8,800,000đ
11,800,000đ
49,000,000đ
9,900,000đ
17,900,000đ
7,200,000đ
5,000,000đ
Cách phòng chống rét cho vật nuôi – Tổng hợp chi tiết và hướng dẫn từ A-Z
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, do vậy ở những nơi vùng cao, các tỉnh thuộc trung du và miền núi phía Bắc cũng như đồng bằng Bắc Bộ hàng năm sẽ đón các đợt không khí lạnh gây ra rét đậm, có nơi rét hại, làm xáo trộn chu trình sinh trưởng và môi trường sống của đàn vật nuôi, ảnh hưởng không nhỏ tới chăn nuôi. Bài viết dưới đây xin chia sẻ tới bà con tổng hợp đầy đủ nhất cách phòng chống rét cho vật nuôi. Mời bà con tham khảo
Hướng dẫn chi tiết cách phòng chống rét cho vật nuôi
Phòng chống rét cho trâu bò, gia súc khác
Vào những ngày rét đậm, rét hại, bà con cần có những biện pháp tích cực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho đàn gia súc để vật nuôi không bị gầy yếu, suy giảm hệ miễn dịch dễ làm tăng tỉ lệ tử vong trong ngày giá rét. Đặc biệt chú ý với những gia súc còn non, gia súc mới sinh, các con vật nuôi già yếu hoặc mới hồi phục sức khỏe sau điều trị.
- Thức ăn: Bà con cần dự trữ các loại thức ăn thô, thức ăn xanh như: rơm, rạ, thân cây ngô, mía, dây khoai lang, lá sắn, rau muống, các loại cỏ… Trong trường hợp rét đậm rét hại kéo dài, bà con nên sử dụng máy băm nghiền đa năng hỗ trợ quá trình sơ chế nguyên liệu để ủ chua thức ăn, dự trữ trong một thời gian dài đồng thời cải thiện hệ vi sinh đường ruột cho vật nuôi, tăng sức đề kháng để chống lại giá rét. Ngoài ra, bà con có thể tận dụng các khoảng đất trống xung quanh nhà để trồng thêm một số loại cây chịu hạn, chịu rét làm thức ăn cho gia súc trong mùa đông.
- Chuồng trại: Cần gia cố, tu sửa lại chỗ hỏng hóc, dột, che chắn kĩ lại chuồng trại để tránh gió lùa và phòng chống rét cho vật nuôi trong những ngày gió về, sử dụng các loại vật liệu như: bao tải, bạt, bao dứa, vỏ bao xi măng, nilon hoặc phên tre, nứa, lá cọ…
- Phòng bệnh cho gia súc: Tiêm phòng định kì, vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh tạo môi trường sống an toàn, không chứa mầm bệnh để đàn gia súc khỏe mạnh, tránh tạo cơ hội cho bệnh phát triển trong và sau các đợt rét.
Trong trường hợp rét đậm rét hại kèm theo mưa lạnh kéo dài cần thực hiện thêm các biện pháp sau đảm bảo phòng chống rét cho trâu bò cũng như các gia súc khác:
- Giữ cho chuồng trại sạch, khô ráo bằng cách tăng cường che chắn và gia cố chuồng trại, không cho mưa tạt, gió lùa và thường xuyên thu dọn chất thải cũng như thức ăn thừa, thức ăn ôi thiu.
- Quản lý, chăm sóc: không bắt trâu bò làm việc hoặc cho ra ngoài trời lạnhtrong những ngày giá rét. Thực hiện nhốt và giữ ấm trâu bò trong chuồng bằng các loại vật liệu như: bao tải, bao dứa, chăn mền cũ hoặc đốt sưởi ấm. Bà con không nên mua mới gia súc giống về nuôi trong thời gian này, tránh làm tăng nguy cơ vật nuôi chết hoặc bị bệnh do giá rét.
- Bổ sung thêm các loại thức ăn tinh, thức ăn giàu dinh dưỡng, khoáng chất như: cám nấu, bột ngô, sắn hoặc cám viên tăng cường sức khỏe cho gia súc
- Theo dõi bà phát hiện kịp thời gia súc bị bệnh để cách ly và điều trị. Đặc biệt đối với các bệnh về tiêu hóa và hô hấp rất dễ mắc phải khi trời lạnh. Giám sát theo dõi chặt chẽ các diễn biến của bệnh nhằm đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời, tránh lây lan ra cả đàn.
- Lưu ý thêm cách phòng chống rét cho lợn: không tắm cho lợn hoặc cọ rửa chuồng vào những ngày có nhiệt độ xuống thấp dưới 12 độ
Phòng chống rét cho cá và các loại thủy sản khác
- Đối với các loại cá và thủy sản khác đã đạt trọng lượng và kích thước thương phẩm trong quá trình nuôi, đặc biệt là các loài cá chống chịu rét kém như: cá chim trắng, cá rô phi, cá lóc… bà con cần thu hoạch sớm trước khi gió mùa về.
- Trong thời gian rét đậm, rét hại đang diễn ra, bà con không được có những tác động tới cá và các thủy sản nuôi khác như: kéo lưới kiểm tra, đánh bắt nhằm hạn chế tối đa các bệnh dịch xảy ra như: đốm đỏ, lở loét do nấm, trùng quả dưa hoặc kí sinh trùng…
- Duy trì mức nước trong ao nuôi ổn định, đảm bảo độ sâu từ 1,5 -2m trở lên để tạo vùng nước ấm phía dưới đáy ao cho cá trú ẩn
- Đào thêm 1 hố sâu trong ao có độ sâu cách mặt nước từ 2,5 -3m và có độ rộng khoảng 2-3 mét vuông ở phía bắc ao nuôi, tạo vùng khuất gió để cá trú đông
- Thả và khoanh vùng bèo tây, bèo cái, bèo hoa dâu lên phía bắc mặt ao (phía trên hố sâu) với diện tích bao trùm từ ½-2/3 diện tích ao để làm nơi trú ẩn và giữ ấm cho thủy sản. Tránh phủ kín ao sẽ làm giảm không khí trong nước, khiến cá dễ bị ngạt
- Vứt các búi rơm hoặc sọt đan xuống dưới ao làm nơi trú ẩn và phòng chống rét cho cá
- Trong trường hợp rét đậm rét hại kéo dài, nhiệt độ nước ao hạ thấp, có thể bơm nước giếng khoan vào ao nuôi để tăng nhiệt độ nước.
- Với hộ nuôi thủy sản trong lồng, sử dụng bao nilon sáng màu phủ kín mặt lồng nuôi hoặc dìm lồng sâu xuống dưới mặt nước khoảng 2m
Chăm sóc và quản lý ao nuôi trong điều kiện giá rét
- Cho thủy sản ăn đầy đủ thức ăn tinh, giàu đạm, bổ sung thêm vitamin vào thức ăn trong những hôm thời tiết ấm áp để tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức chống chịu bệnh dịch và giá rét cho đàn cá. Lưu ý, nên cho cá ăn thức ăn viên dạng nổi để tiện theo dõi, quản lý cũng như thu gom thức ăn thừa, tránh làm bẩn môi trường nuôi trong những ngày lạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh trên thủy sản
Sáng chế Máy ép cám viên thủy sản 3A7,5Kw (cấp liệu bán tự động)
- Nếu nhiệt độ nước trong ao hạ thấp xuống dưới 15 độ thì ngừng cho cá ăn vì cá ngừng ăn trong điều kiện giá lạnh. Khi nước ấm dần lên cho ăn từ từ, không nên tăng lượng thức ăn đột ngột, dễ làm bẩn nước ao
- Định kì khử trùng, sát khuẩn và xử lý môi trường ao nuôi 2 lần trong tháng bằng vôi bột 2-3kg/100 mét khối nước hoặc dùng Iodine, Vicato… để tiêu diệt vi khuẩn và mầm bệnh có hại có trong nước
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe của đàn thủy sản cũng như các diễn biến thời tiết để phát hiện các bất thường nhằm đưa ra phương án xử lý phù hợp.
Cách chống rét cho gà và các loại gia cầm khác
- Quây che chuồng trại kín, chống gió lùa bằng phên, bạt, bao nilon…
- Thắp bóng đèn sợi đốt để sưởi ấm cho gia cầm trong những ngày giá rét
- Rải thêm các chất độn chuồng cao từ 8-10cm để giữ ấm cho gia cầm
- Chăn nuôi với mật độ hợp lí nếu sử dụng phương thức nuôi tập trung: từ 6-8 con/mét vuông với gia cầm lấy trứng và từ 8-10 con/mét vuông với gia cầm lấy thịt
- Đảm bảo thức ăn cho gà có đầy đủ chất dinh dưỡng và phù hợp theo lứa tuổi gà bằng cách phối trộn thêm tỉ lệ chất đạm lên khoảng 22% như: bột cá, bột đậu nành…và khoáng chất vào cám và sử dụng máy ép cám viên gia cầm để tạo viên cho gà, vịt... dễ ăn.
- Đảm bảo gia cầm có đủ nước sạch và nước ấm để uống, có thể bổ sung thêm chất điện giải, gluco, vitamin tổng hợp và men tiêu hóa để nâng cao sức đề kháng, tăng cường khả năng phòng chống rét cho vật nuôi
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thay chất độn chuồng, dọn dẹp phân, thức ăn, nước uống thừa, đảm bảo môi trường nuôi sạch sẽ, giảm bớt mầm bệnh
- Phun định kì thuốc tiêu độc, sát trùng bằng một trong các loại hóa chất: Virkon, Han-iodine, benkocid, rắc vôi bột…
- Thực hiện tiêm phòng vác xin định kì và đầy đủ cho gia cầm để phòng bệnh
- Cần theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của vật nuôi để có biện pháp xử lý hiệu quả khi vật nuôi có những biểu hiện bất thường hoặc bệnh dịch
- Trong trường hợp thời tiết giá rét, không nên thả gia cầm ra ngoài vườn hoặc bãi chăn thả, giữ ấm gia cầm trong chuồng và cho ăn đầy đủ cả ngày và đêm.
Trên đây, khomay3a.com vừa chia sẻ tới bà con cách phòng chống rét cho vật nuôi đầy đủ nhất đối với gia súc, gia cầm và thủy sản. Hi vọng với các thông tin hữu ích phía trên giúp bà con trang bị được những kiến thức cơ bản và đầy đủ để phòng chống rét hiệu quả trên đàn vật nuôi nhà mình. Chúc bà con thành công.
Công ty CPĐT Tuấn Tú
Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline : 02422050505 – 0914567869 – 0945796556 - 0984930099
Email: khomay3a@gmail.com
Website: khomay3a.com
Fanpage: https://web.facebook.com/Congtycpdaututuantu