
Chiều cao lắp đặt bồn rửa mặt
Chiều cao lắp đặt bồn rửa mặt nên chọn rơi vào khoảng 80 -85 cm, vừa tầm vóc người Việt Nam, tránh làm văng nước trong quá trình sử dụng. Bồn rửa mặt cho trẻ em bố trí thấp hơn khoảng 0,5 - 0,6m là vừa vặn. Nếu đặt cao hơn sẽ gây khó khăn trong việc thao tác, thấp quá sẽ phải cúi người xuống gây đau mỏi lưng. Đa phần chậu rửa mặt được giữ khô ráo, do vậy có thể bố trí gần cửa ra vào để tiện sử dụng, không nên để quá sâu trong nhà vệ sinh, dễ lây lan vi khuẩn có hại.
Kích thước gạch lát
Do kích thước buồng vệ sinh tương đối nhỏ, nên sử dụng các loại gạch lát nền có kích thước 20x20cm sẽ phù hợp và tránh lãng phí. Nên lựa chọn các loại gạch chống trơn trượt, màu sắc tươi sáng để dễ dàng cọ rửa và nhận biết vết bẩn. Gạch ốp tường có thể lựa chọn kích thước 20x20cm hoặc 20x30cm đều hợp lý. Phần sát trần nhà nên lăn sơn sẽ tốt hơn ốp toàn bộ.
Chiều cao vòi sen
Vị trí treo vòi sen nên cách trần nhà tối thiểu 50cm. Chiều cao trung bình của người Việt Nam khoảng 1,6m. Do vậy cố định giá để vòi sen khoảng 1,6 -1,8m là vừa tầm, không nên treo cao quá khiến người sử dụng phải kiễng chân, dễ làm ngã do sàn nhà trơn trượt.
Chiều cao trần nhà vệ sinh
Chiều cao tối thiểu của trần nhà vệ sinh phải đạt 2,2m. Chiều cao mắc áo khoảng 1,65-1,7m là hợp lý. Các thiết bị phụ kiện khác như móc treo giấy vệ sinh lắp đặt gần bồn cầu và cao bằng mặt với nắp bình nước xả bồn cầu. Không nên lắp giá treo khăn quá gần chỗ đứng tắm sẽ gây ướt. Nhà vệ sinh nào cũng phải lắp quạt thông gió.
Lưu ý lựa chọn kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn
Áp dụng phong thủy trong thiết kế nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh tuân theo một số quy tắc phong thủy không chỉ tăng sự hợp lý trong quá trình bài trí và sử dụng mà còn đảm bảo sức khỏe cho gia chủ.
- Cửa phòng vệ sinh không được đối diện với các phòng khác như: nhà bếp, phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, cửa chính hoặc giường ngủ.
- Nếu diện tích hạn hẹp mà bắt buộc phải thiết kế cửa nhà vệ sinh đối diện các phòng trên, cần phải bố trí thêm vách ngăn như: rèm cửa, vách kính hoặc vách ngăn di động để hóa giải.
- Nên bố trí nhà vệ sinh gần phòng ngủ. Nếu không gian đủ rộng, mỗi phòng ngủ nên thiết kế một phòng vệ sinh bên trong. Không gian phòng ngủ quá bé thì xây nhà vệ sinh bên cạnh. Tránh đặt nhà vệ sinh quá xa, gây bất tiện khi sử dụng thường xuyên.
- Mỗi nhà vệ sinh cần đảm bảo bố trí riêng rẽ các khu vực sau: khu tắm rửa, khu rửa mặt, khu bồn cầu.
- Một số nguyên tắc thiết kế nội thất nhà tắm cần tuân thủ như sau: không bố trí bàn rửa mặt, gương soi đối diện cửa ra vào; có vách ngăn khu vực tắm rửa, tránh làm ướt sàn nhà và các thiết bị khác bên ngoài khu vực này; hệ thống cấp thoát nước bố trí thuận tiện để dễ dàng sử dụng, sửa chữa nếu có sự cố; bồn cầu đặt trong góc và sâu bên trong, không nên đặt bệ xí ở nơi trung tâm, vừa gây vướng víu, vừa không đảm bảo vệ sinh.
- Cần bố trí kệ để các vật dụng nhỏ, phục vụ vệ sinh cá nhân và trang điểm như: xà bông, sữa tắm, dầu gội đầu, bàn chải, kem đánh răng, nước hoa, mỹ phẩm… bằng cách tận dụng các góc thừa, hoặc treo trên tường để tiết kiệm không gian và tăng tính thẩm mỹ.
