8,800,000đ
11,800,000đ
49,000,000đ
9,900,000đ
17,900,000đ
7,200,000đ
5,000,000đ
Thủ tục xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc cập nhật mới nhất 2022
Bạn đang quan tâm tìm hiểu thủ tục xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc mới và chuẩn nhất hiện nay? Vậy thì, đừng bỏ qua bài viết dưới đây để cập nhật những thông tin mới nhất để hiểu rõ các quy định, nhằm giúp cho việc xuất khẩu thủy sản sang thị trường tỷ dân trở nên nhanh chóng và chuẩn xác hơn.
1. Bổ sung cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản vào danh sách được phép xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc
1.1. Đảm bảo đáp ứng điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm
Để được bổ sung vào danh sách được phép xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc, doanh nghiệp cần phải đảm bảo đáp ứng điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, được Chính phủ quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng cho từng loại hình sản xuất, chế biến, đặc biệt là Thông tư 47/2009/TT-BNNPTNT ban hành ngày 31/7/2009 dành riêng cho lĩnh vực sản xuất thủy sản, cùng với đó là Thông tư số 02/2012/TT-BNNPTNT ban hành ngày 9/1/2012, áp dụng cho các cơ sở sản xuất nước mắm, sản phẩm dạng mắm và thủy sản khô dùng để làm thực phẩm.
1.2. Gửi hồ sơ đăng ký thẩm định
Sau khi đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn, cơ sở sẽ gửi hồ sơ đăng ký thẩm định đến các chi cục quản lý chất lượng. Tùy theo từng địa phương mà doanh nghiệp có thể gửi đến một trong các địa chỉ sau:
- Các địa phương từ Hà Tĩnh trở ra: Cục quản lý chất lượng NLS&TS
- Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận: Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS Trung Bộ tại Nha Trang.
- Các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau: Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS Nam bộ tại TP.HCM.
Một bộ hồ sơ tiêu chuẩn áp dụng cho trường hợp đăng ký lần đầu sẽ bao gồm:
- Giấy đăng ký thẩm định điều kiện ATTP theo mẫu tại Phụ lục IIIA ban hành kèm theo Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT.
- Báo cáo hiện trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu tại biểu 1 Phụ lục IVA ban hành kèm theo Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT.
Đối với cơ sở sản xuất, chế biến thủy sản có kết quả thẩm định lần đầu không đạt cần bổ sung thêm báo cáo kết quả khắc phục các sai sót, được biên soạn theo mẫu tại Phụ lục VA ban hành kèm theo Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT.
1.3. Thông báo thời gian dự kiến thẩm định tại cơ sở
Trong vòng 3 ngày làm việc, Cục hoặc các Chi cục vùng trực thuộc sẽ tiến hành thông báo cho doanh nghiệp về thời điểm tiến hành thẩm định tại cơ sở, tuy nhiên thời điểm này sẽ không quá 7 ngày kể từ lúc nhận được hồ sơ hợp lệ từ doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam.
1.4. Thành lập đoàn thẩm định
Cục hoặc các Chi cục vùng trực thuộc sẽ ban hành quyết định thành lập đoàn thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của doanh nghiệp. Các nội dung chính trong quá trình thẩm định bao gồm:
- Điều kiện cơ sở vật chất.
- Trang thiết bị và nguồn nhân lực.
- Chương trình quản lý an toàn thực phẩm theo nguyên tắc HACCP.
- Thủ tục truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm.
- Lấy mẫu phân tích để đánh giá hiệu quả của quá trình kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm nếu cần.
1.5. Thông báo kết quả
Trong thời hạn 6 ngày làm việc kể từ thời điểm tiến hành thẩm định tại doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Cục hoặc các Chi cục vùng trực thuộc cần thông báo kết quả đến cơ sở như sau:
- Thông báo và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng với đó là mã số nhận diện đối với cơ sở có kết quả đạt hạng 1, 2 và 3.
- Gửi thông tin đăng ký và đề nghị Cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc bổ sung cơ sở vào danh sách được phép xuất khẩu hải sản sang Trung Quốc. Cơ sở sau đó chỉ được đăng ký để cấp chứng thư an toàn thực phẩm cho lô hàng xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc khi có sự thấp từ cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc.
- Tiến hành thông báo kết quả, yêu cầu cơ sở thực hiện và gửi báo cáo kết quả khắc phục đối với cơ sở không đạt (hạng 4).
2. Ghi nhãn cho sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc
Theo quy định và thủ tục xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc, các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này cần được ghi nhãn với các thông tin tối thiểu cần có như sau:
- Tên sản phẩm.
- Khối lượng tịnh.
- Ngày sản xuất.
- Thành phần.
- Thời hạn sử dụng.
- Điều kiện bảo quản.
- Tiêu chuẩn áp dụng.
- Tên, địa chỉ, mã số của cơ sở sản xuất.
3. Thẩm định, cấp chứng thư an toàn thực phẩm cho lô hàng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc
Tùy theo việc lô hàng xuất khẩu có nguồn gốc xuất xứ từ cơ sở thuộc danh sách ưu tiên hoặc không ưu tiên, các Trung tâm vùng thuộc Cục và Chi cục quản lý chất lượng sẽ tiến hành cấp chứng thư an toàn thực phẩm dựa trên việc kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm.
3.1. Đối với cơ sở thuộc danh sách ưu tiên
Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam thuộc danh sách ưu tiên là các cơ sở xếp hạng 1, 2 và không bị phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm trong thời gian tối thiểu 3 tháng kể từ ngày được thẩm định. Theo quy định, Cục và Chi cục quản lý chất lượng sẽ tiến hành cấp chứng thư an toàn thực phẩm, dựa vào kết quả của việc lấy mẫu thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm theo các tiêu chí sau:
- Chỉ tiêu thẩm tra áp dụng theo Danh mục chỉ tiêu ATTP, mức giới hạn cho phép theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc được Nafiqad trình Bộ NN-PTNT công bố theo Quyết định số 2864/QĐ-BNN-QLCL ngày 23/11/2011.
- Tần suất lấy mẫu đối với chế độ đặc biệt là 2 tháng 1 lần, đối với cơ sở hạng 1 là 1 tháng 1 lần, đối với cơ sở hạng 2 là 1 tháng 2 lần.
- Vị trí lấy mẫu là tại kho bảo quản sản phẩm.
- Trung tâm vùng sẽ thống nhất với cơ sở về kế hoạch thẩm tra gồm thời điểm lấy mẫu, loại mẫu, số lượng mẫu theo từng đợt.
Trong vòng 1 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được đầy đủ thông tin, trung tâm vùng sẽ tiến hành thẩm xét và rà soát kết quả thẩm tra, sau đó tiến hành cấp chứng thư an toàn thực phẩm cho lô hàng xuất khẩu tôm sang Trung Quốc.
3.2. Đối với cơ sở ngoài danh sách ưu tiên
Đối với các cơ sở ngoài danh sách ưu tiên, trung tâm vùng sẽ tiến hành thẩm định cấp chứng thư an toàn thực phẩm thông qua việc cử kiểm tra viên đến kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng trong vòng 2 ngày làm việc kể từ thời điểm chủ hàng đề nghị, hoặc theo thời gian đã được thống nhất giữa chủ hàng và trung tâm vùng.
Trong vòng 2 ngày kể từ khi lô hàng đã được xuất khẩu, chủ hàng tiến hành cung cấp chứng thư mẫu với đầy đủ thông tin theo yêu cầu cho Trung tâm vùng. Trong vòng 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông tin, Trung tâm vùng sẽ tiến hành cấp chứng thư an toàn thực phẩm nếu lô hàng đạt yêu cầu.
Trên đây là các quy định và thủ tục xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc mới nhất hiện nay, hy vọng rằng đã cung cấp cho bạn những thông tin thực sự hữu ích. Chúc bạn sẽ có những chuyến hàng thuận lợi sang thị trường bạn mà không gặp bất kỳ trở ngại nào trong quá trình thực hiện.