Hàng tốt - Giá tốt - Dịch vụ tốt
Điểm tựa thành công - giải phóng sức lao động cho nhà nông

Hotline 24/7
0945796556 - 0984930099

Sản phẩm nổi bật
-3% Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw
Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw

5,800,000đ6,000,000đ

-9% Máy xay sữa đậu nành 3A
Máy xay sữa đậu nành 3A370W

2,900,000đ3,200,000đ

-7% Máy xay bột khô gia đình
Máy xay bột khô gia đình 3A1Kg

3,800,000đ4,100,000đ

-10% Máy xay đậu nành tách bã
Thống kê truy cập
Online
112
Hôm nay
3,326
Trong tháng
49,746
Tổng cộng
9,354,550

Điểm danh 20 phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam bạn nên biết

08/01/2020 10:07

Tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn nhất trong năm của người Việt, là khoảng thời gian để bất kì ai đi xa đến đâu, để học tập, công tác, lao động đều nhớ tới và trở về quê nhà đoàn tụ cùng gia đình và trải qua những hoạt động mang đầy ý nghĩa chỉ được làm vào mỗi dịp tết đến xuân về. Cùng khomay3a.com điểm qua các phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam để biết và trải nghiệm, cho cái tết thêm phần ý nghĩa và đậm tính dân tộc. 

Các phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam từ xưa đến nay

Phong tục ngày Tết thất truyền

Cuộc sống ngày càng hiện đại, một số phong tục Tết cổ truyền Việt Nam đã không còn phù hợp hoặc quá rườm rà đã được lược bỏ dần qua các năm để đón năm mới nhẹ nhàng và vui vẻ hơn.

Đốt pháo

Đốt pháo là hoạt động thường diễn ra trong dịp Tết cổ truyền hoặc trong các đám cưới hỏi để mừng năm mới và xua đuổi những điều không may. Ngày nay, đốt pháo đã bị cấm do mức độ nguy hiểm và khả năng gây thương tích cao đối với con người và cộng đồng, khiến phong tục ngày Tết này vắng bóng trên khắp cả nước.

 ngày tết việt nam

Hát sắc bùa

Hoạt động này thường được trẻ em tổ chức thành nhóm, đến gõ cửa từng nhà vừa hát vừa gõ trống chúc mừng năm mới. Chủ nhà thường mở cửa phát phong bao lì xì để lấy hên. Hát sắc bùa đã dần mai một cho đến ngày nay, khiến rất nhiều người ngỡ ngàng khi nghe tên phong tục này.

 phong tục ngày tết

Gánh nước

Sau giao thừa hoặc sáng mồng một Tết, bà con thường mang thùng ra sông hoặc ra giếng làng gánh nước đổ đầy chum vại với hy vọng có một năm mới “tiền vào như nước”. Tuy nhiên, hoạt động này đã dần bị lược bỏ đi do người dân đã không còn sử dụng nước ao hồ để sinh hoạt như trước kia.

 tết nguyên đán việt nam

Chúc Tết theo thứ tự

“Mồng 1 Tết cha, mồng 2 Tết mẹ, mồng 3 Tết thầy” cho thấy sự phân hóa và tầm quan trọng của việc chúc Tết theo thứ tự, ảnh hưởng lớn từ chế độ phong kiến. Ngày nay, phong tục tập quán ngày Tết đã thay đổi, tùy vào độ gần xa, tiện lợi và đường sá để chúc Tết, không cần câu nệ như xưa.

 phong tục tết cổ truyền việt nam

Lạy sống ông bà

Con cháu đến chúc Tết ông bà, việc đầu tiên là phải quỳ và lạy sống các cụ và ông bà trước khi thực hiện các nghi lễ khác. Ngày nay, phong tục này đã được lược bỏ, một phần do quá rườm rà, một phần là ông bà cha mẹ cũng hiểu được báo hiếu có rất nhiều cách để thể hiện, không nhất thiết phải bày tỏ theo cách như vậy nữa.

 giới thiệu tết cổ truyền việt nam

Phong tục ngày Tết còn lưu giữ

Đa phần, các phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn đến ngày nay, trở thành nét văn hóa đẹp ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người Việt để cùng nhau thực hiện cho Tết đoàn viên thêm phần ý nghĩa.

Cúng ông công ông táo

Phong tục Tết nguyên đán mở đầu bằng hoạt động cúng ông công ông táo về trời vào ngày 23 tháng chạp với hàm ý cám ơn thần bếp đã “giữ lửa” cho gia đình suốt một năm qua và muốn nhờ ngài báo cáo lên Ngọc Hoàng những thành tựu của năm cũ, cầu chúc năm mới may mắn. Tùy vào điều kiện kinh tế và quan niệm của mỗi gia đình mà mâm cỗ cúng ông táo được chuẩn bị cầu kì hoặc đơn giản, nhưng dù to hay nhỏ, cá vàng trong mâm cúng là lễ vật không thể thiếu.

 các phong tục ngày tết

Trồng và hạ cây nêu

Cây nêu thường được dựng lên vào ngày cúng ông công ông táo về trời, do từ ngày này tới đêm gia thừa, Táo quân đi văng, ma quỷ ngang nhiên lộng hành, quấy nhiễu dân chúng, nên bà con thường dựng cây nêu để trừ tà cho đến hết mồng 7 thì hạ cây nêu xuống. Người ta thường lấy cây tre cao khoảng 5-6m rồi treo trên ngọn cây các biểu tượng trừ tà như: vàng mã, bùa, hình cá chép bằng giấy, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, mảnh vải điều…Theo quan niệm dân gian, cây nêu treo vật dụng trừ tà kết hợp với tiếng động phát ra từ khánh đất sẽ đánh động rằng ngôi nhà đã có chủ, xua đuổi tà ma tránh xa. Nhiều hộ gia đình còn treo thêm đèn lồng trên cây nêu mỗi tối để dẫn dắt tổ tiên về nhà đón Tết cùng con cháu.

 tết cổ truyền việt nam

Dọn dẹp nhà cửa

Ngoài ý nghĩa tượng trưng là “tiễn năm cũ, đón năm mới”. Dọn dẹp nhà cửa cận kề ngày Tết cổ truyền còn giúp lau dọn lại nhà cửa trông khang trang hơn, vứt bớt đồ đạc cũ – điều mà một năm qua các hộ gia đình không có cơ hội thực hiện trọn vẹn do mải lo kế sinh nhai.

 các phong tục ngày tết

Đi chợ sắm sửa, biếu quà Tết

Đi chợ sắm sửa là hoạt động thường niên diễn ra để chuẩn bị đồ ăn dự trữ trong mấy ngày Tết truyền thống diễn ra. Các chị các mẹ mua thêm đồ đạc trang hoàng nhà cửa, hoa quả bày biện thắp hương, hoặc mua thêm quà, lễ lạt đem đi biếu họ hàng, người thân, thông gia, bạn bè…

 phong tục ngày tết việt nam

Gói bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng, bánh tét là món ăn truyền thống không thể thiếu được vào dịp Tết ở Việt Nam và trở thành biểu tượng ý nghĩa thể hiện sự biết ơn trời đất cho mùa màng bội thu, tưởng nhớ công ơn của tổ tiên. Hoạt động sôi nổi nhất diễn ra khi gói bánh chưng chính là thức đêm trông bánh, khiến bao đứa trẻ háo hức trải nghiệm mỗi năm một lần.

 tết truyền thống việt nam

Mua hoa Tết

Mua các cây hoa tượng trưng như: đào, mai, quất… để trang trí Tết cổ truyền diễn ra vừa để làm đẹp ngôi nhà, vừa cầu chúc một năm an khang thịnh vượng cho cả gia đình.

 phong tục ngày tết cổ truyền việt nam

Bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là một phong tục ngày tết cổ truyền Việt Nam không thể thiếu được trên khắp mọi miền đất nước. Mâm ngũ quả tượng trưng cho 5 yếu tố kim – mộc – thủy – hỏa – thổ, cấu thành nên trời đất. Ở miền Bắc chuộng các loại quả truyền thống như: chuối, bưởi, hồng xiêm, quất, táo thì người miền Nam lại thường bày biện mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung với ngụ ý “cầu vừa đủ sài sung”.

 phong tục tết nguyên đán

Tảo mộ

Trước khi tết diễn ra, con cháu trong dòng họ sẽ tụ họp đông đủ, cùng nhau ra viếng mộ, quét vôi, dọn cỏ và thắp hương mời ông bà tổ Tiên về ăn Tết. Đây là một trong những phong tục truyền thống Việt Nam được coi trọng nhất trong dịp đầu xuân năm mới, tuân theo đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Cúng tất niên

Mâm cơm chiều 30 Tết để thắp hương mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình đồng thời tiễn đưa năm cũ và chuẩn bị chào đón năm mới.

 những phong tục ngày tết

Cúng giao thừa

Giao thừa là thời khắc ý nghĩa khi năm cũ và năm mới giao hòa, đánh dấu bước chuyển giap. Lễ cúng giao thừa được thực hiện ngoài trời diễn ra đúng vào 12h đêm 30 Tết.

Xin chữ, khai bút

Trẻ em có tục khai bút để cầu mong học hành tấn tới. Người lớn xin chữ cho năm mới tài lộc hanh thông, sức khỏe dồi dào, vạn sự như ý. Xin chữ khai bút trở thành nét đẹp ngày càng được nhân rộng và phat huy mỗi dịp Tết cổ truyền diễn ra.

 trang trí tết cổ truyền

Xuất hành

Vào ngày đầu năm mới, người Việt Nam thường chọn giờ đẹp, hướng đẹp để xuất hành với hy vọng tài lộc gõ cửa, may mắn theo mỗi bước chân trong năm mới.

Hái lộc đầu năm

Người Việt Nam thường đi hái lộc vào đêm giao thừa hoặc sáng mồng một để cầu chúc năm mới tài lộc dồi dào, đủ đầy may mắn và là hoạt động không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về.

Xông đất

Xông đất là mọt trong những phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam quan trọng nhất. Người xông đất được quan niệm là sẽ quyết định cả một năm của gia chủ có may mắn, phát đạt hay không. Vì thế, chủ nhà thường mời những người hợp tuổi, tính tình cởi mở, tốt bụng, vui vẻ để xông đất và mang may mắn tới gia đình mình trong cả một năm.

 phong tục ngày tết cổ truyền việt nam

Chúc Tết

Chúc Tết là hoạt động tới nhà họ hàng, bạn bè, người thân quen để chúc nhau 1 năm mới may mắn và ngồi hàn huyên hỏi thăm – điều mà cả 1 năm bận bịu hiếm có dịp thực hiện được. Phong tục này được coi là một trong những nét đẹp nhất trong văn hóa Tết cổ truyền của người Việt.

 hình ảnh tết cổ truyền ở việt nam

Mừng tuổi

Vào những ngày đầu năm mới, người lớn thường mừng tuổi cho trẻ em, ông bà cha mẹ mừng tuổi con cháu và ngược lại bằng những phong bao lì xì màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và cầu chúc năm mới tốt đẹp.

 tết nguyên đán ở việt nam

Trên đây, khomay3a.com vừa chia sẻ tới bạn những phong tục ngày Tết cổ truyền Việt Nam nổi bật nhất. Hy vọng những thông tin hữu ích phía trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về văn hóa Tết của dân tộc ta và là động lực để bạn giữ lửa, tiếp nối thêm nét đẹp trong dịp Tết đoàn viên chuẩn bị đến gần.

Tin mới nhà nông

THƯ CHÚC TẾT
THƯ CHÚC TẾT
09/02/2024 09:23
0984930099