8,800,000đ
11,800,000đ
49,000,000đ
9,900,000đ
17,900,000đ
7,200,000đ
5,000,000đ
Thuốc trừ sâu sinh học là gì? Các loại thuốc trừ sâu sinh học hiện nay
Liệt kê các loại thuốc trừ sâu sinh học đang ứng dụng trên thị trường hiện nay
Thuốc trừ sâu sinh học là gì?
Thuốc trừ sâu sinh học hay còn có tên gọi khác thân thiện hơn là thuốc trừ sâu hữu cơ – loại thuốc trừ sâu sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, sinh học để diệt trừ sâu hại. Do thành phần thuốc trừ sâu không sử dụng hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất nên sản phẩm này rất thân thiện với môi trường.
Thuốc sâu sinh học dựa trên các hoạt chất điển hình do vi sinh vật (vi khuẩn, virus), nhựa, dầu hoặc chất độc có trong cây cỏ, thực vật, hoặc các chất kháng sinh do vi sinh vật tiết ra… gây ức chế và tiêu diệt sâu bệnh.
Các loại thuốc trừ sâu sinh học
Các loại thuốc trừ sâu sinh học được chia thành 2 nhóm chính là thuốc trừ sâu thảo mộc và thuốc trừ sâu vi sinh. Bà con có thể tự chế thuốc sinh học hoặc mua sẵn trên thị trường.
- Thuốc trừ sâu thảo mộc: Là loại thuốc trừ sâu sử dụng các độc chất được chiết xuất từ cây cỏ hoặc dầu thực vật để gây ức chế và diệt trừ sâu hại.
- Thuốc trừ sâu vi sinh: Là loại thuốc có thành phần hoạt tính bao gồm các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm, tảo hoặc động vật nguyên sinh, chúng bài tiết ra các dịch chứa kháng sinh trong đó, có khả năng diệt trừ sâu hại. một trong số các loại thuốc trừ sâu vi sinh phổ biến nhất trên thị trường hiện nay được chiết xuất từ chủng vi khuẩn Bacillus Thuringiensis. Loại vi khuẩn này tiết ra các protein không có lợi cho côn trùng, có tác dụng xua đuổi để bảo vệ thực vật, đặc biệt là khoai tây và bắp cải. các loại thuốc trừ sâu vi sinh khác sử dụng nguyên lý cạnh tranh sinh tồn, đưa các vi sinh vật không có hại tới thực vật và là thiên địch của các vi sinh vật gây hại để chiếm lấy môi trường sống, xua đuổi chúng ra khỏi thực vật.
Ưu điểm của các loại thuốc trừ sâu sinh học
-
Thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe con người
Không như thuốc trừ sâu hóa học, thuốc trừ sâu sinh học được đánh giá là ít độc, thậm chí là không độc đối với sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Nhờ đặc điểm này, những năm gần đây, thuốc trừ sâu sinh học đang được chú ý nhiều hơn và dần được sử dụng thay thế hóa chất. Các chế phẩm vi sinh, dầu thực vật để trừ sâu gần như không gây hại tới con người và các sinh vật có ích là thiên địch của các loài sâu bệnh, không làm mất cân bằng sinh học trong tự nhiên, hạn chế tình trạng bùng phát sâu bệnh trở lại.
Đặc biệt, thuốc sâu sinh học ít để lại tồn dư chất độc hại trên nông sản, thời gian cách ly từ khi phun đến khi thu hoạch ngắn, chỉ từ 3-7 ngày, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và môi trường xung quanh.
-
Quy trình sản xuất thuốc trừ sâu sinh học đơn giản, sử dụng các nguyên liệu có sẵn, giá thành rẻ.
Các nguyên liệu điều chế thuốc sinh học có thể dễ dàng tìm thấy ở mọi lúc, mọi nơi. Kết hợp với quy trình sản xuất đơn giản, yêu cầu sản xuất không quá khắt khe nên chi phí sản xuất thấp, giá thành rẻ.
Nhược điểm của các loại thuốc trừ sâu sinh học
Hạn chế của thuốc trừ sâu sinh học chính là hiệu quả tác động lên sâu bệnh tương đối chậm và điều kiện bảo quản khắt khe hơn rất nhiều thuốc sâu hóa học. Tuy nhiên, với những lợi ích to lớn mà chúng mang lại, thì hạn chế này không đáng kể và có thể chấp nhận.
Cách làm thuốc trừ sâu sinh học
Có rất nhiều cách bào chế thuốc sâu sinh học như sử dụng các loại cây cỏ chứa độc tố đối với sâu bệnh hại, hoặc sử dụng vỏ trứng, thuốc lào… Sử dụng các loại cây chứa độc chất đối với sâu bệnh không chỉ có tác dụng hiểu quả bảo vệ cây trồng mà không làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người, không gây ô nhiễm môi trường đồng thời dễ dàng để tự pha chế sử dụng.
Các loại rau củ quả có tính cay như: tỏi, gừng, giềng, ớt… chứa nhiều chất gây kích ứng da, mắt của các loài sâu bọ gây hại, làm ức chế, xua đuổi thậm chí tiêu diệt chúng. Ngoài ra, rễ của cây thuốc lá hoặc lá, thân của cây xoan, hạt của quả na, thân cây củ đậu…có chứa alkaloids gây độc đối với sâu bệnh hại. Thuốc lào, thuốc lá cũng có tác dụng tiêu diệt sâu bệnh.
Mời bà con tham khảo một số cách làm các loại thuốc trừ sâu sinh học đơn giản như sau:
Thuốc sinh học từ tỏi, ớt, gừng và rượu
- Chuẩn bị 1kg tỏi, 1 kg ớt, 1 kg gừng và 3 lít rượu.
- Tỏi, ớt, gừng giã nát sau đó đổ vào chum hoặc thùng bịt kín. Trong trường hợp bà con muốn làm số lượng lớn để đáp ứng đủ nhu cầu nếu trồng trọt chuyên canh thì có thể sử dụng máy băm nghiền đa năng hỗ trợ nghiền nhuyễn các loại gia vị này với lượng lớn một cách nhanh chóng mà không bị bỏng hoặc cay mắt, khó thở. Bà con chỉ cần trút tất cả nguyên liệu vào máy, cắm vào nguồn điện rồi khởi động để máy nghiền nát nhuyễn được thu gom trong chậu mà không cần trực tiếp động tay chân vào nguyên liệu.
- Đổ thêm vào chum khoảng 1 lít rượu nếu ngâm từng loại riêng rẽ, ngâm chung thì đổ cả 3 lít rượu vào cùng.
- Để thùng bịt kín ở nơi thoáng mát, tránh hở sẽ làm rượu bay hơi.
- Sau 15 ngày, hỗn hợp sẽ ra nước cốt chứa các hoạt chất làm cay, có tác dụng diệt sâu hại.
- Đợi hỗn hợp được ngâm đủ ngày, bà con lấy 200ml nước cốt rượu ớt, gừng, tỏi pha thêm với 12 lít nước và phun cho 1 sào hoa màu. Nên phun đều lên bề mặt lá và xuôi theo chiều gió, mùi thuốc sẽ xua đuổi và cản trở côn trùng gây hại lên cây trồng.
- Sau khi lấy nước cốt sử dụng, bà con nhớ đậy kín lại và bảo quản nơi thoáng mát để có thể sử dụng cho 4-5 tháng tiếp theo.
- Thuốc trừ sâu sinh học rượu tỏi, gừng, ớt phù hợp sử dụng phòng trừ sâu khoang, sâu tơ, bọ nhảy. Sử dụng phương pháp này giảm tới 50% chi phí phòng trừ sâu bệnh mà cọn hạn chế sự phát triển và khả năng gây hại của sâu bệnh, vừa đảm bảo rau an toàn vừa tăng năng suất và chất lượng cây trồng.
Thuốc sinh học từ tỏi
Tỏi được coi là một trong những loại thảo dược tự nhiên từ sâu hiệu quả với mức giá vô cùng rẻ. Ngoài khả năng diệt nấm tự nhiên, diệt côn trùng và kiểm soát sâu bệnh. Tỏi có khả năng tiêu diệt một số loại sâu bệnh như: rệp, kiến, mối, ruồi trắng, bọ cánh cứng, sâu đục thân, sâu bướm, ốc sên…
- Bóc vỏ, giã nát khoảng 2-3 củ tỏi rồi pha vào 2 bát nước.
- Để ở nơi râm mát trong 1 ngày, chắt lấy nước cốt.
- Pha thêm 4 lít nước và phun vào rau để phòng trừ sâu bệnh
- Không nên bón bất kỳ loại phân bón hóa học nào trong quá trình phun tỏi trừ mầm bệnh vì phân bón làm giảm khả năng phòng ngừa sâu bệnh của các hoạt chất trong tỏi.
Thuốc sinh học từ vỏ trứng
Vỏ trứng có rất nhiều tác dụng, vừa làm phân bón vừa có thể điều chế thành thuốc trừ sâu. Bà con tiến hành nghiền nát vỏ trứng thành các mảnh vụn nhỏ, rắc vào hố trước khi trồng cây. Cứ 2 tuần 1 lần, rắc thêm vỏ trứng nghiền xung quanh gốc gây. Điều đó sẽ làm giảm các loại sâu thân mềm, ốc sên tới cắn phá cây do chúng cực kì ghét bị vỏ trứng bám dính lên người.
Thuốc sinh học từ hành tăm
Điều chế thuốc sâu sinh học từ hành tăm giúp chống lại nấm bệnh, trừ sâu và xua đuổi sâu bọ ở mức độ nhẹ. Áp dụng cho các đối tượng sâu bệnh như: rệp vừng, bướm hại bắp cải, bét, ruồi hại cà chua, ve, bọ bay màu trắng, bệnh chết cây non do úng nước, bệnh tàn rụi muộn, bệnh đốm lá cà chua, phòng ngừa chuột nhắt và chuột chũi cắn cây.
Bà con tiến hành giã nát hành tăm với lượng từ 10 -100g rồi hòa với 1 lít nước, đậy kín lại và ủ trong 4-7 ngày trước khi đem phun vào hoa màu.
Thuốc sinh học từ ớt
Tác dụng của thuốc trừ sâu sinh học làm từ ớt bao gồm: xua đuổi côn trùng, phòng trừ nấm và vi khuẩn gây bệnh. Bà con tiến hành xay nghiền 100g ớt với 1 lít nước và ngâm trong 1 ngày. Sau đó lọc lấy nước cốt pha vào 5 lít nước và 1 ít xà phòng rồi phun lên cây. Xà phòng giúp thuốc bám dính vào lá, tăng khả năng diệt sâu bệnh.
Thuốc sinh học từ nước rửa chén và bột thực vật
Theo các nghiên cứu khoa học, xà phòng được điều chế từ dầu thực vật có khả năng diệt trừ côn trùng có hại rất hiệu quả, đặc biệt phun ở dạng xịt sương mù và áp dụng cho các loại rau xanh. Bà con sử dụng nước rửa chén loại gia đình mình hay sử dụng như Mỹ Hảo, Sunlight… pha với liều lượng 1 lít nước sạch với 1ml (1cc) nước rửa bát kèm theo bột tỏi hoặc bột ớt để tăng khả năng diệt rầy, rệp, muỗi, nhện hại rau.
Thuốc sinh học từ lá cà chua
Trong lá cà chua chứa nhiều alkaloids – hoạt chất có tác dụng tiêu diệt và xua đuổi côn trùng rất hiệu quả, nhất là rệp vừng, bướm đêm, sâu rầy, bù lạch… Bà con nghiền khoảng 2 bát lá cà chua rồi ngâm với 2 cốc nước và để qua đêm. Sáng ra, gạn lấy nước trong, pha thêm 2 cốc nước nữa và phun vào cây trồng. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với rau thơm và rau gia vị.
Lưu ý: lá cà chua rất độc và gia súc cũng không ăn loại lá này. Do vậy, bà con có thể trồng xen canh một vài cây cà chua trong vườn nhà để xua đuổi một vài loại sâu bọ.
Thuốc sinh học từ thuốc lá
Thuốc sinh học từ thuốc lá có khả năng tiêu diệt rất nhiều loại sâu bọ trên các giống cây trồng khác nhau như: bọ trĩ, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít dài…các loài rệp ngô, rệp đậu tương, sâu khoang, sâu ba ba trên cây rau muống; sâu khoang trên cây táo; nhện đỏ trên cây cam, chanh…
Bà con lấy 1kg lá cây thuốc lá ngâm 1 ngày với 20-40 lít nước rồi mới nghiền nhuyễn, lọc bỏ bã và đem đi phun.
Cách nhận biết các loại cây có khả năng diệt côn trùng
- Dựa vào nhựa, chất dịch tiết ra: những cây có mùi nhựa nồng, nếu vô tình động phải khiến vùng da bị tổn thương, dị ứng, mẩn ngứa hoặc nóng ra thì có thể khằng định dịch của cây đó chứa độc tố.
- Dựa vào mùi: những cây có chưa độc tố đều có mùi hắc, nồng, cay… khiến chúng ta khó ngửi và cảm thấy không dễ chịu như: vỏ cây xoan, lá cây thuốc lào, cây thuốc lá, cây cà độc dược…
- Quan sát các loài động vật kích thước nhỏ sống xung quanh cây như nhện, kiến. Nếu chúng không cắn phá cây và sử dụng cây đó làm thức ăn thì rất có khả năng cây chứa chất độc (riêng cây thuốc lào, thuốc lá vẫn có rệp và sâu xanh gây hại).
Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học
- Sử dụng đúng, đủ liều lượng, đúng thời điểm và không lạm dụng. Chỉ sử dụng thuốc sâu sinh học nếu thấy năng suất cây trồng sụt giảm, không nên cứ thấy sâu đã phun thuốc, hoặc để sâu hại quá nặng nề mới tiến hành sử dụng.
- Thời điểm phun thuốc trừ sâu sinh học hiệu quả nhất là khi sâu còn non, khả năng kháng thuốc kém.
- Không nên pha chế thuốc sinh học với các thành phần khác, tránh làm giảm hiệu quả của thuốc.
- Nên phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều tối và không có mưa.
- Sử dụng các đồ bảo hộ đầy đủ khi phun thuốc.
Trên đây, khomay3a.com vừa định nghĩa khái niệm thuốc trừ sâu sinh học là gì và giới thiệu các loại thuốc trừ sâu sinh học đang được ưa chuộng hiện nay trên thị trường. Chúc bà con nắm vững kiến thức và có thể tự tiến hành điều chế ra loại thuốc sinh học phù hợp và hiệu quả nhất để phòng trừ sâu bệnh cho vườn rau nhà mình. Chúc bà con bội thu.
Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng: