Hàng tốt - Giá tốt - Dịch vụ tốt
Điểm tựa thành công - giải phóng sức lao động cho nhà nông

Hotline 24/7
0945796556 - 0984930099

Sản phẩm nổi bật
-3% Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw
Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw

5,800,000đ6,000,000đ

-9% Máy xay sữa đậu nành 3A
Máy xay sữa đậu nành 3A370W

2,900,000đ3,200,000đ

-7% Máy xay bột khô gia đình
Máy xay bột khô gia đình 3A1Kg

3,800,000đ4,100,000đ

-10% Máy xay đậu nành tách bã
Thống kê truy cập
Online
133
Hôm nay
3,352
Trong tháng
49,772
Tổng cộng
9,354,576

Hướng dẫn mới nhất cách đăng ký xuất khẩu thực phẩm nguồn gốc thực vật vào thị trường Trung Quốc

04/03/2022 13:55
Từ năm 2022, Tổng cục Hải Quan Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất nước ngoài phải đăng ký khi xuất khẩu 18 nhóm thực phẩm vào thị trường Trung Quốc. Trong 18 nhóm thực phẩm này chủ yếu là nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Do vậy, để hiểu rõ hơn các thức ăn nào có nguồn gốc từ thực vật phải đăng ký? Cách đăng ký xuất khẩu thực phẩm nguồn gốc thực vật như thế nào? Đọc ngay bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi để có thông tin mới nhất.

Tại sao thực phẩm muốn xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc phải đăng ký?

Thực phẩm chính là nguồn cung cấp dưỡng chất cần thiết đối với mỗi con người. Thực phẩm hiện nay rất đa dạng, bao gồm: thức ăn, nước uống... Tuy nhiên, hiện nay con người phải đối mặt với vấn nạn thực phẩm bẩn, thực phẩm không đảm bảo an toàn, vệ sinh, không rõ nguồn gốc xuất xứ, tồn dư lượng thuốc trừ sâu…

 Tại sao thực phẩm muốn xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc phải đăng ký?

Trong khi đó, mặc dù công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đã có nhiều cải tiến nhưng vẫn chưa đủ triệt để xử lý các vấn nạn thực phẩm bẩn. Hơn nữa, công tác sản xuất, chế biến thực phẩm bẩn ngày càng tinh vi, còn nhịp sống công nghiệp hiện đại khiến con người vội vã rất khó để phát hiện đâu là thực phẩm sạch, thực phẩm bẩn.

Do đó, việc tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm là thực tế đặt ra ở nhiều quốc gia, không chỉ riêng Việt Nam. Vì thế mới đây, Tổng cục Hải Quan Trung Quốc quy định, từ năm 2022 các doanh nghiệp khi xuất khẩu thực phẩm nguồn gốc thực vật vào nước này phải đăng ký. 

Với yêu cầu phải đăng ký khi xuất khẩu thức ăn có nguồn gốc thực vật vào Trung Quốc, sau khi doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu thành công thì mỗi một sản phẩm sẽ được cấp một mã số riêng. Doanh nghiệp có nhiều sản phẩm sẽ được cấp các mã tương ứng. Cho phép 1 nhà máy sản xuất đăng ký nhiều sản phẩm không cho phép nhiều nhà máy sản xuất sử dụng 1 mã đăng ký.

Khi khai báo hải quan lô hàng thực phẩm, hồ sơ phải khai mã do Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp. Trường hợp chưa hoàn thành đăng ký thì lô hàng đó sẽ không được thông quan.

Do đó, để đáp ứng quy định này, các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm ở Việt Nam muốn xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc cần phải đăng ký trực tiếp hoặc ủy thác đại lý thực hiện đăng ký với Tổng cục Hải Quan Trung Quốc. Như vậy, đây sẽ là một thay đổi lớn trong thủ tục xuất khẩu thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật vào thị trường Trung Quốc.

 Hướng dẫn mới nhất cách đăng ký xuất khẩu thực phẩm nguồn gốc thực vật vào thị trường Trung Quốc

Các nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật cần phải đăng ký xuất khẩu

Để thuận tiện cho các doanh nghiệp, sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có văn bản hướng dẫn cụ thể về các thực phẩm cần phải đăng ký thông qua Cục Bảo vệ thực vật. Trong 18 nhóm thực phẩm bắt buộc phải đăng ký thì các thức ăn có nguồn gốc từ thực vật bao gồm:

  • Ngũ cốc: Là tất cả các sản phẩm được làm từ phần hạt, rễ, củ của các loại cây trồng ngũ cốc và khoai; các sản phẩm từ hạt của các loại cây thân thảo sau khi chế biến thô, ví dụ như: gạo, yến mạch, cao lương.
  • Sản phẩm bột ngũ cốc: Trừ các sản phẩm theo phạm vi quản lý của Bộ Công Thương thì các sản phẩm dạng bột mịn, được làm từ hạt, rễ, củ các loại cây trồng như trái cây, quả hạch... thành bột ăn được.
  • Các loại rau tươi, rau tách nước và đậu khô: các loại rau tươi được chế biến bằng cách giữ tươi, khử nước, sấy khô và đậu khô.
  • Gia vị nguồn gốc tự nhiên: Hạt, hoa, rễ, thân, lá, vỏ hoặc toàn cây, có thể được sử dụng trực tiếp với công dụng làm thơm, tạo mùi và gia vị.
  • Quả hạch: Tức các loại hạt của cây thân gỗ có vỏ cứng, bao gồm quả óc chó, hạt dẻ, hạt mơ, hạt hạnh nhân, quả hồ đào, hạt dẻ cười, hạt torreya grandis, hạt mắc-ca và hạt thông…
  • Các loại hạt thực vật: Dưa, quả, rau bao gồm cả hạt dưa hấu và hạt bí ngô.
  • Trái cây khô: dùng để chỉ các sản phẩm trái cây tươi được sấy khô bằng quá trình phơi nắng, sấy khô và các quá trình khử nước khác.
  • Hạt cà phê và cacao chưa rang.

Các doanh nghiệp phải đăng ký xuất khẩu thực phẩm nguồn gốc thực vật với ai?

Các doanh nghiệp dưới đây phải đăng ký thông qua Cục Bảo Vệ thực vật để được xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Trung Quốc:

  • Doanh nghiệp sản xuất/ chế biến.
  • Doanh nghiệp kho lạnh.
  • Doanh nghiệp kho thường.

Còn các doanh nghiệp thương mại hoặc đại lý xuất khẩu thực phẩm khác sẽ phải tự đăng ký thông qua trang web: http://ire.customs.gov.cn/. Sau khi đăng ký thành công sẽ nhận được mã số dùng để kiểm tra quy trình nộp hồ sơ và sửa đổi thông tin hồ sơ đăng ký. Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ lưu hồ sơ và công bố danh sách trên website.

Chi tiết các bước đăng ký xuất khẩu thực phẩm nguồn gốc thực vật vào Trung Quốc từ năm 2022

Bước 1: Các doanh nghiệp đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp tài khoản bằng việc cung cấp các thông tin sau bằng tiếng Anh qua email qlattpmt.bvtv@mard.gov.vn:

  • Username:
  • Password:
  • Số đăng ký doanh nghiệp hoặc mã số thuế:
  • Workplace: Tên doanh nghiệp bằng tiếng Anh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Contacts: Tên người liên lạc, số điện thoại, địa chỉ email liên hệ.
  • Loại hàng hóa dự định xuất khẩu:
  • Loại hình doanh nghiệp:

Bước 2: Cục Bảo vệ thực vật thực hiện việc cấp tài khoản cho Doanh nghiệp

Cục Bảo vệ thực vật đăng ký tài khoản cho doanh nghiệp trên website https://cifer.singlewindow.cn và thông báo cho Doanh nghiệp username và password

Bước 3: Doanh nghiệp thực hiện đăng ký online

- Doanh nghiệp sử dụng account và password được Cục Bảo vệ thực vật thông báo tại bước 2 để truy cập website https://cifer.singlewindow.cn và thực hiện việc đăng ký xuất khẩu thức ăn có nguồn gốc từ thực vật sang Trung Quốc. Mỗi một lần đăng ký được 1 nhóm sản phẩm theo phân loại của Tổng cục hải quan Trung Quốc. Nếu đăng ký nhóm 2 trở đi, thực hiện từ đầu như đăng ký lần 1.

- Hồ sơ đăng ký bao gồm:

a/ Các giấy tờ do Tổng cục hải quan Trung Quốc yêu cầu gồm:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bản cam kết của doanh nghiệp (theo mẫu số 1)
  • Sơ đồ sản xuất Các giấy tờ nêu trên cần được ký tên, đóng dấu theo quy định và đính kèm bản scan khi đăng ký online.

b/ Các giấy tờ do Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu để xác nhận cho Doanh nghiệp theo yêu cầu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc đối với cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, gồm:

1. Một trong các loại giấy chứng nhận sau:

  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm quy định tại Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT.
  • Bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
  • Giấy chứng nhận Thực hành sản xuất tốt (GMP).
  • Giấy chứng nhận Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP).
  • Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000.
  • Giấy chứng nhận Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS).
  • Giấy chứng nhận Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC).
  • Giấy chứng nhận Hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000).
  • Hoặc giấy chứng nhận tương đương.

2. Bản thuyết minh điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của Doanh nghiệp (theo mẫu số 2).

3. Bản xác nhận kiểm dịch thực vật của Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp tỉnh/thành phố theo thẩm quyền quản lý quy định tại Thông tư 35/2015/TTBNNPTNT quy định về kiểm dịch thực vật nội địa (theo mẫu số 3).

Các giấy tờ nêu trên cần được ký tên, đóng dấu theo quy định và gửi bản scan về Cục Bảo vệ thực vật qua email qlattpmt.bvtv@mard.gov.vn.

Ghi chú: Khi Tổng cục Hải quan Trung Quốc có những thay đổi về yêu cầu đăng ký, Cục Bảo vệ thực vật sẽ có những điều chỉnh thích hợp để phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng các yêu cầu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Bước 4: Sau khi kiểm tra hồ sơ, Cục Bảo vệ thực vật sẽ gửi hồ sơ tới Tổng cục Hải quan Trung Quốc nếu hồ sơ đạt yêu cầu.

Bước 5: Doanh nghiệp theo dõi quá trình đăng ký và nhận phản hồi của Cục Bảo vệ thực vật và Tổng cục Hải quan Trung Quốc trực tiếp trên website.

Với những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về việc tại sao phải đăng ký khi xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Trung Quốc, các thức ăn có nguồn gốc thực vật phải đăng ký xuất khẩu cũng như cách đăng ký xuất khẩu thực phẩm nguồn gốc thực vật vào thị trường Trung Quốc năm 2022. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nếu bạn còn băn khoăn nhé.

 

Tin mới nhà nông

THƯ CHÚC TẾT
THƯ CHÚC TẾT
09/02/2024 09:23
0984930099