8,800,000đ
11,800,000đ
49,000,000đ
9,900,000đ
17,900,000đ
7,200,000đ
5,000,000đ
Cách nấu chè thập cẩm miền Trung - Bật mí công thức từ nhà hàng kinh doanh
Chè thập cẩm Bắc - Trung - Nam đều là một món chè có sự kết hợp của nhiều vị. Nhưng mỗi miền lại có những vị khác nhau, cách nấu không giống nhau tạo nên nét ẩm thực, đặc sản riêng biệt. Ở bài viết này, góc nhà bếp sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách nấu chè thập cẩm miền Trung với đặc trưng là bột lọc bọc dừa, đậu đỏ… Cuối tuần rảnh rỗi chị em có thể nấu để cả nhà cùng thưởng thức hoặc nấu để mở quán kinh doanh chè thập cẩm đảm bảo sẽ rất đắt khách.
CÁCH NẤU CHÈ THẬP CẨM MIỀN TRUNG ĐÚNG VỊ, KINH DOANH ĐẮT KHÁCH
Nguyên liệu nấu chè thập cẩm miền Trung
- 200gr đậu đỏ
- 200gr đậu xanh
- 100gr bột năng
- 100gr bột nếp hoặc bột mì
- 50gr đậu phộng
- 1 lọ nước cốt dừa
- 2gr bột trà xanh
- 1 gói bột rau câu dẻo
- 50gr dừa già tươi
- 50gr dừa tươi nạo sợi
- 250gr đường trắng
Các nguyên liệu trên đây sử dụng để nấu trong gia đình. Trong cách nấu chè thập cẩm để bán, tùy thuộc vào quy mô kinh doanh của quán mà bạn cân đo đong đếm nguyên liệu cho phù hợp, đủ đến bán hết trong một ngày.
Các bước nấu chè thập cẩm miền Trung
Bước 1: Nấu đậu đỏ
Đậu đỏ đem rửa, vớt hết hạt lép, hạt thối, ngâm với nước khoảng 3 - 4 tiếng để hạt nở đều, khi ninh sẽ nhanh chín hơn.
Cho đậu vào nồi nấu + 600ml nước, vặn lửa nhỏ, nấu chín. Khi đậu mềm thì cho đường kính trắng vào nấu cùng. Vặn lửa nhỏ, đun thêm 15 - 20 phút thì tắt bếp, cho ra bát.
Lưu ý cần thường xuyên đảo để đậu không bị dính và cháy ở dưới đáy nồi.
Bước 2: Nấu đậu xanh
Dùng đậu xanh đã tách vỏ, ngâm nước ấm khoảng 30 phút đến 1 tiếng để hạt đậu mềm.
Bắc nồi lên bếp, đổ nước ngập mặt khoảng 1 đốt ngón tay, đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa, nấu tiếp khoảng 10 - 15 phút đến khi hạt đậu chín thì cho 50gr đường vào cùng, khuấy cho tan hết.
Trong khi đợi đậu chín thì bạn pha 1 thìa bột năng + ½ bát nước khuấy đều các nguyên liệu, đến khi đậu xanh chín thì đổ vào nồi, khuấy đều lên. Hỗn hợp sẽ sánh quyện lại rất nhanh, nấu đến khi nồi đậu xanh sôi trở lại thì tắt bếp, cho ra bát tô.
- Xem thêm: Cách nấu sữa bắp ngon tại nhà - Bật mí công thức chuẩn vị nhà hàng
Bước 3: Làm bột lọc bọc dừa (trân châu)
Bột lọc bọc dừa chính là điểm riêng biệt của món chè thập cẩm miền Trung. Dừa tươi già đẹp cắt thành từng miếng hạt lựu nhỏ.
Dùng bột năng và bột nếp cho ra tô lớn, cho thêm đường kính trắng vào. Đun sôi một chút nước, khi nước sôi già thì đổ vào tô đựng bột. Cho từng chút nước 1, trộn đều. Dùng tay nhào nhanh tay đến khi bột thành một khối mịn, dẻo, không bị dính tay thì được.
Chia bột thành từng viên nhỏ, để miếng dừa tươi đã cắt hạt lựu vào bên trong, bọc lại thật kín, vo thành viên tròn, mịn.
Bắc một nồi nước lên bếp, đun sôi. Khi nước sôi thì cho lần lượt từng viên trân châu vào nồi. Tiếp tục luộc đến khi viên trân châu chín, chuyển sang màu trắng trong, có thể nhìn thấy dừa thì vớt ra, ngâm ngay vào âu nước lạnh khoảng 5 phút thì vớt ra bát.
Bước 4: Làm thạch rau câu
Dùng 500ml nước + 5g bột rau câu dẻo cho vào nồi. Vừa cho bột rau cầu vừa khuấy đều để bột tan hết. Cho 20ml nước vào 5gr bột trà xanh, khuấy đều cho tan hết nước.
Đun sôi nồi nước rau câu, vừa đun vừa khuấy để không bị bết dính dưới đáy nồi. Khi nước sôi thì cho nước trà xanh vào + 50gr đường. Hạ lửa nhỏ, đun đến khi nước sôi trở lại, đường tan hết thì tắt bếp, cho ra hộp đựng.
Để thạch nguội bớt rồi cho vào tủ lạnh 1 - 2 tiếng cho đông lại. Khi thạch đông lại, cắt thành từng miếng vừa ăn.
Bước 5: Làm đậu phộng rang
Đậu phộng (lạc) cho lên chảo rang giòn thì tắt bếp. Bóc hết vỏ lạc, đem giã nhỏ vừa phải.
Bước 6: Hoàn thành và thưởng thức
Chuẩn bị đá lạnh. Nếu nấu cho gia đình cùng thưởng thức thì bạn có thể lấy đá viên đông lạnh vào vào chè. Còn đối với những quán kinh doanh chè thập cẩm, sinh tố, quán trà sữa thì nên sử dụng Máy xay đá tuyết 3A300W để hoàn thiện đồ uống phục vụ khách hàng. Toàn bộ phần thân và lưỡi bào được làm bằng inox cao cấp 100% an toàn sạch sẽ, tuổi thọ bền lâu.
Cuối cùng cho đậu đỏ, đậu xanh, thạch rau câu, trân châu, đá bào vào cốc, rưới một chút nước cốt dừa, rắc lên bên trên đậu phộng rang, dừa tươi nạo sợi là có thể thưởng thức.
Bonus thêm: Cách nấu chè thập cẩm Huế đúng điệu
Riêng ở Huế, người Huế lại có công thức nấu chè thập cẩm khác một chút. Cũng vẫn sử dụng nguyên liệu chính là đậu xanh, đậu đỏ, dừa nám. Song lại có điểm khác biệt ở cách làm đậu xanh. Ngoài ra, người Huế còn tự sên nước cốt dừa tươi thay vì mua sẵn. Cách làm này sẽ giúp món chè ngậy, ngon vừa có mùi của lá dứa, vừa có vị béo của dừa tươi.
- Đậu xanh:
Sau khi ngâm thì hấp chín, chia làm 3 phần.
1 phần thì tán nhuyễn trộn với sữa tươi không đường + đường rồi cho lên chảo sên nhỏ lửa. Sên và đảo đều đến khi đậu quyện lại thì cho thêm một chút vani, đảo đều. Thử bằng tay nếu đậu không dính tay thì tắt bếp, để nguội, viên thành từng viên tròn, đường kính khoảng 2cm.
2 phần còn lại đem nấu với bột năng và đường như cách làm ở trên.
- Nấu sữa dừa:
Đun lá dứa đến khi sôi, nước chuyển màu thì vớt lá dứa ram cho đường + sữa đặc/ sữa tươi + đường + vài hạt muối vào. Khuấy đều và đun đến khi sôi thì tắt bếp, bắc ra, để nguội.
Trên đây là cách nấu chè thập cẩm miền Trung vô cùng đơn giản mà lại thơm ngon. Đây được xem là đồ ăn vặt được giới trẻ đặc biệt yêu thích trong những ngày hè nóng bức. Nếu ở đang ở miền Bắc hoặc ở miền Nam thì bạn hoàn toàn có thể mở quán kinh doanh chè thập cẩm miền Trung để thực khách có thể thưởng thức. Chúc bạn thành công!