Hàng tốt - Giá tốt - Dịch vụ tốt
Điểm tựa thành công - giải phóng sức lao động cho nhà nông

Hotline 24/7
0945796556 - 0984930099

Sản phẩm nổi bật
-3% Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw
Máy làm sữa đậu nành 3A1,5Kw

5,800,000đ6,000,000đ

-9% Máy xay sữa đậu nành 3A
Máy xay sữa đậu nành 3A370W

2,900,000đ3,200,000đ

-7% Máy xay bột khô gia đình
Máy xay bột khô gia đình 3A1Kg

3,800,000đ4,100,000đ

-10% Máy xay đậu nành tách bã
Thống kê truy cập
Online
223
Hôm nay
3,470
Trong tháng
49,890
Tổng cộng
9,354,694

Đăng ký sản phẩm Ocop - Hướng dẫn chi tiết, đầy đủ cách làm hồ sơ mới nhất 2022

02/04/2022 16:56
OCOP hay chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” là chương trình nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực bao gồm trí tuệ, sự sáng tạo, nguồn lao động, nguyên vật liệu, văn hóa địa phương và cả giá trị gia tăng. Từ khi chương trình này ra đời đã giúp tập trung được vào các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của địa phương và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Trong bài viết này chúng tôi chia sẻ thủ tục hồ sơ đăng ký sản phẩm OCOP để giúp những ai có nhu cầu đăng ký thực hiện dễ dàng hơn.  

1. Yêu cầu hồ sơ đánh giá sản phẩm OCOP

Quy trình đăng ký sản phẩm OCOP ở mỗi cấp huyện, tỉnh, quốc gia sẽ có những yêu cầu hồ sơ sản phẩm OCOP khác nhau. Cụ thể như sau:

 Yêu cầu hồ sơ đánh giá sản phẩm OCOP

1.1. Hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện

* Yêu cầu bắt buộc

  • Phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm, mẫu đăng ký sản phẩm OCOP theo mẫu mới nhất. 
  • Phương án, kế hoạch kinh doanh sản phẩm theo mẫu mới nhất. 
  • Giới thiệu cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. 
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh bao gồm bản sao có công chứng, giấy tờ chứng minh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hợp pháp. 
  • Sản phẩm mẫu tối thiểu 5 đơn vị ngoại trừ sản phẩm dịch vụ. 

* Yêu cầu tài liệu chứng minh bổ sung

  • Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất bao gồm bản sao có công chứng. 
  • Công bố chất lượng sản phẩm với bản sao tài liệu để chứng minh sản phẩm đảm bảo đúng chất lượng như công bố. 
  • Tiêu chuẩn sản phẩm với bản sao tài liệu, chứng minh tiêu chuẩn sản phẩm được công bố. 
  • Phiếu kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn công bố bao gồm bản sao tài liệu chứng minh đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. 
  • Mã số, mã vạch, tem nhãn chứng minh nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý,… bao gồm bản sao tài liệu, chứng minh mã, tem thuộc sở hữu thương hiệu. 
  • Nguồn gốc nguyên liệu bao gồm bản sao các tài liệu như giấy xác nhận, hợp đồng, hóa đơn, chứng minh mua bán nguyên vật liệu, hợp đồng, thỏa thuận liên kết,…
  • Bảo vệ môi trường với bản sao giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, cam kết đánh giá tác động môi trường. 
  • Bản sao các tài liệu hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, kiểm soát chất lượng. 
  • Bản sao chứng minh hoạt động kế toán của doanh nghiệp. 
  • Bản sao hợp đồng, cam kết, giấy xác nhận phân phối sản phẩm, xuất khẩu sản phẩm, hoạt động xúc tiến thương mại.
  • Bản sao giấy tờ, hình ảnh, video, ghi âm,… chứng minh câu chuyện sản phẩm. 
  • Bản sao chứng minh hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm theo từng lô sản xuất. 
  • Bản sao chứng minh các thành tích, giải thưởng, bình chọn của tổ chức uy tín trong nước và quốc tế về sản phẩm của doanh nghiệp. 

 Hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện

1.2. Hồ sơ đăng ký đánh giá sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Phần hồ sơ sản phẩm OCOP này sẽ được ban ngành liên quan cấp huyện chuẩn bị với thủ tục gồm:

  • Công văn gửi ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
  • Biên bản đánh giá của hội đồng cấp huyện. 
  • Hồ sơ sản phẩm

1.3. Hồ sơ đăng ký đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Thủ tục đăng ký OCOP cấp quốc gia sẽ do ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuẩn bị gồm các loại giấy tờ sau:

  • Công văn gửi bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. 
  • Biên bản đánh giá của hội đồng cấp tỉnh. 
  • Quyết định phê duyệt kết quả chấm điểm cùng chứng nhận đạt sao của sản phẩm.
  • Hồ sơ sản phẩm OCOP. 
  • Các văn bản xác nhận kiểm tra, kiểm nghiệm, bổ sung của cấp tỉnh. 

1.4. Hồ sơ đề xuất, phê duyệt sản phẩm cấp quốc gia

Toàn bộ thủ tục này sẽ do bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chuẩn bị bao gồm:

  • Biên bản đánh giá của hội đồng cấp trung ương. 
  • Dự thảo quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia. 
  • Hồ sơ sản phẩm.
  • Các văn bản xác nhận kiểm tra, kiểm nghiệm bổ sung cấp trung ương. 

2. Danh sách sản phẩm được đăng ký sản phẩm OCOP

Để thực hiện thủ tục đăng ký OCOP thì loại sản phẩm đó phải đặc trưng, truyền thống và gắn bó với cộng đồng địa phương. Danh mục các sản phẩm OCOP hiện nay bao gồm 6 nhóm ngành là:

2.1. Nhóm ngành thực phẩm

  • Thực phẩm tươi sống: Bao gồm các loại rau, củ, qua, hạt tươi và thịt, trứng, sữa tươi. Các loại sản phẩm này do bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì quản lý. 
  • Thực phẩm thô, sơ chế: Bao gồm gạo, ngũ gốc, mật ong, các loại sản phẩm từ mật ong. Các loại sản phẩm này do bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì quản lý. 
  • Thực phẩm chế biến: Bao gồm các loại đồ ăn nhanh do bộ Công thương chủ trì quản lý, đồ ăn được chế biến từ gạo, ngũ cốc, từ rau, củ, quả, hạt, đồ ăn được chế biến từ thịt, trứng, sữa, đồ ăn được chế biến từ thủy, hải sản do bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì quản lý.
  • Nhóm gia vị: Gồm tương, nước mắm, các loại gia vị khác do bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì quản lý.
  • Nhóm chè: Gồm các loại chè tươi và chè đã qua chế biến do bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì quản lý.

Danh sách sản phẩm được đăng ký sản phẩm OCOP 

2.2. Ngành đồ uống

  • Đồ uống có cồn: Bao gồm các loại rượu trắng cũng như các loại đồ uống có cồn do bộ Công thương chủ trì quản lý. 
  • Đồ uống không cồn: Bao gồm các loại nước khoáng thiên nhiên, nước uống tinh khiết do bộ y tế làm chủ trì quản lý và các loại đồ uống không cồn khác do bộ Công thương chủ trì quản lý. 

2.3. Ngành thảo dược

  • Nhóm thực phẩm chức năng, thuốc từ dược liệu, thuốc y học cổ truyền được chủ trì quản lý bởi bộ Y tế.
  • Nhóm mỹ phẩm do bộ Y tế chủ trì quản lý. 
  • Nhóm trang thiết bị, dụng cụ y tế do bộ Y tế chủ trì quản lý. 
  • Nhóm thảo dược do bộ Y tế chủ trì quản lý. 

2.4. Ngành thủ công mỹ nghệ, trang trí

  • Nhóm thủ công mỹ nghệ trang trí do bộ Khoa học và công nghệ chủ trì quản lý. 
  • Nhóm thủ công mỹ nghệ gia dụng do bộ Khoa học và công nghệ chủ trì quản lý.

2.5. Ngành vải, may mặc

Là các sản phẩm thuộc ngành vải, may mặc do bộ Công thương chủ trì quản lý. 

2.6. Ngành dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng

Là nhóm dịch vụ du lịch, truyền thống, lễ hội do bộ văn hóa thể thao và du lịch chủ trì quản lý. 

Còn tùy vào mỗi địa phương khác nhau, điều kiện và lợi thế riêng mà lựa chọn sản phẩm độc đáo, mang nét đặc trưng riêng của từng nơi để phát triển các sản phẩm OCOP. Thông qua đó thúc đẩy nền kinh tế, sự sáng tạo và niềm tự hào của cộng đồng. 

3. Cách xác định tiềm năng sản phẩm OCOP 

Thực tế cho thấy, không phải đăng ký sản phẩm OCOP nào cũng thành công. Bởi sản phẩm đó đòi hỏi phải độc đáo, có tiềm năng lợi. Vậy làm thế nào để xác định được tiềm năng sản phẩm OCOP?

 Cách xác định tiềm năng sản phẩm OCOP

3.1. Tính đặc sắc, độc đáo của sản phẩm

  • Chất lượng: Một sản phẩm có chất lượng hay không thể hiện ở mặt giá trị sử dụng mà nó mang lại, nhất là với các sản phẩm đặc sản, truyền thống mang tính địa phương, được hình thành với sự tham gia của cộng đồng. Nếu như sản phẩm đã hình thành được yếu tố này thì dễ dàng đánh giá được, nhưng nếu là sản phẩm mới bạn cần phải chọn những sản phẩm chất lượng, được chế biến từ các nguyên liệu của địa phương.
  • Văn hóa, truyền thống: Để xác định được điều này bạn có thể đặt ra các câu hỏi như sản phẩm đó có mang bản sắc văn hóa, truyền thống đặc trưng gì hay không? Bản sắc văn hóa truyền thống thể hiện như thế nào trong sản phẩm? Liệu nó có đủ hấp dẫn để khách hàng bỏ tiền ra mua?
  • Sự độc đáo của sản phẩm: Đây là yếu tố bạn cần quan tâm đối với sản phẩm được xuất phát từ ý tưởng mới, nó có sự khác biệt gì so với sản phẩm cùng loại?

3.2. Nguyên liệu

Nguyên liệu sản phẩm OCOP được xác định thông qua 2 yếu tố đó là:

  • Nguyên liệu mang tính đặc trưng, là sản phẩm lợi thế của địa phương.
  • Khả năng dễ đáp ứng yêu cầu sử dụng nguyên liệu địa phương theo Quyết định 781/QĐ-TTg.

Dựa vào 2 yếu tố trên để xem xét chủ thể có chủ động được nguồn nguyên liệu không, nguyên liệu có sẵn tại công động hay phải mua từ nơi khác, có đảm bảo số lượng nguyên liệu không, nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu có rõ ràng,…

 Hồ sơ đăng ký sản phẩm ocop

3.3. Công nghệ sản xuất

Công nghệ sản xuất sản phẩm cũng là yếu tố bạn cần quan tâm. Theo đó, công nghệ được quyết định bởi 2 yếu tố là quy trình kỹ thuật áp dụng và công nghệ máy móc, thiết bị. Bạn cần lưu ý các kỹ thuật, công nghệ truyền thống để lưu trữ và bảo tồn. 

3.4. Thị trường

Tiềm năng về thị trường, nhu cầu của người dùng gắn liền với đặc tính của sản phẩm. Hãy đặt ra những câu hỏi như sản phẩm có được người dùng sử dụng thường xuyên hay không, nó có mang tính thời điểm như lễ, tết, làm quà tặng,… Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý đến tính cạnh tranh của sản phẩm, xem xét thị trường có sản phẩm cạnh tranh, sản phẩm thay thế hay không,… Mục đích của việc làm này là đánh giá thị trường sản phẩm, đối tượng sử dụng, qua đó hoàn thiện sản phẩm đăng ký sản phẩm OCOP, tổ chức sản xuất và xúc tiến thương mại. 

3.5. Tiềm năng sáng tạo

Dựa vào các yếu tố bên dưới để xác định tiềm năng sáng tạo của sản phẩm, cụ thể là:

  • Sản phẩm dựa vào nguồn nguyên liệu địa phương, khai thác lợi thế và chất lượng của nguyên liệu. 
  • Nâng cao chất lượng sử dụng bằng các yếu tố như công nghệ, an toàn thực phẩm, quy trình sản xuất,…
  • Dựa vào các yếu tố về giá trị sản phẩm như quà tặng, quà biếu,… nhằm tiếp cận khách hàng. 
  • Tổ chức thị trường gắn liền với các khía cạnh như du lịch, kênh bán hàng,… để xác định tiềm năng sản phẩm.

3.6. Yếu tố khác

Bên cạnh những yếu tố trên thì còn có các vấn đề như khâu tổ chức gắn với cộng đồng, người lao động địa phương, liên kết sản xuất của doanh nghiệp hay hợp tác xã, những khó khăn, nhu cầu cần sự hỗ trợ của nhà nước để phát triển sản phẩm,… để đánh giá tiềm năng sản phẩm OCOP.

Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây bạn đọc có thể nắm rõ hồ sơ đăng ký sản phẩm OCOP như thế nào, các sản phẩm OCOP gồm những loại nào, cách đánh giá tiềm năng sản phẩm OCOP ra sao,… Đừng quên ghé thăm chuyên trang của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều bài viết chia sẻ hấp dẫn khác.  

 

Tin mới nhà nông

THƯ CHÚC TẾT
THƯ CHÚC TẾT
09/02/2024 09:23
0984930099