8,800,000đ
11,800,000đ
49,000,000đ
9,900,000đ
17,900,000đ
7,200,000đ
5,000,000đ
[CHUYÊN GIA] Kỹ thuật trồng ngô sinh khối thu hàng trăm triệu trên 1 ha
Trồng ngô sinh khối là gì? Kỹ thuật trồng ngô sinh khối như thế nào là hiệu quả, thu nhập hàng trăm triệu trên 1ha? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn điều đó.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng ngô sinh khối chi tiết từ A-Z
Trồng ngô sinh khối là gì? Kỹ thuật trồng ngô sinh khối như thế nào là hiệu quả, thu nhập hàng trăm triệu trên 1ha? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn điều đó.
1. Trồng ngô sinh khối là gì?
Trồng ngô sinh khối là hình thức trồng ngô được thu hoạch ở giai đoạn bắp ngô chín sáp nhằm mục đích làm thức ăn cho gia súc. Nếu như cây ngô thông thường sẽ được thu hoạch khi bắp ngô chín hoàn toàn để lấy hạt thì ngô sinh khối lại được thu hoạch ở giai đoạn ngô chín sáp để đảm độ mềm và hàm lượng dinh dưỡng cao, tăng độ ngon miệng cho vật nuôi.
Tất cả thân, lá, bắp cây ngô đều được chế biến bằng cách băm hoặc xay nhuyễn cho gia súc ăn bằng máy băm nghiền đa năng 3A. Ngoài ra, một số hộ chăn nuôi còn có thể thực hiện các phương pháp như ủ chua, viên nén hoàn chỉnh để cho gia súc ăn.
Nhiều năm trở lại đây, với sự phát triển của mô hình chăn nuôi bò thịt, bò sữa, gia súc ăn cỏ ở nước ta thì không ít đơn vị khoa học và doanh nghiệp cũng đã không ngừng nghiên cứu về cơ cấu thức ăn thô xanh để phù hợp với gia súc. Dĩ nhiên, ngô sinh khối cũng là một trong số đó.
2. Hàm lượng dinh dưỡng của ngô sinh khối
Theo một số kết quả nghiên cứu cho thấy, khô sinh khối là thức ăn thô xanh đứng thứ 2 về hàm lượng dinh dưỡng chỉ sau nhóm cỏ slyto, centro, alfalfa. Hơn nữa, hàm lượng vật chất khô bên trong loại thức ăn này cũng rất cao, đạt 28 đến 35%, đứng đầu trong số các loại cỏ dành để chăn nuôi.
Chỉ số chất xơ không hòa tan trong acid có trong ngô sinh khối ở mức 25%, chỉ số chất xơ không hòa tan trong dung dịch trung tính 43%, hàm lượng protein thô 8%,…do vậy mà nó đảm bảo phù hợp với loại gia súc ăn cỏ. Khách quan mà nói, so với những loại có khác thì ngô có năng suất vượt trội hơn hẳn, từ 45 đến 50 tấn/ha/lứa. Loại thực vật này cũng dễ dàng trồng trên diện tích rộng, chi phí đầu tư thấp, dinh dưỡng tốt, giúp vật nuôi dễ tiêu.
3. Kỹ thuật trồng ngô sinh khối
Đặc điểm ngô sinh khối
- Ngô sinh khối là loại cây lương thực ngắn ngày, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện môi trường nhiệt độ ấm.
- Thân cây ngô lớn, bộ rễ chân kiềng nên có thể chồng đổ. Trồng cây ngô sinh khối để lấy thân, lá, bắp non nhằm mục đích phục vụ cho việc chăn nuôi gia sức. So với cây ngô lấy hạt thì thời gian sinh trưởng của ngô sinh khối ngắn hơn nhiều, chỉ khoảng 60 đến 70 ngày. Năng suất trung bình của cây đạt từ 45 đến 60 tấn/ha.
Thời vụ trồng ngô sinh khối
- Ngô sinh khối được trồng để lấy toàn thân nên thời điểm nào trong năm cũng đều có thể trồng được. Song, muốn cây đặt năng suất cao, đảm bảo thích nghi với điều kiện khí hậu thì tốt nhất nên bắt đầu vào mùa hè thu.
- Còn tùy vào thời tiết của từng vùng miền mà vụ trồng sẽ có sự khác nhau. Bà con tốt nhất nên dựa vào đặc điểm khí hậu của địa phương xác định thời điểm trồng cho thích hợp.
Chuẩn bị đất trồng
- Dù thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên cách trồng ngô sinh khối đạt năng suất cao là bà con phải đảm bảo làm đất cho tơi xốp, dễ thoát nước.
- Hãy làm đất thật kỹ, cày bừa và phơi ải cho đất. Độ sâu thích hợp khi cày là 20 đến 25cm. Phay nhỏ đất là cách để rễ cây phát triển, tăng khả năng chống đổ cho ngô.
- Vì ngô sinh khối không chịu được ngập úng, do đó bà con cần thiết kế rãnh thoát nước tốt. Vào mùa mưa nhớ lên luống cao cho cây.
Ươm giống và gieo trồng ngô sinh khối
Chọn giống ngô sinh khối
Thị trường với nhiều giống ngô sinh khối chất lượng với năng suất đạt trung bình 50 tấn/ha, khả năng chống chọi được bệnh tật khá tốt như giống ngô LCH9, giống ngô lai đơn như NK66, NK7328,.... Lựa chọn nó giúp bà con có thể an tâm hơn khi trồng. Ngoài ra, bà con cũng nên lưu ý khi chọn giống ngô sinh khối như:
- Chọn giống có bộ chân kiềng khỏe, lá gọn, chiều cao đóng bắp trung bình.
- Giống ngô có khả năng chống đổ ngã tốt, chịu thâm canh cao.
- Chịu lạnh, chịu hạn, chịu úng tốt.
- Chịu sâu bệnh, có khả năng kháng được nhiều loại bệnh khác nhau như đốm lá lớn, đốm lá nhỏ, rỉ sắt, thối thân, thối bắp,…
Xử lý hạt giống
Muốn tiêu diệt được mầm mống sâu bệnh ở trên hạt giống, đồng thời giúp tỉ lệ hạt giống nảy mầm cao hơn thì bà con cần xử lý hạt giống trước khi gieo trồng. Có nhiều phương pháp để xử lý khác nhau:
- Xử lý bằng nước vôi trong: Để thực hiện phương pháp này bà con hãy ngâm hạt với nước vôi trong trong thời gian từ 4 đến 6 giờ trước khi gieo. Điều cần lưu ý là bà con phải rửa lại sạch với nước rồi để hạt giống ráo mới được mang đi gieo. Ngoài ra, nếu đất trồng quá khô thì không nên áp dụng phương pháp này.
- Xử lý bằng nước ấm: Bạn hãy lấy nước pha theo tỉ lệ 3 phần nước sôi và 2 phần nước lạnh để được nhiệt độ nước khoảng 54 độ C. Ngâm hạt giống vào nước trong thời gian 4 đến 6 giờ rồi vớt bỏ hạt nổi lên bề mặt, hạt lép lửng. Vớt xong thì hãy đổ hạt giống ra rổ cho ráo hãy mang đi gieo trồng.
- Xử lý bằng hóa chất: Dùng 2.5 đến 3ml thuốc Cruiser Plus 312.5 FS/1kg pha cùng với 30ml nước. Sau khi hòa tan hỗn hợp này thì mang đi tưới hoặc trộn đều với hạt giống. Sau đó để hạt giống khô ráo rồi mang đi gieo trồng.
Kỹ thuật trồng ngô sinh khối - Gieo hạt giống
Sau khi xử lý hạt giống xong bà con cần làm rãnh sâu từ 2 đến 3cm. Tiếp đó hãy bón phân lót vào trong rãnh rồi lấp qua một lớp đất mỏng ở trên bề mặt rồi hãy gieo hạt giống ngô xuống. Yêu cầu luống gieo ngô phải đảm bảo được độ ẩm khi gieo. Ngoài ra, bà con cũng nên gieo thẳng hàng để hạt giống không bị chạm vào phần phân lót vì như vậy sẽ khó nảy mầm được.
Khoảng cách trồng ngô sinh khối tốt nhất là hàng x hàng 57 x 60 cm, cây x cây 17 x 20 cm.
4. Kỹ thuật chăm sóc ngô sinh khối năng suất cao
- Dặm cây: Sau khi trồng ngô xong bà con phải thường xuyên ra ngoài đồng để tra. Khi ngô lên mầm được 2 đến 3 lá thì hãy tiến hành dặm ở những nơi cây không lên. Đảm bảo mật độ của ruộng ngô đúng theo yêu cầu.
- Tỉa định kỳ: Để tỉa ngô sinh khối bà con có thể bắt đầu khi cây có 3 đến 5 lá. Song, đảm bảo ổn định nhất phải là lúc cây được 6 đến 7 lá.
- Tưới nước: Còn tùy vào điều kiện thời tiết khác nhau mà người trồng ngô có thể áp dụng biện pháp cung cấp lượng nước tưới ra sao, thời điểm cung cấp nước tưới khi nào để cho cây sinh trưởng và phát triển.
