8,800,000đ
11,800,000đ
49,000,000đ
9,900,000đ
17,900,000đ
7,200,000đ
5,000,000đ
Kỹ thuật nuôi chồn hương sinh sản - Hé lộ bí mật của các trang trại
Chồn hương có giá trị kinh tế cao, nếu chăm sóc tốt thì một năm có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 4 - 6 con. Tuy nhiên với mô hình nuôi tập trung, nếu không nắm được cách nuôi đúng thì tỉ lệ đậu thai thấp, khó đẻ, gây chết cả mẹ cả con. Do đó, trong bài viết này, khomay3a.com sẽ cung cấp tới bà con kỹ thuật nuôi chồn hương sinh sản chuẩn nhất. Mời bà con tham khảo.
KỸ THUẬT NUÔI CHỒN HƯƠNG SINH SẢN GIẢM HAO HỤT, CHO TỈ LỆ ĐẬU THAI CAO NHẤT
Chồn hương (cầy hương) phân bố rộng khắp ở các vùng đồi núi, trung du và hải đảo của nước ta. Chồn hương có chất lượng thịt thơm ngon, lạ bổ; phần da ứng dụng trong may mặc; đặc biệt do có tuyến xạ rất thơm nên thường dùng để sản xuất mỹ phẩm, thuốc, cà phê chồn.
Thời vụ nuôi cầy hương: cầy hương thường được nuôi thương phẩm từ tháng 2 - 3 và xuất bán vào tháng 6 hoặc 8.
1. Cách làm chuồng nuôi chồn hương
Yêu cầu về chuồng nuôi chồn hương sinh sản:
- Vị trí nuôi con cầy hương cần cao ráo, sạch sẽ, yên tĩnh, dễ quản lý, chăm sóc, chuồng phải cách xa khu dân cư, không gần đường quốc lộ lớn, hạn chế các động vật khác tiếp xúc xung quanh...
- Hướng chuồng: hướng đông nam để mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông
Cách làm chuồng nuôi cầy hương:
-
Khu nhà nuôi chồn:
Bà con có thể tận dụng chuồng nuôi lợn cũ hoặc xây một khi nhà riêng để nuôi chồn con hậu bị sinh sản.
Chuồng nuôi được thiết kế khá đơn giản, có thể sử dụng gạch mộc hoặc gạch phibro xi măng để xây. Sau khi xây xong không nhất thiết phải trát tường, hoặc có thể dùng lưới thép B40 để quây xung quanh cho thông thoáng.
Nhưng phần mái phải được thiết kế chắc chắn. Nếu lợp bằng tấm lợp thì phải đóng thật chặt, kiên cố tránh việc chúng trốn ra ngoài hoặc tác động của mưa gió.
Kích thước chuồng: chiều ngang khoảng 3m, chiều dài khoảng 5 - 10m, chiều cao chỉ cần 2m. Kích thước cần đảm bảo có thể nuôi với mật độ 1 con/1m2.
Trong chuồng nuôi bố trí lối đi ở giữa. Trên tường đóng thêm gác gỗ để chúng leo trèo.
Cầy hương có tập sinh ăn ở sạch sẽ, đi vệ sinh vào một chỗ nên trong khu nhà nuôi bố trí 1 thùng gỗ làm “nhà vệ sinh” cho chồn.
-
Làm chuồng nuôi chồn sinh sản:
Cũng xây một nhà nuôi rộng, nền bên trong láng xi măng hoặc nện đất thật chặt.
Mái chuồng lợp bằng ngói hoặc tôn.
Chia chuồng thành từng ô có diện tích 5 - 10m2, có lỗ thoát nước. Mỗi ngăn này sẽ nuôi hai con chồn đực và cái. Không nên thiết kế chuồng quá nhỏ sẽ làm chồn hương gò bó, khó hoạt động.
Cũi nhốt chuồng làm riêng để nuôi chồn cái trong trong thời kỳ mang thai và đẻ con. Cũi có kích thước tối thiểu: rộng: 1m, dài 2m, cao 40 - 50cm, có 4 - 6 chân, chiều cao của chân là 0,2m được che chắn kín đáo, bên trong có bố trí ổ đẻ.
Làm ổ đẻ: sử dụng giẻ sạch sẽ để lót vào trong ổ. Khi đẻ, chồn mẹ sẽ dùng giẻ này ủ ấm cho chồn con.
Cũi nuôi chồn mẹ nên đặt ở vị trí kín đáo, yên tĩnh, kín gió.
2. Chọn giống chồn hương sinh sản
Hiện nay có khoảng hơn 200 chủng loại chồn khác nhau. Trong đó chồn hương là giống đặc biệt nhất vì ở dưới bụng của con đực, phần giữa hậu môn và dương vật có một túi xạ, giữa túi có 2 lỗ thông. Trong túi xạ có các tuyến xạ tiết ra chất xạ hương sánh đặc giống như mật ong để dẫn dụ con cái vào mùa sinh sản.
Các loại chồn hương được nuôi phổ biến ở Việt Nam gồm:
- Loại thứ nhất: Có màu lông xám tro ngả vàng, trên thân có 4 - 6 dãy sọc màu nhạt hơn. Con trưởng thành có cân nặng từ 5 - 7kg/con, chồn cái nặng từ 3 - 5kg/con. Giống này được nhiều với số lượng lớn nhất, khi nuôi nhanh lớn, đẻ trung bình từ 1 - 5 con/lứa. Thích hợp để nuôi sinh sản.
- Loại thứ hai: có màu lông xám tro hoặc màu lông mốc ngả đen, trên nền lông có thêm các vết đốm đậm màu hơn. Chồn có thân ngắn, mập nhưng trọng lượng của con trưởng thành nhẹ hơn. Đặc điểm của giống chồn này là thích sống độc lập, ghét bầy đàn, tính hung dữ, hay cắn nhau khi sống cùng nhau, sau khi đẻ con, chúng có thể ăn cả con.
- Loại thứ ba: Có màu lông vàng hoặc đốm đỏ. con trưởng thành có trọng lượng nhỏ, con đực từ 2,5 - 3kg/con, con cái từ 1,2 - 1,5kg/con. Dây là giống chồn khá hung dữ nhưng lại mắn đẻ, có thể đẻ 2 lứa một năm, đẻ được từ 2 - 6 con. Thích hợp để nuôi sinh sản.
Yêu cầu chọn giống:
- Ưu tiên chọn những con có lý lịch rõ ràng, mẹ mắn đẻ, nuôi con tốt.
- Chọn con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị bệnh, không dị tật bẩm sinh.
- Chọn con giống có bộ lông mượt, mắt mùi tinh nhanh, mắt hơi lồi ra một chút.
- Chọn con có cái có cặp vú phát triển bình thường, không bị khuyết tật.
- Con đực có tinh hoàn lộ rõ phía sau hông
- Nên chọn con giống từ 8 tháng tuổi trở lên để nuôi sinh sản.
- Chọn những con có trong lượng từ 1 - 1,5kg/con thì khả năng nuôi dưỡng và sinh sản sẽ tốt hơn cả. Nếu con quá nhỏ sẽ khó thích nghi, kém ăn, khó nuôi.
- Không nên bắt cầy hương từ rừng về nuôi sinh sản vì tốn thời gian thuần dưỡng
- Con đực cái với tỉ lệ 1 : 1 vì cây hương khá chung thủy, nếu nhiều cái mà ít đực thì tỉ lệ phối giống và hiệu quả sinh sản không cao.
- Nên vận chuyển giống vào ban ngày vì lúc này cầy đang ngủ, ít phá chuồng.
Cách phân biệt cầy hương đực và cầy hương cái:
- Con đực: Khi còn nhỏ mà đặt nằm ngửa lên sẽ thấy gai giao cấu. khi trưởng thành thì thân hình to, nhanh nhẹn hơn, có tinh hoàn lớn loj rõ ra ở phía sau lưng. Đặc biệt, cầy hương đực có tuyến xạ rất thơm.
- Con cái: Khi còn nhot đặt ngửa lên sẽ không có gai giao cấu lồ ra. Khi trưởng thành có 6 vú chia đều cho 2 bên.
3. Thức ăn nuôi chồn hương sinh sản cho năng suất cao
Thức ăn của cầy hương
Chồn hương ăn gì? Chồn hương là động vật hoang dã có tập tính ngày, ngủ, đêm đi kiếm ăn. Thức ăn của chúng đa dạng:
- Các loại động vật nhỏ như: thằn lằn, cóc, ếch nhái, chuột, sâu bọ, kiến, mối, sâu bọ côn trùng, trứng, chim nhỏ, cá giun đất, giun quế… thức ăn động vật ít mỡ nhiều nạc
- Các loại quả ngọt như: chuối, mít, dứa, mãng cầu, hạt cà phê, xoài, quả vả...
- Các loại hạt ngũ cốc: gạo, ngô, đậu tương…
- Cách loại rau xanh, cỏ xanh, rơm khô
Chất lượng dinh dưỡng trong thức ăn sẽ quyết định rất lớn đến khả năng phát triển và sinh sản của chồn. Nguồn thức ăn luôn phải giàu dinh dưỡng, sạch sẽ, an toàn.
Nếu mua thức ăn về dự trữ, bà con nên có kế hoạch bảo quản, tránh ẩm mốc, tốt nhất nên kê cao trên 10 - 20cm so với mặt đất, để ở kho khô ráo, thoáng mát, định kỳ dọn dẹp, phun thuốc sát trùng.
Một số máy móc hỗ trợ chăn nuôi cầy hương sinh sản như: máy băm nghiền đa năng (có thể băm nhỏ rau củ, nghiền cua ốc, nghiền gạo, ngô, đậu tương…), máy băm rau cỏ, củ quả (vừa sử dụng để băm nhỏ rau xanh, vừa băm nhỏ các loại củ quả để cung cấp thức ăn phong phú cho vật nuôi…)
Bà con có thể áp dụng một số cách chế biến thức ăn cho chồn khi không thể cung cấp đủ nguồn thức ăn từ động vật nhỏ, như sau:
- Bà con cho chồn nhịn đói 1 - 2 bữa, sau đó cho chúng ăn chuối chín bóc vỏ 1 - 2 quả/bữa. Hai bữa tiếp theo thì nấu cháo đường trộn lẫn với chuối chín cho chúng ăn. Ngày sau đó nghiền nhuyễn chuối trộn với cháo đường. Cứ như vậy chúng sẽ làm quen với món cháo đường.
- Ngoài ra, bà con có thể cắt nhỏ thịt động vật, tôm cua… rồi đem nấu cháo cho chồn ăn.
- Nấu cháo hoặc cơm với cá biển cắt nhỏ cho chúng ăn để bổ sung đạm
- Ban ngày cho ăn thêm mít, chuối, đu đủ chín
- Các loại hạt ngũ cốc nghiền nhỏ rồi nấu cùng với đường thành cháo đặc để chồn ăn. Bình quân 1 con ăn khoảng 2 lạng/ngày.
Nước uống cho cầy hương sinh sản
Nước uống phải sạch sẽ, với nước sông, suối, giếng khoan thì phải xử lý.
Yêu cầu với nước uống của cầy hương:
- Nhiệt độ: 20 - 25 độ C
- Độ pH < 7
4. Kỹ thuật chăm sóc chồn hương sinh sản
Con chồn hương nuôi ngoài tự nhiên có thể đẻ 1 năm/lứa, đẻ được từ 1 - 6 con.
Chồn hương nuôi theo hình thức trang trại tập trung thì đến khoảng 8 tháng tuổi đã bắt đầu có dấu hiệu động dục, có thể đẻ 2 lứa/năm, số con trung bình từ 4 - 6 con/lứa. Tuy nhiên nên để đến 10 tháng tuổi mới phối giống. Nếu lần phối đầu tiên không có chửa thì phải để cách từ 28 - 30 ngày nữa mới phối giống.
Biểu hiện động dục:
- Cầy hương có thân hình khá nhỏ, trọng lượng chỉ khoảng từ 2 - 6kg/con. Mùa sinh sản tập trung từ tháng 4 - 6, tuổi độc dục và chu kỳ động dục không rõ ràng.
- Chồn hương cái: Bỏ ăn từ 2 - 3 ngày, đi lại trong chuồng, có hiện tượng phá chuồng, phát ra tiếng kêu “khìn khịt” giống như tín hiệu để gọi bạn tình.
- Chồn hương đực: Lúc này chồn hương đực sẻ tiết xạ hương thơm lừng để quyến rũ con cái.
Phối giống cho cây hương đực - cái:
Nếu chồn có các biểu hiện trên thì thả con cái ra. Chồn hương khác ở chỗ khi đến tuổi “yêu đương”, chúng sẽ tự tìm và chọn bạn tình, người nuôi không thể ép được chúng.
Quan sát thường xuyên trong vài ngày, nếu thấy hai con có biểu hiện cắn nhau thì chồn hương cái đã thụ thai. Lúc này bắt con cái ra, nuôi nhốt riêng để thuận tiện cho việc chăm sóc.
Công thức phối trộn thức ăn tinh trong thời kỳ phát dục, phối giống như sau:
Nguyên liệu | Tỉ lệ |
Bột ngô | 30% |
Bột cám | 35% |
Bột cá (bột thịt) | 22% |
Đậu | 10% |
Bột xương | 2% |
Muối ăn | 0,6% |
Rau, thành phần vitamin bổ sung | 4% |
Chăm sóc chồn hương cái thời kỳ mang thai:
Thời gian mang thai của chồn hương kéo dài từ 85 - 90 ngày. Thời gian này cần bổ sung đầy đủ thức ăn.
Cho chồn ăn 2 bữa, bữa sáng là bữa phụ, tối sẽ là bữa chính để phù hợp với tập tính của chúng. Tuy nhiên không nên cho chúng ăn quá nhiều, đặc biệt là lứa đầu, nếu ăn nhiều quá, thai lớn sẽ khó đẻ, có thể làm chết cả mẹ cả con.
Thức ăn phải nấu chín kỹ để tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh gây hại.
Trước khi chồn đẻ khoảng 30 ngày cần bổ sung thêm vitamin B complex, vitamin tổng hợp để tăng sức khỏe và khả năng đề kháng, chống lại bệnh tật cho chồn mẹ.
Chăm sóc cầy hương khi đẻ:
Khi chuẩn bị đẻ, từ 1 - 4 ngày con cầy hương sẽ có biểu hiện như sau: cắn phá chuồng lưới, nằm nghiêng, liên tục thở dốc, vú căng đỏ, bụng phình to. Lúc này lấy giẻ vào lót ổ cho chồn.
Con chồn hương thường có tập tính đẻ vào ban đêm, bà con nên theo dõi nhưng này để cung cấp đủ nước, hỗ trợ chúng đẻ trong trường hợp khó đẻ. Bởi vì nếu lúc đẻ hoặc khi đẻ xong chồn mẹ kiệt sức, thiếu nước chúng có thể cắn cả con.
Một số trường hợp khó đẻ:
- Thai quá lớn
- Đẻ lần đầu nên cầy mẹ quá đau
Lúc này có thể tiêm thuốc giảm đau AnagilC liều lượng 0,2 - 1ml/con/ngày tiêm vào bắp, kết hợp sử dụng thuốc an thần. Khi tiêm phải tách cầy mẹ ra chuồng riêng. Nếu không có hiệu quả thì phải tách đàn con ra khỏi mẹ.
Chăm sóc cầy hương mẹ và con
Chồn mẹ có 6 vú chia làm 2 hàng hai bên nên nếu đẻ 6 con/lứa thì cần can thiệp hỗ trợ đàn con bú luân phiên mới đảm bảo sữa cho đàn con lớn đồng đều. Tiến hành cho chúng bú sữa luôn phiên trong khoảng 10 ngày.
Ngoài ra, chồn hương con sau khi đẻ từ 7 - 10 ngày mới mở mắt nên sau thời điểm này, mẹ chúng mới có thể ủ và chăm sóc chúng liên tục.
Giai đoạn này cần cung cấp đầy đủ thức ăn có nhiều dinh dưỡng để đảm bảo lượng sữa cho con. Cho chồn mẹ ăn 2 bữa/ngày vào buổi sáng và buổi tối.
Có thể phối trộn thức ăn cho cầy hương mẹ theo công thức sau:
Nguyên liệu | Tỉ lệ |
Gạo | 28% |
Bột ngô | 25% |
Bánh đậu | 5% |
Bột khoai lang | 10% |
Bột mạch | 5% |
Bột cá (bột thịt) | 24% |
Bột vỏ hến | 1% |
Bột xương | 1% |
Các nguyên liệu khác | 1% |
Rau xanh | 200gr |
Sau 28 - 30 ngày, chồn con mới mắt đi tự đi lò dò để kiếm thêm thức ăn. Giai đoạn này, bà con cho vào chuồng một vài quả chuối chín bóc vỏ để chồn con tập ăn. Tuy nhiên không để thừa thức ăn trong chuồng tránh sinh mầm bệnh.
Chồn cái sẽ cho con bú sữa từ lúc mới đẻ đến 30 - 40 ngày tuổi.
Từ 1 - 1,5 tháng tuổi, chồn con cứng cáp thì nên tách khỏi mẹ. Sau khi tách mẹ, chồn con rất thích được vuốt ve, lại hiếu động, người nuôi nên tăng cường tiếp cận, làm quen và chăm sóc chúng. Thậm chí có thể bồng bế như chó, mèo, tạo không khí yên bình, ấm áp đầy yêu thương. Tuy nhiên không nên gây tiếng động mạnh.
Sau khi tách chồn còn ra khỏi mẹ, ta cũng cần chú ý bổ sung thức ăn cho chồn mẹ để khôi phục sức khỏe, chuẩn bị cho lứa sinh con tiếp theo. Có thể áp dụng công thức sau:
Nguyên liệu | Tỉ lệ |
Bột ngô | 30% |
Gạo | 25% |
Cám | 15% |
Bột cá (bột thịt) | 16% |
Bánh đậu | 10% |
Bột xương | 2% |
Muối ăn | 1% |
Vỏ hến | 1% |
5. Vệ sinh, phòng bệnh thường gặp ở chồn hương
Định kỳ vệ sinh máng ăn máng uống. Sát trùng bằng cách ngâm, cọ rửa với nước nóng hoặc thuốc sát trùng formol 1% trong 10 - 15 phút, đem rửa sạch phơi nắng khô.
Khu vực xung quanh chuồng phải thường xuyên phát quan bụi rậm, cây cối, phun thuốc sát trùng, rắc vôi.
Thường xuyên dọn dẹp cũi nuôi, sát trùng bằng formol 2% hoặc crezin 3%.
Luôn giữ chuồng trại sạch sẽ, định kỳ sát trùng 2 lần/tháng, có thể sử dụng một trong các dung dịch sát trùng: RTD-Iodine, Benkocid (Navetco), Hankon WS (Hanvet)
Khi trong chuồng nuôi có con bị bệnh cần nhốt riêng và chăm sóc đặc biệt, hạn chế mầm bệnh lây lan.
TỔNG KẾT
Cây hương là con dễ nuôi, khả năng chăm con giỏi, ít bệnh, mắn đẻ. Nuôi cầy hương sinh sản là hướng đi mới nhằm phục vụ nhu cầu nuôi thương phẩm hương thịt hoặc cung cấp giống cho các hộ nuôi khác. Mô hình nuôi cầy hương đang phát triển ở nhiều địa phương trên cả nước, đem lại nguồn thu lớn cho người dân. Bà con cũng có thể áp dụng các kỹ thuật nuôi chồn hương sinh sản trên đây để làm nền tảng kiến thức cho quy mô của mình.
Chúc bà con thành công!