Phân khu chức năng trong nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh có 3 khu chức năng cơ bản: khu rửa, khu tắm và khu bồn cầu. Tùy theo diện tích nhà vệ sinh, không gian và mật độ sử dụng của từng khu chức năng để bố trí và lắp đặt các thiết bị sao cho phù hợp nhất. Thông thường, nếu nhà vệ sinh hình chữ nhật, nên lắp đặt chậu rửa gần cửa ra vào, tiếp theo là bệ xí và nhà tắm. Nếu phòng tắm có diện tích hình vuông nên đặt 3 khu chức năng riêng rẽ ở 3 góc, góc còn lại bố trí cửa ra vào.
Hệ thống kĩ thuật của nhà vệ sinh
Để phòng tắm và các thiết bị phát huy hết công năng cũng như có độ bền và đảm bảo tính an toàn cao nhất, hệ thống kĩ thuật cần được lắp đặt chính xác, khoa học và chắc chắn. Các đường ống cấp thoát nước phải lựa chọn chủng loại, mẫu mã, kích thước theo đúng tiêu chuẩn, đảm bảo độ dốc vừa đủ khi đặt nằm ngang.
Đường dây điện cần chắc chắn phải kín, không lắp đặt vào khu vực ẩm ướt, giảm thiểu tối đa các tai nạn liên quan đến chập cháy. Bình nước nóng phải có dây nối đất và có aptomat đảm bảo an toàn. Các đèn chiếu sáng lắp thêm kính chắn, tránh hơi nước bốc lên ngưng đọng, dễ gây chập cháy. Do nhà vệ sinh là một trong những nơi luôn có độ ẩm cao nên cần chống thấm cho sàn và chân tường trước khi ốp gạch. Gạch cũng nên lựa chọn loại gạch có khả năng chống trơn trượt, chống thấm tốt và độ bền cao. Mặt sàn thiết kế hơi dốc về nắp cống thoát nước.
Hệ thống thông gió
Bất kì nhà vệ sinh nào cũng phải lắp đặt hệ thống thông gió để đảm bảo sự thông thoáng, thoát ẩm, tránh làm ẩm mốc phát sinh, đảm bảo độ bền và thẩm mĩ cho các thiết bị cũng như không làm ảnh hưởng sức khỏe của người sử dụng. hệ thống thông gió cần được bố trí hài hòa với các hệ thống đèn, điện…
Sử dụng nhà vệ sinh lâu ngày, mùi hôi sinh ra nhiều, nếu hệ thống thông khí không làm giảm được mùi khó chịu có thể đặt thêm các cây xanh hoặc túi hút ẩm hương thơm tự nhiên, vừa để thanh lọc không khí, vừa ngăn chặn các vi khuẩn gây hại và tăng thêm tính thẩm mỹ cho phòng tắm.
Lựa chọn vật liệu phụ hợp với phòng vệ sinh
Do thường xuyên sử dụng nước nên gạch lát nền cần lựa chọn các sản phẩm chống trơn trượt, hoa văn đơn giản, màu sắc tươi sáng để dễ dàng cọ rửa và phát hiện vết bẩn. Nếu có điều kiện hơn, lựa chọn gỗ chống thấm để lát sàn vừa đẹp, vừa an toàn và chống trơn trượt tốt. Cửa sổ, cửa ra vào có thể sử dụng cửa nhôm kính mờ, cửa nhựa vân gỗ hoặc các loại cửa gỗ sơn chống thấm. Thiết bị điện nên lựa chọn sử dụng loại công tắc đóng mở và hạn chế bố trí quá nhiều thiết bị điện bên trong nhà tắm.
Phong cách xây dựng nhà vệ sinh
Phong cách nhà vệ sinh có thể tham khảo phong cách bài trí tổng thể của ngôi nhà để quyết định việc lựa chọn thiết bị, gạch lát, màu sơn… Tuy nhiên cần căn cứ thêm vào diện tích thực tế, vật liệu xây dựng và bố trí để lựa chọn ra phong chách thiết kế phù hợp nhất.
Các kiến trúc sư thiết kế thường không khuyến cáo tận dụng khoảng trống gần gian bếp làm nhà vệ sinh, sẽ không tốt cho phong thủy. Nhưng nếu điều kiện không cho phép, chỉ cần chú ý thiết kế cửa bếp không quay thẳng ra cửa trước hoặc cửa sau của ngôi nhà là được, tránh làm hao tài, tán lộc và giảm vận may cho gia chủ. Kết hợp thêm sử dụng các vách ngăn bằng kính để ngăn cách phòng bếp với nhà vệ sinh, ngăn cách 2 yếu tố khắc nhau trong phong thủy, giảm nhẹ các yếu tố không có lợi.
Trên đây, khomay3a.com chia sẻ kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn để độc giả tham khảo cũng như cách bố trí và lưu ý trong quá trình thiết kế nhà vệ sinh. Với những thông tin tổng hợp, hy vọng các bạn có thêm những kiến thức hữu ích làm căn cứ để thiết kế, bố trí, lựa chọn thiết bị và vật liệu xây nhà vệ sinh phù hợp, khoa học và tiện lợi cho ngôi nhà của mình.
Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng: