8,800,000đ
11,800,000đ
49,000,000đ
9,900,000đ
17,900,000đ
7,200,000đ
5,000,000đ
H5N1 là gì? Tổng hợp thông tin đầy đủ, chi tiết nhất về H5N1 ở Việt Nam
H5N1 là một trong những loại virus cúm type A có khả năng lây lan nhanh, tốc độ lây nhiễm cao và gây thiệt hại nghiêm trọng lên đàn gia cầm. Một số chủng H5N1 có thể lây truyền từ gia cầm sang cho con người. Do diễn biến nhanh, phức tạp, gây thiệt hại lớn, nên H5N1 được tổ chức y tế thế giới xếp vào danh sách những đại dịch nguy hiểm. Vậy H5N1 là gì? Cùng khomay3a.com tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.
H5N1 là gì? Tổng hợp trọn bộ thông tin liên quan đến H5N1
Dấu hiệu nhận biết nhiễm H5N1
Chẩn đoán nhiễm H5N1 với những triệu chứng như sau:
- Trước đó: có tiếp xúc với bệnh nhân bị bệnh cúm gia cầm, gia cầm nhiễm bệnh, hoặc đã từng ở hoặc qua lại khu vực đang xuất hiện bệnh dịch cúm gia cầm trong vòng 7 ngày.
- Biểu hiện lâm sàng: Nhiễm H5N1 thường xuất hiện các triệu chứng cấp tính như: sốt cao trên 38 độ, đôi lúc kèm thêm triệu chứng rét run. Bệnh nhân nhiễm cúm H5N1 thường ho, ho khan, đau tức ngực, khó thở, thở nhanh, tím tái. Đặt ống nghe vào vị trí phổi sẽ nghe tiếng ran nổ, ran ẩm, tim đập nhanh và đôi lúc có sốc. Ngoài ra, bệnh nhân xuất hiện thêm các triệu chứng khác như: đau đầu, đau cơ, tiêu chảy, suy đa tạng và rối loạn ý thức. Chụp chiếu phổi sẽ thấy các tổn thương đã lan tỏa 1 bên hoặc thậm chí cả 2 bên phổi và bệnh tiến triển rất nhanh. Xét nghiệm tế bào máu sẽ thấy lượng bạch cầu vẫn giữ ở mức bình thường hoặc giảm xuống. Kết quả xét nghiệm cho dương tính với chủng cúm A H5N1.
- Cần phân biệt rõ bệnh với các bệnh viêm phổi gây ra bởi các loại vi khuẩn, virus khác H5N1.
H5N1 lây qua đường nào?
Cúm gia cầm hay còn có tên gọi khác là cúm chim, là một chủng cúm thuộc nhóm cúm A, do vi rút gây ra trên các loài chim, gia cầm và có thể lây lan sang một số loài động vật có vú. Vỏ của vi rút cúm gia cầm bao gồm 2 kháng nguyên: Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (Hemagglutinin) và kháng nguyên trung hoà N (Neuraminidase). Có 15 loại kháng nguyên H (H1-H15) và 9 loại kháng nguyên N (N1-N9). Cách tổ hợp khác nhau của hai loại kháng nguyên tạo nên các loại cúm A khác nhau. Trong số các loại cúm A, H5N1 là loại cúm gây ra nhiều tổn thất nhất do sở hữu các đặc điểm sau: khả năng biến thể nhanh, H5N1 có lây sang người, độc lực cao. Thời gian đào thải virus kéo dài qua đường miệng và phân lên tới 10 ngày, làm gia tăng tốc độ lan truyền bệnh dịch tới các vùng khác nhau trên thế giới thông qua quá trình di cư của đàn chim. Vi rút có khả năng lây trực tiếp từ gia cầm, chim sang cho còn người. Khi virut nằm trong cơ thể người, nó có thể tái tổ hợp và hình thành chủng cúm mới nguy hiểm hơn, khiến dịch cúm A H5N1 lây từ người sang người, phát triển nhanh thành đại dịch.
Đặc điểm của H5N1 ngoài môi trường tự nhiên
H5N1 có thể bị tiêu diệt nếu tăng nhiệt độ lên 56 độ C trong 3 tiếng hoặc tăng lên 60 độ C duy trì trong vòng 30 phút. Có thể sử dụng các chất diệt khuẩn, khử trùng thông thường chứa các hoạt chất như: formalin, iodin để tiêu diệt loại vi rút này. Nếu biến thể và nâng cao độc lực, chúng có thể tồn tại rất lâu ngoài môi trường tự nhiên, đặc biệt khi nhiệt độ xuống thấp. H5N1 có thể tồn tại ít nhất 35 ngày trong môi trường có nhiệt độ thấp 4 độ C. Nếu bị đóng băng, chúng có thể ngủ đông nhiều năm. Nhiệt độ cao 37 độ C, vi rút tồn tại trong phân đến 6 ngày.
Cập nhật thông tin liên quan đến dịch bệnh H5N1
Tình hình dịch H5N1 trên thế giới
Năm 1997 ghi nhận ca mắc đầu tiên virus cúm A H5N1 trên gia cầm. Kể từ đó tới nay, loại virut này làm chết hàng chục triệu gia cầm. H5N1 có lây sang người và làm chết 243/385 ca mắc bệnh ở 15 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dịch bùng phát và gây thiệt hại nghiêm trọng tại Indonesia. Từ đó tới nay, các nhà khoa học đã ghi nhận thêm nhiều chủng cúm A khác như: H7N2, H7N3, H7N7, H9N2
Tình hình dịch H5N1 ở Việt Nam
Việt Nam ghi nhận ca mắc H5N1 đầu tiên vào năm 2003. Tính tới năm 2008, dịch cúm A H5N1 đã gây tử vong 52 trường hợp nhiễm bệnh trong tổng số 106 ca mắc bệnh. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Xảy ra chủ yếu ở 2 đồng bằng lớn của nước ta, nơi có mật độ chăn nuôi gia cầm cao. Đa số các trường hợp nhiễm cúm đều do lây lan từ gia cầm sang người. Dịch cúm A H5N1 tại Việt Nam bùng phát mạnh vào mùa đông xuân khi thời tiết se lạnh kèm độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển. Bệnh ghi nhận ở tất cả các độ tuổi, không phân biệt giới tính và tập trung ở độ tuổi dưới 40. Người dễ mắc bệnh nhất thuộc nhóm thanh thiếu niên từ 10 -19 tuổi.
Nguồn lây nhiễm cúm A H5N1
Chim hoang dã là vật chủ chứa mầm bệnh. Khi di cư, chúng mang mầm bệnh lây lan cho các vùng mà chúng bay qua hoặc nghỉ chân. Chúng lây lan sang cho chim, gia cầm nuôi nhốt và biến thể để nâng độc lực và lây lan sang cho người.
Thời gian ủ bệnh khi nhiễm cúm H5N1 dài hơn so với cúm mùa. Dao động trong khoảng 2 -8 ngày và có thể lên đến 17 ngày. Thời kì lây bệnh diễn ra do bệnh nhân đào thải phân có lẫn virus từ trước 1 – 2 ngày khi khởi bệnh và kéo dài sau khi phát hiện triệu chứng lâm sàng từ 3 -5 ngày. Đôi khi có thể kéo dài lên tới 7-10 ngày.
Phương thức lây lan cúm A H5N1
Các chủng của vi rút cúm gia cầm nói chung có thể lây nhiễm cho nhiều loại động vật khác nhau như chim, lợn, ngựa, hải cẩu, cá voi, hổ và cả con người. Vi rút cúm lây lan nhanh thông qua bám vào giày dép, quần áo, phương tiện di chuyển… hoặc có lẫn trong chất thải của người và động vật, đi vào nguồn nước và đất. Phương thức lây lan có thể do tiếp xúc trực tiếp với con vật nhiễm bệnh hoặc các vật dụng có dính mầm bệnh. Ngoài ra, virus tồn tại trong không khí do trong các giọt nước nhỏ bắn ra từ hệ hô hấp, hắt hơi hoặc từ bụi…
Biện pháp phòng chống dịch cúm A H5N1
Phòng cúm AH5N1
- Nếu phát hiện sớm hiện tượng gia cầm chết hàng loạt phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương để kịp thời ngăn chặn dịch lây lan.
- Tuyệt đối không giết mổ và sử dụng gia cầm nghi bị nhiễm H5N1.
- Nếu có người sốt cao do tiếp xúc với gia cầm bị bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.
- Sát khuẩn chuồng trại bằng các chất diệt trùng mạnh như Chloramin B… xung quanh khu vực ổ dịch và vùng lân cận.
- Giữ sạch môi trường chăn nuôi và môi trường sống. Tăng cường cho ăn đủ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng trên đàn vật nuôi.
- Tiêm vacxin H5N1 để phòng ngừa nguy cơ mắc cúm ở gia cầm.
- Cách ly và điều trị những người đã xác định hoặc nghi ngờ mắc cúm H5N1. Chất thải bệnh nhân phải khử khuẩn và cho vào thùng rác có nắp đậy kín và được xử lý như rác thải nguy hại.
- Những người tiếp xúc trực tiếp với gia cầm hoặc người mắc bệnh cần theo dõi 14 ngày đối với người lớn và 21 ngày đối với trẻ em dưới 15 tuổi, nên cách ly và theo dõi. Nếu có biểu hiện như: sốt cao và các triệu chứng viêm đường hô hấp cấp phải tới ngay trung tâm y tế để kiểm tra.
- Tiếp xúc hoặc giết mổ gia cầm phải mặc đồ bảo hộ tiêu chuẩn.
- Thường xuyên đeo khẩu trang và mang bao tay nếu phát hiện dich ở khu vực.
Xử lý sự cố khi dịch H5N1 bùng phát
- Thông báo với chính quyền địa phương ngay lập tức nếu nghi ngờ đàn gia cầm mắc bệnh.
- Tiêu hủy gia cầm bị bệnh bằng cách đốt hoặc chôn đúng kĩ thuật để không làm lây lan mầm bệnh ra ngoài môi trường hoặc thấm vào nguồn nước ngầm.
- Không giết mổ, vận chuyển, sử dụng, buôn bán gia cầm và các sản phẩm của gia cầm bị bệnh.
- Không chăn thả gia cầm tự do, nốt trong chuồng và được rào, che chắn cẩn thận.
- Tiêu độc, sát khuẩn các dụng cụ chăn nuôi và cho ăn thường xuyên.
- Sử dụng chất sát khuẩn mạnh như Chloramin B 2 -5% phun sát khuẩn chuồng trại và môi trường xung quanh 2-3 ngày/lần.
- Không cho các phương tiện vận chuyển di chuyển vào phạm vi vùng dịch. Sát khuẩn với các phương tiện bắt buộc lưu thông trong vùng dịch.
- Trường hợp bệnh nhân tử vong phải được khử khuẩn ngay bằng hóa chất ChloraminB trước khi chôn cất hoặc hỏa táng. Việc xử lý xác chết phải được thực hiện sau 24 tiếng kể từ thời điểm tử vong.
Điều trị khi nhiễm H5N1
- Sử dụng Tamiflu và Relenza để điều trị bệnh H5N1 ở người.
- Cần điều trị càng sớm càng tốt trong 48 giờ đầu khởi bệnh, để càng lâu bệnh càng nặng.
- Sử dụng thuốc hạ sốt kết hợp điều trị bằng thuốc chống viêm và kháng sinh.
- Tiến hành hồi sức hô hấp. Kết hợp chữa trị suy đa tạng cho những bệnh nhân mắc bệnh nặng.
- Đảm bảo đủ dinh dưỡng và chăm sóc cẩn thận để bệnh nhân rút ngắn thời gian hồi phục.
- Bệnh nhân khỏi bệnh phải đảm bảo các tiêu chí như: hết sốt sau 7 ngày từ thời điểm ngừng điều trị bằng kháng sinh, các xét nghiệm cho kết quả âm tính với H5N1 và các xét nghiệm khác liên quan tới cơ thể cho kết quả ổn định.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu chi tiết các thông tin liên quan đến H5N1 là gì? Diễn biến bệnh dịch, nguyên nhân, biểu hiện, cách lây lan và phương pháp phòng, điều trị bệnh. Chỉ cần lơ là một chút là dịch diễn biến nhanh, lây lan mạnh gây thiệt hại nghiêm trọng trong chăn nuôi cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Có những biện pháp phòng và dập dịch không chỉ là vấn đề của các cơ quan chức năng mà còn là trách nhiệm của từng cá nhân trong cộng đồng. Bà con cần nắm vững thông tin, mức độ nguy hiểm của dịch cúm A H5N1 để biết cách phòng tránh cũng như tuân thủ đúng các hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng: