Hàng tốt - Giá tốt - Dịch vụ tốt
Điểm tựa thành công - giải phóng sức lao động cho nhà nông

Hotline 24/7
0945796556 - 0984930099

Sản phẩm nổi bật
-3% Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw
Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw

5,800,000đ6,000,000đ

-9% Máy xay sữa đậu nành 3A
Máy xay sữa đậu nành 3A370W

2,900,000đ3,200,000đ

-7% Máy xay bột khô gia đình
Máy xay bột khô gia đình 3A1Kg

3,800,000đ4,100,000đ

-10% Máy xay đậu nành tách bã
Thống kê truy cập
Online
203
Hôm nay
3,447
Trong tháng
49,867
Tổng cộng
9,354,671

Kỹ thuật trồng nấm đông cô và những bật mí được chia sẻ từ các chủ trang trại

23/03/2021 21:03
 Nấm đông cô hay còn gọi là nấm hương, một loại nấm ăn có nguồn gốc từ Đông Nam Á và mọc hoang dại khá nhiều tại các quốc gia như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… Tuy nhiên, trước nhu cầu lớn của con người, lượng nấm đông cô trong tự nhiên không đủ đáp ứng. Do vậy mà bà con nông dân đã lựa chọn giải pháp học hỏi kỹ thuật trồng nấm đông cô tại nhà vừa để có thêm nguồn thực phẩm cho gia đình, vừa giúp cải thiện kinh tế hiệu quả. 

Kỹ thuật trồng nấm đông cô 

Kỹ thuật trồng nấm đông cô - Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z

1. Đặc điểm hình thái và chu kỳ sống của nấm đông cô

Nấm đông cô có đặc điểm là phần tai nấm có hình tán dù, đường kính khoảng từ 4 đến 10cm và có màu nâu nhạt. Tuy nhiên, khi chín phần tai nấm sẽ chuyển sang màu sẫm. Một chân của nấm được đính vào giữa tai nấm, mặt phía trên màu nâu, còn mặt dưới có nhiều bản mỏng xếp lại. 

Thịt nấm đông cô có màu trắng, cuống hình trụ. Trong tự nhiên, nấm mọc ký sinh trên những loại cây có lá to và thay lá theo mùa như cây dẻ, sồi, phòng,… Trung bình, mỗi khúc gỗ thì nấm có thể ký sinh được trong thời gian từ 3 đến 7 năm. 

Trong giai đoạn sợi nấm phát triển thì yếu tố ánh sáng chưa quá cần thiết. Tuy nhiên, khi đến giai đoạn hình thành thì nấm cần ánh sáng khuyên tán. Tùy theo từng chủng loại nấm đông cô khác nhau mà kích thước quả thể và bề mặt mũ nấm cũng sẽ có hình dạng khác nhau. Nhìn chung, nấm đông có vị ngon, hương thơm và được khá nhiều người dùng để chế biến các món ăn hấp dẫn.

 Đặc điểm hình thái và chu kỳ sống của nấm đông cô

2. Lợi ích của nấm đông cô với sức khỏe

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Dùng nấm đông cô hay nấm hương thường xuyên sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch bởi hợp chất polysaccharide có trong nấm được các nhà nghiên cứu chứng minh rằng có thể tác động đến hệ miễn dịch mạnh mẽ. Nó phản ứng gen ở ruột non, manh tràng và ruột kết. 

Không những vậy, theo nghiên cứu đã được chứng minh trên 22 người khi tiêu thụ 5 đến 10g nấm hương mỗi ngày trong suốt thời gian 4 tuần thì một số dấu hiệu có liên quan đến hệ miễn dịch được cải thiện đáng kể, đặc biệt là mức độ viêm giảm xuống đất bất ngờ. 

Khi càng lớn tuổi, hệ miễn dịch của con người sẽ càng suy yếu. Và nấm hương có tác động tích cực để hệ miễn dịch liên quan đến vấn đề tuổi. 

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Một số thành phần có trong nấm hương có công dụng làm giảm cholesterol, bảo vệ sức khỏe tim mạch được hiệu quả hơn. Có thể kể đến như hợp chất Eritadenine giúp gây ức chế một số loại enzyme liên quan đến việc sản xuất cholesterol, hay hợp chất sterol ngăn ngừa sự hấp thụ cholesterol diễn ra trong ruột, chất xơ beta glucan làm giảm cholesterol hiệu quả. 

Không những vậy, nấm hương còn giúp chống sự gia tăng huyết áp như nhiều kết quả thử nghiệm thực tế đã được chứng minh. Thậm chí, với chế độ ăn nhiều chất béo có bổ sung nấm đông cô thì gan cũng ít bị nhiễm mỡ hơn so với trường hợp không dùng loại nấm này. 

Chứa nhiều vitamin B

Thành phần vitamin B có nhiều trong nấm đông cô giúp ích cho quá trình trao đổi chất diễn ra của cơ thể, đặc biệt là việc chuyển hóa thực phẩm trở thành năng lượng. Nhờ nguồn vitamin B này có thể tạo được tế bào hồng cầu, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng khi nấm hương được nấu chín và nấm khô thì lượng vitamin B2 cũng sẽ bị giảm đi so với loại nấm tươi.

Giúp làm giảm cholesterol trong máu

Nấm đông cô giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch rất tốt, làm giảm huyết áp và nồng độ cholesterol ở trong máu. Đó là nhờ một chất được tìm thấy trên nấm đông cô là eritadenine.

Chứa chất chống oxy hóa

Trong nấm đông cô có chứa rất nhiều chất oxy hóa có khả năng gây ức chế hoạt động của các gốc tự do, làm giảm đi nguy cơ mắc bệnh ung thư cũng như nhiều căn bệnh mãn tính khác. Hơn nữa, chất chống oxy hóa mạnh L-ergothioneine có bên trong nấm hương cũng cao hơn nhiều so với nồng độ L-ergothioneine trong gan gà hay lúa mì vốn từ lâu đã được biết đến là loại thực phẩm có nguồn L-ergothioneine dồi dào hàng đầu.

Giúp ngăn ngừa ung thư

Nhờ chứa các chất oxy hóa mà nấm đông cô còn giúp người dùng ngăn ngừa được một số căn bệnh khác nhau, nhất là bệnh ung thư. Hợp chất polysaccharide được tìm thấy trong nấm đông cô đã chứng minh được hiệu quả phòng ngừa bệnh tật, nó có khả năng chống lại sự phát triển của khối u bằng giải pháp kích hoạt hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh mẽ hơn. 

 Lợi ích của nấm đông cô với sức khỏe

Giúp xương chắc khỏe

Nấm đông cô là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào cho cơ thể. Đây được coi là loại vitamin cần thiết để xây dựng hệ xương chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, lượng vitamin D này cũng tùy thuộc vào việc nấm đông cô trồng ở đâu. Bởi khi tiếp xúc với tia UV từ mặt trời quá nhiều thì hàm lượng vitamin D trong nấm sẽ có nhiều hơn. Ngoài ra, nấm đông cô còn cung cấp vitamin D2, một loại vitamin thường chỉ được tìm thấy trong các loại cá béo và các thực phẩm động vật khác rất tốt cho con người.

3. Hướng dẫn trồng nấm đông cô

Chính bởi những lợi ích tuyệt vời như vậy mà việc trồng nấm đông cô tại nhà để đảm bảo có được nguồn thực phẩm sạch, an toàn và bảo vệ sức khỏe tốt là điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn. Thực tế, cách trồng nấm đông cô tại nhà cũng không quá khó. Tùy theo điều kiện khác nhau mà bạn lựa chọn phương pháp nào cho thích hợp. 

3.1. Kỹ thuật trồng nấm đông cô trên mùn cưa

Với mô hình trồng nấm đông cô bà con cần tuân thủ các bước như sau:

Bước 1: Xử lý nguyên liệu trồng nấm

Trước hết bà con cần chọn mùn cưa đúng cách. Theo đó, phải là loại mùn cưa không có tinh dầu, không bị mốc, không có chứa các độc tố, dầu mỡ, hóa chất,… đảm bảo độ ẩm đạt từ 70% và khối lượng mỗi động phải từ 300kg trở lên. Trung bình sau 2 đến 3 ngày bạn cần đảo mùn cưa một lần và ủ trong thời gian 2 đến 6 ngày. 

Sau khi mùn cưa đã được ủ xong thì bạn hãy trộn với 1.5% vôi bột hoặc 3% bột nhẹ (CaCO3) vào túi ni lông chịu nhiệt. Nên nhớ lựa chọn loại túi có kích thước rộng từ 25cm đến 40cm và khối lượng tầm 1.5kg/túi. Đối với nút cổ túi được làm bằng nhựa và bông. 

 Kỹ thuật trồng nấm đông cô trên mùn cưa

Thực hiện đưa túi mùn cưa vào nồi thanh trùng bằng hai cách như sau:

Cách 1: Bạn có thể xây lò rồi hấp chúng trong thùng phuy theo kết cấu đáy dùng chảo gang, xung quanh được quấn bằng tôn, amiang dùng để bao ốp lớp tôn, bên ngoài được xây bằng gạch để bọc lại. Nhiên liệu đốt là than hay củi. Nên nhớ phải xếp túi mùn cưa vào thùng bằng phương pháp hấp cách thủy trong thời gian 10 đến 12 giờ kể từ khi đạt được nhiệt độ 100 độ C. 

Cách 2: Hấp túi mùn cưa vào trong nồi Autoclave trong giời gian 90 phút ở mức nhiệt độ 121 độ C. 

Bước 2: Cấy giống nấm đông cô
  • Sau khi hoàn tất công đoạn thanh trùng các túi mùn cưa bằng một trong hai cách ở trên thì bạn hãy lấy để làm nguội. 
  • Lần lượt cấy giống nấm đông cô trong các tủ cấy vô trùng sang túi mùn cưa theo tỉ lệ 2.5 đến 3% lượng giống so với nguyên liệu chuẩn bị. Đa phần một chai giống 400g sẽ cây được khoảng từ 20 đến 25 túi mùn cưa.
Bước 3: Ươm túi mùn cưa đã cấy giống và chăm sóc

 Cấy giống nấm đông cô

  • Sau khi cấy nấm vào túi xong thì hãy chuyển chúng vào trong nhà ươm ở nhiệt độ khoảng từ 24 đến 26 độ C. Yêu cầu nhà ươm phải đảm bảo được sự thông thoáng, sạch sẽ và không có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. 
  • Tốt nhất bà con nên làm thành nhiều tầng, khoảng từ 4 đến 6 tầng trên một giàn. Khoảng cách giữa tầng trên và tầng dưới cách nhau khoảng 50cm. Xếp bịch nấm lên giàn và giữ khoảng cách giữa các bịch từ 7 đến 10cm để tăng thêm diện tích sử dụng. 
  • Những bịch nấm được ươm trong khoảng thời gian từ 60 đến 70 ngày. Đợi đến khi nào sợi nấm đã phát triển và dần ngấm vào nguyên liệu thì sẽ hình thành nên màu trắng đồng nhất. Ở công đoạn này người trồng nấm phải lưu ý giữ cho nhà ươm được thông thoáng, loại bỏ sạch sẽ các túi nhiễm khuẩn gây hại vì nó là nguồn cơn dẫn đến các bệnh nguy hiểm cho nấm.
  • Áp dụng các biện pháp phòng chống và diệt trừ chuột tại trang trại trồng nấm đông cô, bởi vì chuột là loài vật gặm nhấm và ăn giống nấm, có thể phá hoại khu ươm giống của bạn. 
Bước 4: Chăm sóc và thu hoạch nấm đông cô

Kết thúc thời gian nuôi sợi và chuyển sang các túi mùn cưa thì sợi nấm đã ăn kín đáy túi và chuyển sang nhà khác, lúc này bạn cần phải mở túi bông và miệng túi rộng ra. Yêu cầu nhà mới cũng phải có ánh sáng phòng, nhiệt độ đạt từ 16 đến 18 độ C, độ ẩm không khí > 80%. Sử dụng máy tiêm bịch nấm để tiêm nước mỗi ngày 2 đến 3 lần Sau 15 ngày thì có thể thu hoạch.

Nếu bạn chưa biết nên sử dụng máy tiêm bịch nấm nào thì có thể lựa chọn sản phẩm 3A2,2kW do nhà sáng chế Nguyễn Hải Châu và xưởng cơ khí 3A nghiên cứu, chế tạo nên. Đây là loại thiết bị chuyên được sử dụng trong các trang trại trồng nấm đông cô ở Việt Nam hiện nay. Nhờ nó mà việc cung cấp nước, dưỡng chất cần thiết cho nấm được diễn ra thuận lợi, qua đó giúp phôi phát triển được tốt hơn và cho năng suất cao hơn. 

 Chăm sóc và thu hoạch nấm đông cô

Một số ưu điểm của máy tiêm bịch nấm 3A2,2kW:

  • Máy vận hành bằng nguồn điện gia đình 220, vì vậy mà bạn có thể sử dụng nó trong bất kỳ mô hình trồng nấm đông cô lớn nhỏ nào. Bên cạnh đó máy còn được trang bị thêm tủ điện nên đảm bảo động cơ không xảy ra tình trạng chập cháy khi bị quá tải, duy trì vận hành ổn định, tuổi thọ bền bỉ.
  • Máy 3A2,2kW sử dụng công nghệ truyền lực bằng xi lanh nén khí. Do vậy mà chỉ cần bật công tắc gắn trên tủ điện là máy sẽ đóng nắp chắn để tiêm nước cho bịch phôi.
  • Thiết kế máy với 3 bánh xe tiện lợi cho việc di chuyển trong quá trình tiêm nước và dinh dưỡng cho bịch nấm.
  • Giá đỡ của máy tiêm bịch phôi nấm 3A2,2kW được thiết kế linh hoạt, cho phép tiêm một lúc 8 bịch phôi, đảm bảo năng suất 1 giờ là 800 bịch. 
  • Mũi tiêm gắn trên máy 3A2,2kW cho phép tháo lắp dễ dàng, tiện lợi cho quá trình vệ sinh và bảo quản.

Thông thường, quy trình trồng nấm đông cô bằng mùn cưa sẽ kéo dài từ 4 đến 5 tháng. Trong suốt quảng thời gian này bạn cần phải sử dụng máy tiêm bịch nấm hoặc máy phun sương để tưới nước cho nấm theo đúng nguyên tắc tưới nhiều lần trong ngày hơn khi nấm lên nhiều và kích thước lớn. Bên cạnh đó, khi nấm ra cũng cần phải thay đổi nhiệt độ cụ thể giảm từ 13 đến 25 độ C kéo dài từ 8 đến 12 giờ để kích thích sự hình thành quả thể mạnh hơn. 

Thực hiện theo đúng cách trồng nấm đông cô tại nhà bằng mùn cưa thì bạn có thể thu hoạch được khoảng 600 đến 800g nấm tươi cho mỗi túi. Sau khi nấm thu hoạch có thể tiêu thụ dạng tươi hay sấy ở nhiệt độ 40 đến 45 độ C. Trong trường hợp nấm ở dạng khô cần phải bảo quản cẩn thận trong túi ni lông và buộc chặt đầu lại để giữ được lâu hơn. 

3.2. Kỹ thuật trồng nấm đông cô trên cây gỗ

Bên cạnh việc trồng nấm bằng mùn cưa thì hiện nay kỹ thuật trồng nấm đông cô làm giàu với gỗ cũng khá phổ biến. Theo đó người trồng nấm phải tuân thủ các bước như sau:

Bước 1: Chọn gỗ

Để trồng nấm đông cô bằng gỗ bạn nên chọn loại gỗ không có tinh dầu, không bị sâu bệnh và cây còn tươi tốt để trồng nấm. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì có những loại cây gỗ chất lượng tốt, giúp nấm đông cô phát triển và cho năng suất cao khi trồng trên nó như dẻ, gỗ sồi, sau sau,…

Thời điểm thích hợp để chặt gỗ là vào đầu mùa xuân khoảng tháng 4 dương lịch hoặc mùa thu đông khoảng tháng 10 và tháng 11 hằng năm. Nên ưu tiên lựa chọn những đoạn gỗ thẳng, cắt thành khúc với đường kính từ 5 đến 20cm, chiều dài 1.0 đến 1.2m. Lưu ý, tránh làm trầy xát lớp vỏ, bảo quản gỗ ở trong nhà sạch sẽ, thoáng mát, sau 5 đến 9 ngày thì trồng được. 

 Kỹ thuật trồng nấm đông cô trên cây gỗ

Bước 2: Cấy giống và ươm

Lựa chọn những đoạn gỗ có đủ điều kiện như trên sau đó đem rửa sạch rồi sử dụng nước vôi đặc quét hai đầu đoạn gỗ. Dùng khoan hay búa chuyên dụng để khoét lỗ ở trên đoạn gỗ với đường kính lỗ khoảng 1.5cm. Cứ cách từ 15 đến 20cm thì hãy tạo một lỗ, hàng này cách hàng kia từ 7 đến 10cm, các lỗ xếp so le nhau. 

Cần phải tra giống nấm gần đầy miệng lỗ, định lượng khoảng 3kg cho mỗi m3. Sử dụng phôi gỗ đã tạo ra để làm nắp đậy, lấp kín các lớp giống cấy. Ở phía ngoài nên sử dụng xi măng hòa với bột giống vữa trát tường quét lên trên miệng nắp để bịt kín miệng lỗ. 

Bạn hãy xếp gỗ theo kiểu cũi lợn thành đống cách mặt đất từ 15 đến 20cm, cao khoảng 1.5cm. Về chiều dài còn tùy vào chiều dài gỗ mà bạn đem trồng. Ở trên cùng sử dụng bao tải gai dấp ướt để khô nước rồi phủ lên trên bề mặt của đống ủ. 

Hằng ngày, nhiệm vụ của bạn là tưới nước cho đống ủ. Lượng nước yêu cầu chỉ đủ ướt bao tải là được, tránh tưới nhiều bởi khi nước thấm sâu vào thân gỗ sẽ làm chết giống nấm. Thời gian tốt nhất để ươm nấm là từ 6 đến 16 tháng dựa vào loại gỗ sử dụng. 

Trung bình, cứ 2 tháng thì đảo đống gỗ một lần. Khi đảo cần phải kiểm tra độ ẩm của gỗ cẩn thận, nếu thấy gỗ quá khô thì dùng bình phun nước phun xung quanh thân gỗ rồi ủ lại. Trong thời gian ươm cần phòng ngừa sâu bệnh như nấm mốc, chuột, côn trùng,… Nếu phát hiện trên đoạn gỗ bị bệnh thì phải lấy ra khỏi đống ủ để tránh lây lan sang nhiều đoạn gỗ khác.

Bước 4: Chăm sóc và thu hái nấm đông cô

Sau giai đoạn ươm thì nấm đông cô sẽ bắt đầu hình thành quả thể. Bạn nên quan sát bề mặt thân gỗ có những chấm màu hồng nhạt, chúng sẽ lớn dần từ khi còn nhỏ như hạt ngô đến lúc thành cây nấm hoàn chỉnh. 

Hãy dựng đứng thân gỗ lên rồi xếp thành kiểu giá sung, khoảng cách giữa hai hàng là 50 đến 60cm. Bạn cũng có thể xếp gỗ ở trong nhà có mái che. Với kỹ thuật trồng nấm đông cô bằng gỗ thì sẽ thu hoạch được sau khoảng từ 3 đến 6 tháng/năm. Nghĩa là lúc nhiệt độ không khí trên 20 độ C phải xếp gọn gỗ lại rồi tiếp tục ươm như ban đầu mới mua giống. Đợi đến chu kỳ năm sau thì tiếp tục tưới nước và thu hái.

mua máy phá bịch nấm 

Một điều bà con cần lưu ý là sau chừng 3 đến 6 tháng tùy theo từng loại giống mà trang trại có thể thải ra vài nghìn đến vài chục nghìn bịch nấm. Với số lượng lớn như vậy mà không xử lý kịp thời thì sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường và có thể kéo theo nguồn lây bệnh nguy hiểm cho nấm. Thay vì vậy, hãy sử dụng máy phá bịch nấm 3A2kW do nhà sáng chế Nguyễn Hải Châu và kỹ sư xưởng máy 3A nghiên cứu chế tạo ra. Với dòng sản phẩm này bạn có thể dễ dàng tách riêng túi ni lông, đánh tơi túi mùn cưa và tái sử dụng chúng trong hoạt động sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế vào bảo vệ môi trường sống của con người.

Để tiện lợi hơn nữa, bà con có thể mạnh dạn đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị trồng nấm theo công nghệ hiện đại, sẽ hỗ trợ tất cả các khâu từ băm nhỏ và phối trộn nguyên liệu, đóng bịch phôi, hấp tiệt trùng, tưới nước, xử lý phế phẩm sau thu hoạch,... Để biết thêm thông tin chi tiết, bà con hãy tham khảo ngay Tại đây nhé!

Trên đây là kỹ thuật trồng nấm đông cô từ A đến Z. Hi vọng rằng với chia sẻ này bạn có thể thực hiện được việc trồng nấm đúng chuẩn, đem lại năng suất cao. Còn để mua các thiết bị, máy móc hỗ trợ quy trình trồng nấm, đừng chần chờ gì nữa mà hãy liên hệ với công ty CPĐT Tuấn Tú ngay hôm nay bạn nhé!

  Công ty CPĐT Tuấn Tú
- Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline : 02422050505 – 0945796556 - 0984930099 
- Email: khomay3a@gmail.com
- Website: https://khomay3a.com
- Fanpage: https://web.facebook.com/Congtycpdaututuantu

Tin mới nhà nông

THƯ CHÚC TẾT
THƯ CHÚC TẾT
09/02/2024 09:23
0984930099