- Xới xáo, vun gốc: Mục đích của việc xới đất là để cho đất luôn tơi xốp, giữ được độ ẩm cho cây. 2 thời điểm thích hợp bà con nên thực hiện vun gốc để giữ cho cây không bị đổ ngã đó là sau khi bón thúc lần 1 và vun gốc, làm cỏ cho cây khi bón thúc lần 2.
5. Bón phân cho ngô sinh khối
Cách bón phân cũng là một trong những yêu cầu quan trọng trong kỹ thuật trồng ngô sinh khối. Theo đó, bà con cần phải dựa vào mùa vụ trồng ngô, đất trồng, thân lá và khả năng phát triển của bộ rễ để từ đó đưa ra phương án bón phân cho phù hợp. Giải pháp thường được áp dụng nhất là bón thúc chia làm 3 đợt.
- Đợt 1: Khi cây mọc được 3 đến 5 lá bà con hãy bón 1/3 lượng phân urê và 1/3 lượng phân kali. Khi bỏ nên để cách gốc từ 5 đến 10cm kết hợp với vùn nhẹ. Không bón quá sát gốc vì như vậy sẽ cháy lá và chết.
- Đợt 2: Khi cây được 7 đến 9 lá. Lúc này bà con hãy bón 1/3 lượng phân urê, 1/3 lượng phân kali. Khi bón hãy để cách gốc 10cm, kết hợp cùng với phương pháp vun cao gốc để chống tình trạng đổ ngã cây.
- Đợt 3: Bắt đầu khi cây ngô mọc được từ 11 đến 13 lá và bà con cần bón 1/3 lượng phân urê, 1/3 lượng phân kali còn lại cho cây. Khi bón cũng nên cách gốc 5 đến 10cm, kết hợp cùng với biện pháp vùn nhẹ nếu cảm thấy cần thiết.
6. Thu hoạch và bảo quản
Sau khi trồng cây ngô được 75 đến 90 ngày, chiều cao cây đạt từ 180 đến 210cm thì bà con hãy bắt đầu thu hoạch. Lúc này, hàm lượng dinh dưỡng trong ngô là cao nhất, đồng thời sau khi thu hoạch cũng thuận tiện cho việc ủ chua. Cách bước ủ chua được tiến hành như sau:
- Bước 1: Thu hoạch ngô xong cắt nhỏ cây từ 3 đến 5cm. Đem phơi ngoài nắng chừng nửa ngày cho cây tái, bớt nước và héo lại, độ ẩm khoảng 65%.
- Bước 2: Cho nguyên liệu vào trong hố ủ hay túi ủ rồi nén chặt. Trường hợp dùng hố ủ thì bà con phải rải một lớp rơm hay cỏ khô xuống bên dưới đáy hố. Tiếp sau đó hãy chất từng lớp thứ ăn với độ dày từ 40 đến 60cm. Yêu cầu sau mỗi lớp thức ăn cần phải được nén chặt và đều. Ngoài ra, hố ủ cũng cần phải đảm bảo khô ráo, thoát nước, nếu dùng quy mô lớn và lâu dài thì hãy xây hố ủ bằng gạch, xi măng.
- Bước 3: Sử dụng một ô doa với dung tích 10 lít, cho 5 lít mật rỉ đường hay urê hòa với 5 lít nước sạch. Đem tưới đều mỗi lớp ngô đã chất vào trong hố ủ trước khi nén. Định liệu rỉ mật đều cho toàn bộ lớp thức ăn trong hố ủ theo tỷ lệ quy định. Hoặc bạn cũng có thể rải 1 lớp men trộn với bột ngô lên một lớp cây ngô xanh.
- Bước 4: Đóng hố hủ tùy theo từng loại hố khác nhau. Nếu hố ủ lớn thì có hai vách ngăn song song thì sau khi đã nén kỹ lớp thức ăn ở trên cùng thì phải phủ một lớp rơm có độ dày tầm 5cm ở bên trên đỉnh hố. Tiếp theo hãy đổ một lớp dày khoảng 30cm lên trên và bao phủ toàn bộ bề mặt hố ủ bằng bạt, tôn hay tấm lớp. Khoảng chừng 6 đến 7 tuần ủ thì có thể lấy ra cho gia súc sử dụng.
Với những chia sẻ trên đây hy vọng bà con có thể nắm rõ kỹ thuật trồng ngô sinh khối đúng chuẩn. Hãy áp dụng để đảm bảo trồng ngô đạt năng suất cao nhất, hỗ trợ việc chăn nuôi hiệu quả hơn.
Công ty CPĐT Tuấn Tú
- Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline : 02422050505 – 0945796556 - 0984930099
- Email: khomay3a@gmail.com
- Website: https://khomay3a.com
- Fanpage: https://web.facebook.com/Congtycpdaututuantu