Hàng tốt - Giá tốt - Dịch vụ tốt
Điểm tựa thành công - giải phóng sức lao động cho nhà nông

Hotline 24/7
0945796556 - 0984930099

Sản phẩm nổi bật
-3% Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw
Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw

5,800,000đ6,000,000đ

-9% Máy xay sữa đậu nành 3A
Máy xay sữa đậu nành 3A370W

2,900,000đ3,200,000đ

-7% Máy xay bột khô gia đình
Máy xay bột khô gia đình 3A1Kg

3,800,000đ4,100,000đ

-10% Máy xay đậu nành tách bã
Thống kê truy cập
Online
125
Hôm nay
3,688
Trong tháng
50,108
Tổng cộng
9,354,912

Cách trồng măng tây: Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

31/07/2019 17:05
 Măng tây là loại rau cao cấp có thành phần dinh dưỡng cao, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Thực hiện đúng cách trồng măng tây, bà con có thể thu hái quanh năm, thời gian thu hoạch kéo dài từ 8 - 10 năm mang lại nguồn thu nhập ổn định

cách trồng măng tây

Cách trồng măng tây - Chia sẻ trọn bộ kỹ thuật chọn giống, cách trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

1. Nhu cầu sinh thái của cây măng tây

Măng tây là cây trồng lâu năm, thuộc loại thân thảo, dạng bụi, có tên tiếng Anh là Asparagus. Măng tây thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của Việt Nam:

  • Nhiệt độ nảy mầm và sinh trưởng của măng tây: nảy mầm ở nhiệt độ 20 - 25 độ C.
  • Măng tây ưa nhiều ánh sáng, vì vậy khi trồng phải chọn vị trí đất có nhiều ánh sáng, ít bị che lợp, chúng cần ít nhất 8 giờ chiếu sáng mỗi ngày
  • Đất trồng: phải phì nhiêu, có độ tơi xốp, giàu chất mụn. Độ pH của đất phải từ 6 - 7. Độ ẩm từ 65 - 70%. 

2.  Giống và kỹ thuật chăm sóc giống cây măng tây 

2.1 Các giống măng tây:

  • Măng xanh: Đây là giống măng cho năng suất cao, thích nghi tốt nên dễ trồng, dễ thu hoạch nhưng giá trị kinh tế không cao.
  • Măng trắng: Đây thực chất là một dạng măng tây xanh trồng ở Úc. Chúng được trồng trong bóng tối, nếu tiếp xúc với ánh sáng, giống này sẽ chuyển sang màu hồng và sau cùng là màu xanh. Giá của giống măng này đắt do hạn chế về số lượng, chi phí sản xuất cao. 
  • Măng tím: Có hàm lượng chất xơ thấp, thường xuất hiện ở Úc, có giá trị kinh tế cao. 

 cách trồng măng tây

Giống măng được trồng phổ biến, dễ chăm sóc hiện nay là giống măng tây xanh. Bà con có thể lựa chọn các giống nhập khẩu từ ÚC, Thái Lan hoặc Hoa Kỳ. 

2.2 Lựa chọn hạt giống

  • Hạt giống măng tây thuần: một số giống thuần phổ biến hiện nay như California 301, California 500, Mary Washington.
  • Ngoài ra còn hạt giống măng tây lai: Top A, UC 157. 

Phổ biến nhất là giống UC 15 - là giống phát triển tốt, thu hoạch nhanh 6 - 8 tuần thu hoạch 1 lần , sản lượng cao. 

 kỹ thuật trồng măng tây

Khi mua giống cần phải lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín, có nguồn gốc xuất xứ, có giấy phép kinh doanh được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền. 

Nên chọn hạt giống F1 có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta, đã được loại bỏ nhiều khuyết điểm, cho năng suất cao, khả năng kháng bệnh tốt.

Bắt đầu trồng măng tây từ hạt tuy mất thời gian và công chăm sóc trong quá trình ươm bầu nhưng tiết kiệm được nhiều chi phí, tỷ lệ sống sót của cây cao hơn rất nhiều so với việc trồng cây con.

Cây đực cho măng, cây cái cho hạt giống. Do đó bà còn phải duy trì tỉ lệ đực cái vào khoảng 80 - 20 hoặc 90 - 10.

2.3 Kỹ thuật ươm hạt giống đạt tỷ lệ nảy mầm cao 

Định lượng hạt giống:

  • Khoảng 2.000 - 2.200 hạt giống đủ trồng trên 1 sào Nam bộ (1.000m2).
  • Khoảng 700 - 800 hạt giống đủ trồng trên 1 sào Bắc bộ (360 m2).

Bà con có thể dựa vào khoảng định lượng hạt giống như trên để mua số lượng hạt đủ, tránh lãng phí, dư thừa.

Tiến hành phơi hạt giống ra ngoài nắng khoảng 2 tiếng (9 - 11 giờ sáng vào hôm trời nắng). Sau đó trà sạch từ 3  5 lần nước.

Cho hạt đã rửa vào nước ấm (35 độ C) để ngâm từ 1 - 2 ngày để hạt trương nở to hơn, vỏ hạt mềm, khi ấy nanh mầm trắng sẽ nhô lên. Đồng thời bà con vớt bỏ những hạt lép nổi lên bên trên để đảm bảo chất lượng giống tốt hơn. Trong 1 - 2 ngày ngâm đó, nửa buổi nên thay nước 1 lần để kích thích khả năng nảy mầm của hạt giống.

Rửa sạch bằng nước nhiều lần, rửa cẩn thận tránh làm tổn hại đến mầm mới nhú.

Tiếp tục ngâm số hạt giống đó vào dung dịch GA3 hoặc WEGH (pha theo chi dẫn trên bao bì thuốc) để đạt tỉ lệ nảy mầm cao nhất. Sau đó vớt hạt giống ra rửa lại, cho vào khăn dày với độ ẩm khoảng 50% gói kín lại đặt nơi tối khoảng vài tiếng sau đó mang ra ánh sáng.

 cách trồng cây măng tây

Tổng thời gian ủ hạt giống kéo dài từ 5 - 10 ngày. Bắt đầu từ ngày thứ 3, bà con nên mở gói ủ và chọn những hạt giống đã nảy mầm để đem ra gieo trước.

Bầu để gieo hạt có thể dùng đất tơi xốp trộn với trấu hun và phân chuồng hoai mục. Hoặc bà con có thể sử dụng giá thể xơ dừa để làm đất ươm bầu cho cây. 

Bầu ươm bằng túi nilon đen, rộng từ 9 - 11cm, cao từ 12 - 15cm. Không nên cho đất vào đầy bầu, nên để cách 1cm. 

Bà con tiến hành gieo hạt đã nứt nanh vào bầu ươm, lỗ gieo sâu khoảng 1cm ở giữa bầu, không nên để hạt quá sâu dễ bị thối. 

Xếp lần lượt các bầu vào vườn ươm có mái che sau đó tưới nước và chăm sóc. Sau gieo 3 ngày thì duy trì thói quen tưới nước vào sáng sớm và chiều tối.

Sau khoảng 30 ngày, bà con có thể phun bón lá và hòa phân ure nồng độ 1% để cây khỏe mạnh, cứng cáp. Khi có 3 - 4 nhánh thì đem cây ra đất trồng.

Tổng thời gian cây con ở vườn ươm từ 3 - 6 tháng, bà con cần bón phân, chăm sóc, duy trì độ ẩm thích hợp để nâng cao tỉ lệ sống sót, giảm thiệt hại. 

 cách trồng măng tây xanh

3. Kỹ thuật trồng măng tây

3.1 Thời vụ

Măng tây sinh trưởng và phát triển quanh năm, đặc biệt rất phù hợp với những thời điểm có mức nhiệt từ 20 - 30 độ C. Tuy nhiên cần hạn chế những tháng có mưa nhiều, kéo dài, từ tháng 6  - 9. 

3.2 Mật độ, khoảng cách 

  • Cây cách cây khoảng 45cm 
  • Hàng cách hàng khoảng từ 1 - 1,2m

Trồng quá dày hoặc quá thưa đều làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây. 

3.3 Hướng dẫn làm đất trồng măng tây 

Lựa chọn vị trí đất có độ dốc thấp, 5 - 10%, chủ động hệ thống tưới tiêu, không có bóng râm, bụi cây che, thuận tiện cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng. Loại đất trồng thích hợp nhất là đất cát pha, ngoài ra chúng cũng có thể sinh trưởng trên các loại đất đỏ bazan, đất phù sa, đất xám, đất thịt nhẹ nhưng cần cải tạo.

Bề mặt đất phải được đánh bằng phẳng, tơi xốp. Tốt nhất nên cày lại đất với độ sâu khoảng 25cm, cày lại 2 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày để hạn chế cỏ dại mọc. Tiếp tục bừa lại 2 lần để lên liếp trồng măng tây. Thời gian cày bừa kéo dài để khử sâu bệnh và cỏ dại gây hại.

Liếp măng tây có chiều rộng mặt từ 1 - 1,2m, cao 0,2 - 0,3m.

Xung quanh nên đào các rãnh thoát nước sâu 20 - 30cm, Bên ngoài thửa ruộng trồng nên có mương dẫn nước sâu từ 1 - 2m, rộng 1 - 2m để chủ động nước tưới - tiêu khi thời tiết thất thường. 

Bộ phận thu hái chính là măng nên đòi hỏi đất trồng phải giàu dinh dưỡng, được bón hàm lượng phân hữu cơ đã ủ hoai mục, giá thể trồng cây như mùn cưa, xơ dừa, tro trấu. Bà con cũng có thể sử dụng phân trùn quế, bổ sung thêm một số chế phẩm sinh học EM1 có chứa chất đối kháng Trichoderma nhằm hạn chế quá trình phát sinh dịch bệnh trong đất. Đồng thời kích thích cây măng phát triển nhanh, mập, ngon, năng suất cao.

 chế phẩm EM

Sử dụng phân bón lót cho 1 ha ruộng trồng: 

  • 30 - 40 tấn phân chuồng hoai mục 
  • 1000kg vôi
  • 400kg lân 
  • 50kg kali
  • 50kg đạm ure

Bón trực tiếp trên ruộng đã lên líp, trộn đều với tầng đất thịt phía dưới, độ dày khoảng 10cm.

Nếu đất trồng thuộc loại đất xám thì cần tăng lượng phân hữu cơ, giảm lượng phân vô cơ. 

3.4 Cách trồng cây đúng kỹ thuật

Để trồng thẳng hàng, bà con có thể căng dây dù từ đầu này sang đầu bên kia ruộng. Cuốc lỗ trồng cây theo mật độ như ở trên, nhẹ nhàng tháo bỏ túi nilon và đạt cả bầu giá thể xuống, chiều sâu có thể là 10 - 15 - 20cm.

Khi đánh bầu từ vườn ươm ra trồng cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm đứt rễ. Sau khi trồng thì tưới nước để giữ ẩm cho cây. Bà con có thể làm hệ thống phun sương để giảm áp lực nước đồng thời giúp cân bằng độ ẩm ở mọi chỗ. 

 cách trồng măng tây tại nhà

4. Hướng dẫn chăm sóc 

4.1 Bón phân 

Thời kỳ chăm sóc:

Các mốc thời gian quan trọng bà con cần bón thúc phân cho cây sau khi trồng là: 20 - 40 - 60 - 90 ngày.

Loại phân: NPK loại 16 - 16 - 8 

Định lượng: 50kg/ lần bón 

Cách bón: xới xáo nhẹ quanh gốc sau đó bón phân, cần tránh làm tổn hại đến bộ rễ của măng tây. 

Tiến hành chăm sóc kết hợp khi bón: vun gốc, tỉa nhanh phần gốc, tỉa bớt các cành nhỏ để cây chính hấp thụ nhiều dinh dưỡng. 

Thời kỳ cho thu măng:

Thực hiện đúng kỹ thuật trồng măng tây và quy trình bón phân như ở trên thì sau khoảng 120 ngày, cây măng bắt đầu cho thu hoạch. 

Trước khi cho thu hoạch măng, khoảng trên 100 - 110 ngày, bà con nên bón thêm 1 lần phân tổng hợp cho cây, liều lượng  cho 1ha như sau:

  • 20 tấn phân chuồng hoai mục 
  • 100kg phân NPK loại 15 - 15 - 15 

Đồng thời kết hợp phun bón lá trong giai đoạn này để kích thích cây phát triển, chống chịu sâu bệnh tốt nhất. Thời điểm phun phải cách thời điểm bón phân trước hoặc sau 8 - 10 ngày.

Chu kỳ khai thác măng tây phải cách nhau từ 3 - 3,5 tháng để cây mẹ nghỉ ngơi, cho chất lượng măng tây tốt nhất, mập mạp nhất. 

Sau mỗi đợt thu hoạch, tiếp tục bón khoảng 20 tấn phân chuồng hoai mục + 1 - 2 tấn phân hữu cơ vi sinh + 300 - 400kg phân hóa học NPK loại 16 - 16 - 8 để cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển.

4.2 Tưới nước 

Trong khi các giống măng thông thường ở nước ta sẽ phát triển tốt, cho nhiều năng hơn cả vào mùa mưa nhưng măng tây thì ngược lại, chúng phát triển tốt hơn vào mùa nắng.

 kỹ thuật trồng cây măng tây

Trên đầu chồi măng mọc lên có chứa các lá đài, nếu nước lọt vào bên trong quá nhiều sẽ làm giảm chất lượng, gây thối và chết. Do đó ngay khi măng vừa nhú, bà con nên làm nón nhựa đội cho mầm măng

Ngoài ra cũng phải đảm bảo hệ thống tưới tiêu thuận lợi nhất cho cây, nên làm giàn phun sương để nước thấm dần dần, tránh làm ảnh hưởng đến các lá đài trên chồi non. Mỗi ngày phun 1 lần vào mùa nắng, những ngày nắng cao điểm nên tưới 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều tối.

Độ ẩm phù hợp để cây phát triển từ 60 - 70%.

4.3 Làm cỏ, xới xáo, vun gốc

Rất nhiều hộ gia đình mở rộng quy mô trồng và chăm sóc măng tây, tuy nhiên khi chúng đang sinh trưởng phát triển tốt, chuẩn bị cho thu hoạch thì lại chết. Theo nghiên cứu gần đây nhất của Dũng Hà, việc trồng măng tây thất bại có sự đóng góp của 80% nấm gây bệnh tiềm ẩn trong đất, 15% do cỏ dại, chỉ có 5% là do các nguyên nhân khác.

Việc làm cỏ, xới xáo, vun gốc còn giúp cải tạo đất, hạn chế bị bạc màu, các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh, duy trì độ pH ổn định. 

Tiến hành làm cỏ, xới cáo gốc cây 1 tháng 1 lần và tiến hành thêm vào các thời điểm bón phân để hạn chế tối đa cỏ dại hấp thụ nguồn dinh dưỡng, đồng thời giúp tầng đất mặt tơi xốp cung cấp oxy cho bộ rễ cây phát triển.

Bà con có thể sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật gốc Paraquat dichloride, sản phẩm cụ thể là: FAGON 20AS hoặc AGROBAC 25 SL. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

4.4 Làm cọc cố định cây

 trồng cây măng tây

Măng tây là loại cây thân bụi nên thân khá yếu, trong quá trình trồng, bà con phải làm cọc cố định. Cách làm như sau:

  • Đóng cọc tre cố định ở giữa hàng trồng trên líp, sau đó dùng dây kéo căng  nối các cọc lại với nhau để cây đứng thẳng. 
  • Khi cây phát triển và cao lớn thì phải căng thêm dây lên trên để nó không bị đổ.

Hoặc bà con cũng có thể dùng lưới dây dù có lỗ 5 x 5cm hoặc 10 x 10cm để làm giàn với chiều cao cách mặt đất khoảng 0,9 - 1m.

4.5 Tỉa cây, chăm sóc cây mẹ

Cây được từ trên 135 ngày tuổi, bà con cần theo dõi thường xuyên và tỉa bớt cây nhỏ, cây mọc nhánh để đảm bảo dinh dưỡng cho cây mẹ.

Ngoài ra, cũng cần ngắt ngọn, hạ độ cao của cây mẹ xuống khoảng 120cm để kích thích trổ măng, đồng thời giúp lá xum xuê hơn tăng khả năng hấp thụ ánh sáng tốt cho quá trình quang hợp của cây. 

5. Phòng trừ sâu bệnh cho măng tây 

Để hạn chế mầm bệnh, bà con phải thực hiện đúng kỹ thuật trồng măng tây xanh như ở trên, nghiêm ngặt ngay từ khâu chọn giống, ươm bầu, làm đất phơi ải cho tới quá trình chăm sóc.

Nhìn chung, măng tây xanh ít sâu bệnh tuy nhiên vào thời điểm mùa mưa ngập úng dịch bệnh sẽ bùng phát nhanh chóng làm giảm năng suất và chất lượng của măng. 

Sâu bệnh hại:

  • Phần lá và thân của cây măng dễ bị sâu bệnh hại tấn công như sâu khoang, sâu xanh, bọ trĩ, rầy mềm, rệp sáp hại rễ… 
  • Bà con sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật đặc trị để diệt trừ sau bệnh. Ngoài ra cũng nên dùng chế phẩm sinh học ít độc để thay thế nhằm giảm tác hại lên đất và cây trồng. 

 kỹ thuật trồng măng tây

 Bệnh gỉ sắt:

  • Phần chóp lá bị vàng, không phát hiện sớm sẽ dễ lây lan trên diện rộng. 
  • Xử lý: Dùng thuốc Benlat C để trị bệnh.

Bệnh thán thư: 

  • Thân cây măng bị đốm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm giảm năng suất.
  • Xử lý: Dùng thuốc Bavistin để trị bệnh.

Bệnh thối gốc, chết cây:

  • Do các loại nấm tiềm ẩn trong đất phát triển vào đầu mùa mưa gây nên các hiện tượng đốm lá, thối rễ, gốc, chết cây măng, giảm năng suất.
  • Xử lý: Có thể dùng một số loại thuốc như Carban, Carbenxim, Ridomil…

Lưu ý quan trọng: Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật phun cho cây măng tây, bà con phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định và hướng dẫn sử dụng, pha với liều lượng như chỉ định, phun cách ly ít nhất 10 ngày trước thu hoạch. Đồng thời cần kết hợp với làm cỏ, bón phân, xới xáo để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho cây. Nói chung, bà con cần thực hiện 4 đúng: ĐÚNG THUỐC - ĐÚNG LIỀU LƯỢNG - ĐÚC LÚC - ĐÚNG CÁCH.

6. Hướng dẫn thu hoạch, sơ chế bảo quản 

6.1 Thu hoạch

Áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây măng tây xanh thì khoảng từ 4 - 5 tháng sau khi trồng trên ruộng, bà con đã có thể thu hoạch. thời điểm đầu này tuy măng con nhỏ chưa đạt chất lượng nhưng ta vẫn phải thu hoạch để kích thích phát triển ở những đợt tiếp theo. 

 kỹ thuật trồng măng tây

Khi cây măng tây xanh nhú lên khỏi mặt đất khoảng 25 - 30cm là có thể thu hoạch. Nên thu hoạch vào sáng từ 5 - 9 giờ. Nắm chặt cây măng, nghiêng góc 30 -45 độ và xoay nhẹ để tách chúng ra khỏi cây mẹ. Sau khi nhổ cần dùng giấy bọc lại và xếp vào sọt. 

Cần thu liên tục nếu không măng bị già, phát triển thành cây, ức chế ra măng giai đoạn sau.

Một bụi măng có thể cho 1 cây/ ngày nếu chăm sóc tốt. Chu kỳ nghỉ ngơi của măng mẹ khoảng 35 - 40 ngày, lúc này bà con bón thêm phân để cho ra đợt măng kế tiếp. 

6.2 Sơ chế, bảo quản 

Phân loại măng rồi bó thành từng bó riêng, mỗi bó nặng khoảng 1 - 1,5kg:

  • Măng loại 1: đường kính gốc đạt từ trên 12 - 25mm, dài từ trên 20 - 30cm. Cây măng thẳng không bị cong, dị dạng, không sâu bệnh.
  • Măng loại 2: Đường kính gốc đạt từ trên 6 - 12mm, dài từ trên 20 - 30cm, thân cây thẳng, không bị dị dạng, cong, sâu bệnh. 

 cách trồng măng tây

Kể cả sau khi thu hoạch mà không bảo quản tốt hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng thì măng vẫn bị già, giảm chất lượng, mất đi chất dinh dưỡng. Vì vậy khi thu hái về, bà con cần phân loại, rửa sạch và bảo quản lạnh.

Măng tây cho thu hoạch quanh năm, giá trị kinh tế cao, nếu thực hiện đúng cách trồng măng tây, bà con có thể duy trì thời gian cho măng lên đến 10 năm mà không bị giảm năng suất. Chúc bà con thành công!

 

Tin mới nhà nông

THƯ CHÚC TẾT
THƯ CHÚC TẾT
09/02/2024 09:23
0984930099